Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi
155.113 167.132 198.354
Cung cấp, cải tạo một số cơ sở vật chất
38.122 39.001 45.135
Tổng 193.235 206.133 243.489
Nguồn: Tính Tốn từ số liệu của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Khoản vốn NSNN được đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp được thống kê trên đây bao gồm các khoản: Đầu tư xây dựng, cải tạo trạm bơm; nạo vét, kè chống xói lở kênh mương; xây dựng hệ thống đường ống cho vùng sản xuất rau màu; cứng hóa mặt đê, nâng cấp và xử lý một số đoạn kè; xây dựng và nâng cấp một số hệ thống cống đập nội đồng…gọi chung là khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Khoản đầu tư này của NSNN trong giai đoạn 2018 đến 2020 có xu hướng tăng, mặc dù mức độ tăng khác nhau qua từng năm, do đặc thù của nội dung đầu tư. Năm 2020 xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi được đầu tư 198.354 triệu đồng tăng 15,74% so với năm 2019. Vốn đầu tư cho cơ sở vật chất năm 2020 đạt 45.135 triệu đồng tăng 13,59% so với năm 2019. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi của nông nghiệp năm 2020 đạt 243.489 triệu đồng tăng 50.254 triệu đồng so với năm 2018. Đây là những con số rất khả quan cho thấy sự quân tâm của nhà nước về phát triển nông nghiệp ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh đó, Nhằm thu hút đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế nông thôn ổn định, bền vững, Thái Thụy đã thành lập 7 cụm cơng nghiệp, trong đó tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh như: chế biến thủy hải sản, may mặc, chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất máy móc phục vụ nơng nghiệp. Huyện hiện có 528 doanh nghiệp (2 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), sản xuất kinh doanh các lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; giải quyết việc làm cho 41.929 lao động trên địa bàn, qua đó góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người lên 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,82%.
2.2.3. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp
Cơng tác tun truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cơ chế chính sách phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện được đẩy mạnh. Các cấp, các ngành đã tổ chức nhiều lớp học, quán triệt, tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng bằng nhiều hình thức giúp cho cán bộ, nhân dân hiểu rõ hơn về vị trí, vai trị, tác dụng của các cơng cụ pháp luật, các chính sách phát triển nơng nghiệp từ đó nâng cao ý thức chấp hành. Các cơ quan Báo Thái Bình, Đài phát thanh truyền hình Thái Bình và các đơn vị làm cơng tác tun truyền đã tích cực thực hiện truyền tải thơng tin pháp luật, những chính sách, kế hoạch. Trường Chính trị Thái Bình, Trường đại học Thái Bình có nội dụng giảng dạy những kiến thức về nông nghiệp, những kiến thức về hợp tác xã, những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế nông nghiệp. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Liên minh hợp tác xã tỉnh, huyện đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Luật Hợp tác năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ – CP ngày 11/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số luật hợp tác xã. Thông tư số 03/2014/TT – BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng kí hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động hợp tác xẫ cho cán bộ quản lý, điều hành hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, huyện.
2.2.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp là một thành phần kinh tế gồm nhiều hoạt động, do đó QLNN Nơng nghiệp là nhiệm vụ của cả bộ máy. Nông nghiệp chịu sự chi phối của hầu hết các bộ luật, chịu sự quản lý các bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, tại nội dung này chỉ xem xét bộ máy QLNN trên góc độ quản lý trực tiếp của các cơ quan đã được phân cấp quy định. Theo đó, các cơ quan QLNN Nông nghiệp trực tiếp bao gồm:
nhiệm, quyền hạn cụ thể từng Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan liên quan; ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về Nơng nghiệp. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển Nông nghiệp trong từng giai đoạn do ngân sách trung ương đảm bảo; chỉ đạo xử lý, giải quyết các vi phạm, vấn đề vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Là cơ quan QLNN về Nơng nghiệp
trên phạm vi cả nước có quyền hạn, trách nhiệm:
Xây dựng, ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách, pháp luật, chứng nhận, xác nhận liên quan về Nông nghiệp.
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phát triển Nông nghiệp.
Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự tốn kinh phí hoạt phát triển nơng nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt..
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy hoạch, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của Nông nghiệp; xử lý kiến nghị của các địa phương về hoạt động phát triển nông nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Phê duyệt quy hoạch, các cơ chế, chính sách, kế hoạch hoạt động phát triển Nơng nghiệp, đề xuất đầu tư nông nghiệp theo đối tác cơng tư sau khi có ý kiến của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn;
Ban hành Quy chế phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý nông nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp;
Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật khi thực hiện các chương trình,dự án phát triển nơng nghiệp; chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động phát triển nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
UBND cấp huyện:
Đề nghị quy hoạch, thành lập, mở rộng hoạt động nông nghiệp trên địa bàn; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho phát triển Nông nghiệp.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn trực thuộc hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhà ở nông dân , thủ tục triển khai đầu tư vào Nông nghiệp.
Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyềt giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong nông nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) theo quy định, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngồi Nơng nghiệp; phê duyệt, thực hiện kế hoạch di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hoạt động phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách về nơng nghiệp theo thẩm quyền; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về hoạt động nông nghiệp.
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, Thái Bình
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp
Nhờ có những kế hoạch, chính sách phát triển nơng nghiệp của ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện mà giai đoạn 2018-2020 tình hình phát triển kinh tế huyện đạt được những kết quả tích cực. Giá trị sản xuất tăng năm 2019 đạt 23779,91 tỷ đồng tăng 13,13% so với năm 2018 đến năm 2020 tăng lên 25845,96 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2019 đạt 14.5220,10 tỷ đồng giảm 0,16% so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 15024,08 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2019 : Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22,3% ; Công nghiệp, TTCN, XDCB chiếm 58,1%; Thương mại, Dịch vụ chiếm 19,6%.