6. Kết cầu khóa luận tốt nghiệp
3.3. Kiến nghị nhà nước và hiệp hội dệt may
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
- Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải luôn tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật. Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho mọi tác nhân kinh tế thơng qua chính sách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền là vấn đề bức bách có tính chất thời sự đối với đất nước ta hiện nay.
- Đảm bảo sự ổn định Chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Sự ổn đinh chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống mức thấp nhất… chúng ta đã thu hút được rất lớn nguồn đầu tư nước ngoài vào trong nước và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Nhà nước nên tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp để phát triển ngành công nghiệp dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản nhưng mang lại tính tổng hợp cao bởi nó cần sự phối hợp của Chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hóa. Về mặt pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ phải được
xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tùy tiện được tối thiểu hóa, hệ thống thuế phải đơn giản, khơng tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải cơng bằng hiệu quả.
- Nhà nước cần khẩn cấp có các biện pháp hạn chế việc nhập lậu hàng may mặc vào Việt Nam vì nó sẽ gây ra sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái… bằng việc thực hiện tốt các công tác bảo hộ bản quyền. Hạn chế 100% vốn nước ngồi đầu tư vào ngành may thơng qua việc kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép đầu tư vốn nước ngoài vào ngành.
- Hỗ trợ doanh nghiệp may tiếp xúc mở rộng thêm nhiều thị trường tiềm năng, cung cấp thông tin về về các thị trường mới trong doanh nghiệp, cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian giao nhận và thanh lý hợp đồng.
- Thúc đẩy công tác đàm phán hiệp định mậu dịch tự do Asean - EU. Đây là cơ hội tốt để các thành viên hai bên tìm ra những lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại.
- Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng ngun liệu, trồng bơng; đầu tư các cơng trình xử lý nước thải; quy trình quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với cục công nghiệp mới.
- Nghiên cứu sửa đổi một số nội dung trong lớn lao động đến mức khống chế thời gian đăng ca; điều kiện tinh giảm lao động… để giúp doanh nghiệp có điều kiện giảm giá thành và tăng hiệu quả quản lý.
3.3.2. Kiến nghị với hiệp hội may mặc
- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp may trong hiệp hội. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các doanh nghiệp và hiệp hội nhằm tìm hiểu, đề ra xu hướng phát triển chung từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành.
- Tăng cường nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng áo jacket, nghiên cứu mẫu mã, thông tin thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may. Bản thân hiệp hội phải là tấm gương đi đầu trong việc thiết kế mẫu hàng dệt may trong đó có áo jacket từ đó mới có thể để các doanh nghiệp noi theo. Tận dụng thế mạnh của mình, hiệp hội phải cung cấp thơng tin về tình hình thị trường cho các doanh nghiệp trong hiệp hội.
- Tăng cường dào tạo đội ngũ công nhân viên cho các doanh nghiệp, đào tạo trình độ kỹ thuật cho cơng nhân, trình độ chun mơn cho các nhân viên, đặc biệt là nhân viên phát triển thương mại và nhân viên thiết kế. Có thể mở những lớp đào tạo thiết kế cho các nhân viên của các doanh nghiệp, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế hàng dệt may nhằm khuyến khích mọi tầng lớp tham gia vào cơng cuộc thiết kế.
- Có những hỗ trợ về tài chính cũng như thơng tin cho các doanh nghiệp may. Có thể tập trung nguồn vốn thành một quỹ tương đối nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn.