Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại nhóm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại nhóm sản phẩm xe công trình trên thị trƣờng nội địa của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy sao việt (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại nhóm

nhóm sản phẩm xe cơng trình

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt

Công ty cổ phần xuất khẩu máy Sao Việt – Tiền thân là công ty Sao Việt, được thành lập năm 2007 tại Ba Đình, Hà Nội. Thời gian đầu khi mới thành lập, công ty chủ yếu cung cấp xe cơng trình cho thị trường miền Bắc, đặc biệt là khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng và Tây Bắc. Năm 2012, công ty nâng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc, bãi xe để mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường ra các khu vực khác trên toàn quốc. Đây là một bước tiến quan trọng của công ty Sao Việt.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt được thành lập với các chức năng sau: - Chức năng nhập khẩu: Nhập khẩu máy móc của các cơng ty nước ngồi là Trung Quốc và Hàn Quốc. Đặc biệt công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt là đại lý, nhà phân phối và đơn vị bảo hành ủy nhiệm của Tập đoàn xe tải hạng nặng Quốc gia Trung Quốc.

- Chức năng kinh doanh: Cung cấp, phân phối thiết bị máy công hãng DONGFENG, DAEWOO, HYUNDAI, HOWO, CIMC,...cho các đơn vị tỉnh thành trên cả nước như:

+ Xe cơng trình: Xe ben, xe trộn, xe đầu kéo, xe bơm, xe môi trường, xe vận chuyển... + Sơ mi rơ mooc: Mooc sàn, mooc khung, mooc ben, mooc thùng

+ Các loại máy cơng trình khác như máy xúc lật, lu rung, máy cẩu, máy hút....

Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sao Việt

Dưới sự quản lý của ban lãnh đạo có năng lực, đội ngũ cơng nhân lành nghề giàu kinh nghiệm, công ty Sao Việt đang trên đà phát triển, ngày một lớn mạnh, tạo vị thế thương hiệu trên thị trường Việt Nam. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sao Việt trong giai đoạn 2012 – 2014:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng doanh thu 322.867,9 341.660,2 366.011,6 18.792,3 5,82 24.351,4 7,13 Tổng chi phí 322.551,1 341.342,4 365.681,1 18.791,3 5,83 24.338,7 7,13 Lợi nhuận 316,8 317,8 330,5 1 0,32 12,7 3,99

(Nguồn: Phịng kế tốn – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt)

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy:

- Tổng doanh thu của cơng ty tương đối cao, trên 300 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2012 tổng doanh thu của công ty là 322.867,9 triệu đồng và tăng liên tục qua hai năm sau đó. So với năm 2012, tổng doanh thu năm 2013 tăng 18.792,3 triệu đồng (tăng 5,82%). Năm 2014, tổng doanh thu tăng 24.351,4 triệu đồng (tăng 7,13%) so với 2013. Điều này cho thấy sự nỗ lực làm việc của tập thể lãnh đạo cũng như công nhân viên trong Sao Việt và công ty kinh doanh ngày càng tốt.

- Máy cơng trình là sản phẩm có giá trị lớn, lại là hàng nhập khẩu nên chi phí đầu vào rất cao. Cộng với hàng loạt các chi phí kinh doanh khác như phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, phí bảo hành sửa chữa, lương nhân viên,…nên tổng chi phí mà cơng ty phải bỏ ra hằng năm rất lớn. Theo số liệu cho thấy, tổng chi phí có sự biến động giống tổng doanh thu. Tổng chi phí năm 2013 tăng 18.791,3 triệu đồng (tăng 5,83%) so với 2012; năm 2014 tăng 24.338,7 triệu đồng (tăng 7,13%). Có thể thấy, mức tăng tuyệt đối của chi phí thấp hơn so với mức tăng tuyệt đối của tổng doanh thu. Điều này cho thấy công ty kinh doanh và sử dụng nguồn lực ngày càng hiệu quả.

- Chính vì những yếu tố trên, lợi nhuận công ty thu được qua các năm cũng có sự biến động khơng nhỏ, đặc biệt là năm 2014. Nếu như năm 2013 lợi nhuận chỉ tăng 1 triệu đồng (0,32%) so với năm 2012 thì năm 2014 đã tăng 12,7 triệu đồng (3,99%).

2.1.2 Khái quát về thị trường sản phẩm xe cơng trình

Trong q trình phát triển kinh tế xã hội, ngành cơng nghiệp và xây dựng ngày càng phát triển, nhu cầu về xe cơng trình do đó cũng tăng theo. Nếu như trước đây, xe cơng trình chủ yếu được dùng để khai thác và vận chuyển than ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phịng thì nay, xe cơng trình cịn được để vận chuyển ngun vật liệu, trộn bê tơng phục vụ xây dựng cơng trường…Có thể thấy nhu cầu thị trường về xe cơng trình đang ngày càng tăng lên và tăng khá lớn trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê của phòng kinh doanh cơng ty Sao Việt, nhập khẩu xe cơng trình về nước ta trong tháng 1/2014 đạt 1.073 chiếc tăng 28,31% so với tháng trước đó. Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 1/2014, lượng xe cơng trình nhập khẩu về nước ta đạt gần 1.000 chiếc, đây là con số rất cao.

Nhu cầu thị trường không chỉ dừng lại ở cầu về lượng sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm, nhu cầu thực tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà cung cấp phải đảm bảo nguồn hàng đầu vào, phải cung cấp sản phẩm chất lượng cao, của các hãng có uy tín và các quốc gia đi đầu trong ngành sản xuất xe cơng trình như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nhu cầu xe cơng trình hứa hẹn nhiều cơ hội và tiềm năng nên số lượng doanh nghiệp tham gia cung ứng trên thị trường trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên khá nhanh. Điều này làm tăng sự cạnh tranh giữa các doanh, việc tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác trong ngành. Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh và tạo chỗ đứng trên thị trường, Sao Việt cần phải cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại cho nhóm sản phẩm xe cơng trình.

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại nhóm sản phẩm xe cơngtrình của cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt trình của cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt

2.1.3.1 Mơi trường vĩ mơ

Lãi suất: Nhìn chung trong năm 2014, lãi suất tương đối ổn định, lộ trình giảm lãi

suất phù hợp. Theo thống kê của NHNN, so với cuối năm 2013, mặt bằng lãi suất nhìn chung đã giảm 0,5% – 1,5% và được coi là mức tốt nhất trong 3 năm trở lại đây. Chính sách điều hành lãi suất có tác động tích cực, giúp Sao Việt huy động vốn kinh doanh với chi phí thấp hơn, góp phần giảm chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, những thủ tục khó khăn, phức tạp trong q trình đi vay; nợ xấu và sức mua yếu trở thành rào cản, dẫn đến một hệ

lụy là lãi suất cho vay thấp, nguồn vốn dồi dào nhưng sức hấp thụ vốn bị hạn chế; nhiều trường hợp công ty không chủ động được trong việc huy động vốn gây khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của cơng ty.

Tỷ giá hối đối: Trong những năm gần đây, tỷ giá VNĐ/USD có những biến động

khó lường, đã gây nhiều khó khăn cho cơng ty trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Với một cơng ty hồn tồn nhập khẩu đầu vào như Sao Việt, rủi ro tỷ giá là rủi ro tất yếu và là một bất lợi lớn. Trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tỷ giá, gần đây nhất tỷ giá đã lên mức 21.673 VNĐ/USD. Cơng ty phải nhập hàng với chi phí và giá thành cao nên mất nhiều tiền hơn để mua sản phẩm đầu vào khiến cho giá bán sản phẩm xe cơng trình trong nước tăng, việc tiêu thụ khó khăn hơn nên số lượng sản phẩm bán được tăng không cao.

Thuế nhập khẩu: Thơng qua chính sách thuế nhập khẩu, chủ yếu là thuế suất; thuế

suất thuế nhập khẩu của máy móc thiết bị vào Việt Nam được quy định tại Biểu thuế nhập khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT - BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính. Hiện nay, ngành cơng nghiệp sản xuất xe cơng trình ở Việt Nam mới bắt đầu phát triển và gặp rất nhiều khó khăn, rất khó cạnh tranh được với cơng ty nước ngồi. Do đó, Nhà nước phải bảo hộ ngành sản xuất trong nước bằng việc đánh thuế nhập khẩu cao đối với sản phẩm này. Theo thông tư mới nhất của Bộ Tài chính thì mức thuế suất nhập khẩu là từ 5% – 70%, tùy theo từng mặt hàng cụ thể. Việc đánh thuế nhập khẩu cao đối với mặt hàng xe công trình là một bất lợi lớn cho Sao Việt. Đây là một sản phẩm có giá trị cao, hơn nữa lại là nhập khẩu nguyên chiếc, thuế nhập khẩu lớn đã đẩy mức giá của các sản phẩm lên cao hơn, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, biểu thuế nhập khẩu thường xuyên thay đổi khiến cho công ty khó xác định được chủ trương và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập mở cửa, Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn như WTO, ASEAN;… việc thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết sẽ là một điều kiện thuận lợi cho Sao Việt hoạt động kinh doanh, giảm chi phí đầu vào cũng như tìm kiếm được nhiều đối tác cung ứng nguồn hàng tiềm năng.

2.1.3.2 Môi trường vi mô

Nguồn lực doanh nghiệp

- Lao động: Hiện tại, cơng ty có 35 cán bộ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm với các trình độ cao đẳng, đại học cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, lái xe chuyên nghiệp. Nguồn lao động với khả năng làm việc cao đã giúp Sao Việt ngày càng kinh

doanh hiệu quả. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay về doanh thu, lợi nhuận, thị phần phải kể sự đóng góp to lớn của tập thể công nhân viên trong công ty. Nếu như các nhân viên kinh doanh giỏi góp phần đẩy mạnh hoạt động PTTM, phát triển thị trường thì đội ngũ kỹ thuật với tay nghề được đào tạo bài bản mang lại cho cơng ty những phản hồi tích cực từ phía khách hàng nhờ vào trình độ và sự nhiệt tình trong việc thực hiện các dịch vụ sau bán. Trong quá trình hoạt động, cơng ty ln nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực lao động là yếu tố then chốt. Do đó, cơng ty Sao Việt ln có những chính sách quản lý và chế độ đãi ngộ hợp lý, thu hút người tài, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Tài chính: Sao Việt đang hoạt động với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn tự có, cịn lại là vay từ ngân hàng. Nguồn vốn huy động được được công ty phân bổ và sử dụng hợp lý. Nguồn vốn vay từ các cổ đông trong công ty được đầu tư vào các trang thiết bị máy móc có tỷ lệ chiết khấu trong thời gian dài. Trong khi đó, nguồn vốn vay từ các ngân hàng thường được đầu tư vào vốn lưu động có thời gian thu hồi vốn nhanh để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. Việc quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý nguồn vốn giúp doanh nghiệp có thể lên các kế hoạch và chủ động hơn trong kinh doanh. Tuy nhiên, cũng giống như phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, Sao Việt phải đối mặt với vấn đề khó khăn nhất là thiếu vốn mở rộng quy mơ kinh doanh: Vốn chủ sở hữu hạn hẹp, nguồn vốn từ ngân hàng khó tiếp cận do các thủ tục hành chính rườm rà, lãi suất biến động, trong khi vay ngồi lại có nhiều rủi ro. Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân kìm hãm hoạt động kinh doanh của Sao Việt nói chung và PTTM sản phẩm xe cơng trình nói riêng.

Nguồn hàng

Là một cơng ty hồn tồn nhập khẩu các sản phẩm đầu vào, sự ổn định và uy tín của các đối tác nước ngồi có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đầu vào và hoạt động kinh doanh của Sao Việt. Là đại lý, nhà phân phối và đơn vị bảo hành ủy nhiệm của Tập đoàn xe tải hạng nặng Quốc gia Trung Quốc, công ty Sao Việt được hưởng ưu đãi về giá, do đó có thể cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm xe cơng trình với mức giá hợp lý nhất. Ngồi ra, các sản phẩm của cơng ty đều được cung cấp bởi các đối tác lớn có uy tín và thương hiệu lâu năm của Trung Quốc, Hàn Quốc như HOWO, DAEWOO, HYUNDAI, CIMC.... nên chất lượng sản phẩm được bảo đảm, thống nhất theo các tiêu chuẩn tiên tiến được áp dụng trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn hàng hiện tại của Sao Việt là sản phẩm của các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc mà chưa có của các hãng Nhật Bản, Mỹ, Đức... Vì khả năng cung ứng sản phẩm của Sao Việt bị hạn chế, các sản phẩm chưa

thực sự đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.  Nhân tố khác

- Khách hàng: Xác định thị trường trong nước là thị trường trọng điểm, trong những năm qua, công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt luôn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá để củng cố và mở rộng thị trường. Hiện nay, Sao Việt đã và đang cung cấp cho các đơn vị như Công ty xây dựng 1 Thanh Hóa, Tổng cơng ty xây dựng sơng Hồng, Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 1, Tổng cơng ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng... và các đơn vị trực thuộc sở các tỉnh thành trên toàn quốc. Tuy nhiên, thị trường hoạt động chủ yếu vẫn là khu vực miền Bắc, còn khu vực miền Trung và miền Nam đầy tiềm năng mới được khai thác chưa lâu. Việc mới khai thác hai khu vực miền Trung và miền Nam nên khả năng cạnh tranh của Sao Việt trên hai khu vực này còn kém, cũng như chưa xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình. Do đó, thị phần trên thị trường nội địa của Sao Việt chưa được cao và tăng chậm qua các năm.

- Đối thủ cạnh tranh: Thị trường xe cơng trình ngày càng phát triển và có áp lực cạnh tranh rất lớn vì có ngày càng nhiều đối thủ trong khi đó sản phẩm khơng có nhiều sự khác biệt. Sao Việt khơng chỉ phải cạnh tranh với các công ty cung ứng sản phẩm cùng hãng của Trung Quốc và Hàn Quốc hoạt động lâu năm, có uy tín, thương hiệu và mạng lưới kinh doanh rộng như công ty cổ phần máy công nghiệp Thiên Minh, Tổng công ty Vĩnh Phú, công ty TNHH Trưởng Thanh CONTAINER, công ty cổ phần xuất nhập khẩu ô tô và xe chuyên dụng Việt Nam,... mà cịn phải cạnh tranh với các cơng ty cung ứng sản phẩm của Nhật Bản, Mỹ, Đức... như công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật, công ty cổ phần máy cơng trình Thăng Long,... Số lượng doanh nghiệp cùng ngành lớn, các hình thức và thủ pháp cạnh tranh ngày càng tinh vi gây sức ép cạnh tranh cao khiến cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, sản lượng tuy tăng nhưng chưa xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại nhóm sản phẩm xe công trình trên thị trƣờng nội địa của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy sao việt (Trang 26 - 31)