5 .Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3. Một số kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ
3.3.1 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước
Công tác phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ngoài sự tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp thì cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp mà cụ thể là từ phía các cơ quan nhà nước. Do đó, cần có một số kiến
nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về việc phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ:
- Đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế trong nước. Sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật. Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho mọi tác nhân kinh tế thông qua chính sách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền là vấn đề bức bách có tính chất thời sự đối với nước ta hiện nay.
- Nhà nước cần củng cố hơn nữa các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của Việt Nam nhằm tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm may mặc trong nước. Tổ chức các hình thức hội chợ chuyên đề như hội chợ mùa, vùng, hạ giá,…để kéo người tiêu dùng về phía các doanh nghiệp may mặc trong nước.
- Ngoài ra nhà nước cũng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sản phẩm của công ty. Trong xu thế hội nhập và phát triển, nạn hàng giả, hàng nhái(đạo nhái làm giả thươnghiệu)dần phải được giải quyết bằng cácbiện pháp cứng rắn.
3.3.2 Một số kiến nghị với hiệp hội dệt may
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” của con người ngày càng cao. Không chỉ chăm lo cho sức khỏe, mà người tiêu dùng còn chăm chút cho vẻ bề ngoài, bởi vậy mà thời trang ln là ngành phát triển khơng ngừng. Do đó, em xin kiến nghị với hiệp hội dệt may Việt Nam một số ý kiến như sau:
- Nâng cao vai trò của các hiệp hội sản phẩm may mặc,đảm bảo thuận lợi tối đa
cho các doanh nghiệp may mặc trong kinh doanh trên thị trường miền Bắc. Các
hiệp hội sản phẩm may mặc cần nhanh chóng thu thập thơng tin từng khu vực thị trường, sự thay đổi chính sách của chính phủ, quy chuẩn chất lượng hàng hóa… để doanh nghiệp kịp thời thích ứng.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên thị trường miền Bắcvà nâng cao chất lượng hệ thống thông tin thị trường. Xúc tiến mở rộng mạng lưới bán hàng, khuyến khích tiêu dùng hàng nội để kích thích sản xuất nội địa và thương mại nội địa.
- Thành lập, củng cố và mở rộng viện nghiên cứu, hệ thống đào tạo chuyên ngành may mặc và thời trang để tăng cường cơ sở vật chất nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may mặc theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo may mặc nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành.