4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2. Các đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của
của CTCP Tập đoàn FLC
3.2.1. Giải pháp hoạt động nghiên cứu thị trường
Để phát triển thị trường kinh doanh, điều quan trọng nhất chính là nghiên cứu thị trường. Nhiệm vụ này thuộc về ban R&D (Ban nghiên cứu và phát triển) của Tập đoàn, chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thơng tin, phân tích và đánh giá về tiềm năng của thị trường mà FLC đang định hướng đầu tư nghiên cứu, phát triển dự án. Hiện nay, số lượng dự án của FLC khá đa dạng ở miền Bắc và miền Trung, trải dài trên các tỉnh trọng điểm có đời sống kinh tế xã hội cao và du lịch phát triển. Tuy nhiên vẫn cần mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận được coi là tiềm năng như Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bình Thuận,... để đa dạng hóa thị trường cũng như tạo mối liên kết bất động sản của FLC giữa các tỉnh, địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, thị trường của FLC vẫn còn hạn chế, do vậy cần đẩy mạnh nghiên cứu, xúc tiến đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm hoặc các địa phương có tiềm năng thu hút du lịch tiêu biểu như TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Kiến Giang, Cần Thơ,...
Để làm được điều này cần công tác nghiên cứu thị trường tốt, tạo nền tảng vững chắc cho việc xâm nhập và phát triển thị trường của Tập đoàn FLC. Chú trọng:
+ Khai thác tối ưu, đầy đủ các khía cạnh liên quan đến thị trường cần nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về thị trường, từ đó xác định được loại hình bất động sản sẽ triển khai.
+ Nắm bắt được các dự án, loại hình sản phẩm bất động sản của đối thủ đã được triển khai tại thị trường trước đó và hiệu quả của nó
+ Cập nhật thông tin một cách thường xuyên nhanh chóng, đón đầu các xu thế phát triển bất động sản ở Việt Nam và thế giới
+ Xác định được các cơ hội và thách thức nếu phát triển thị trường tại địa phương nào đó và đưa ra giải gháp thực hiện,...
+ Tổ chức đi khảo sát thực tế thị trường,..
3.2.2. Giải pháp về marketing và các kênh phân phối
Marketing là một trong những biện pháp quan trọng giúp FLC phát triển thị trường tiêu thụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể trong kinh doanh bất động sản,
marketing sẽ chịu trách nhiệm trong việc thu thập các nhu cầu thị trường, giới thiệu thông tin sản phẩm của FLC đến đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua các sự kiện, quảng cáo, viết bài PR trên báo, đăng website,... Mục đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh số bán hàng, nâng cao lợi nhuận và khẳng định thương hiệu của Tập đoàn. Với mỗi dự án được FLC triển khai thực hiện, công tác Marketing cần phải tiến hành ngay từ khi bắt đầu thi công dự án và cập nhật theo từng tiến độ để khách hàng nắm được thơng tin và có quyết định đầu tư một cách hợp lý. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ số như hiện nay, sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội ngày càng lan rộng, yêu cầu đặt ra cho FLC là cần phải có chiến lược Marketing linh hoạt, đón đầu xu thế thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và hình thức giao dịch, tăng cường đầu tư phát triển các trang web giới thiệu sản phẩm, chính sách bán hàng, giá bán sản phẩm, cập nhật tiến độ dự án,...
Xúc tiến thương mại sản phẩm trên các kênh phân phối cũng là giải pháp cần có để phát triển thị trường của FLC. Bởi mạng lưới phân phối là cầu nối giữa chủ đầu tư và khách hàng, mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối, quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả sẽ giúp cho công ty thực hiện được mục tiêu trên thị trường. Đối với FLC với thị trường kinh doanh đa dạng, chiến lược là áp dụng phân phối rộng rãi và không giới hạn trung gian phân phối, xây dựng kênh phân phối theo xu hướng hiện đại.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh ký kết hợp tác với các đại lý phân phối trên mọi miền tổ quốc, thậm chí là quốc tế cũng để mở rộng thị trường phân phối sản phẩm bất động sản. Các đại lý sẽ là người trung gian môi giới, tiếp thị bất động sản của FLC đến với khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.2.3. Giải pháp về tài chính
Điểm đặc biệt đối với kinh doanh bất động sản nói chung và Tập đồn FLC nói riêng là số vốn đầu tư lớn. Việc thực hiện hàng loạt các dự án bất động sản với quy mơ tầm cỡ, vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng cao cấp, hiện đại, tiện ích đầy đủ,.. sẽ địi hỏi FLC phải có cơ sở tài chính vững chắc, linh hoạt dịng tiền và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Các giải pháp về tài chính đưa ra cho FLC như sau:
+ Hồn thiện việc nhận diện các chỉ tiêu tài chính như: Chi phí hữu ích và chi phí khơng hữu ích; Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp; Chi phí thực tế và chi phí tiềm ẩn; Doanh thu thực tế và doanh thu tiềm ẩn; lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm ẩn,...
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản lý các khoản thu chi chặt chẽ, kiểm soát tốt các khoản nợ, lãi vay tài chính của Tập đồn
+ Các hợp đồng mua bán phải tiến hành đúng kỳ hạn, theo dõi tiến trình thanh toán của khách hàng để tránh làm chậm tiến độ dịng tiền,..
+ Chủ động xây dựng thơng tin định hướng cho hoạt động kinh doanh bất động sản
3.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nguồn lực đóng một vai trị quan trọng trong FLC, công ty cần biết cách khai thác nguông nhân lực hợp lý để thúc đẩy khả năng phát triển, lấy làm thế mạnh cho sản phẩm của công ty và tạo tiền đề nâng cao giá trị thương hiệu. Đó cũng chính là vấn đề cốt lõi để tạo nên thành công cho sự phát triển thương hiệu của Tập đoàn trong tương lai. Giải pháp đưa ra là Tập đoàn FLC cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực dựa trên chiến lược phát triển kinh doanh, tạo cơ sở để xác định đúng nhu cầu nhân lực, từ đó phát triển chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu chiến lược của công ty. Cụ thể
+ Chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực cần đặt trong tổng thể chiến lược nguồn nhân lực của công ty: Thu hút, hấp dẫn, động viên, đánh giá, đào tạo và phát triển.
+ Chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực cần chuyển chú trọng từ đào tạo, huấn luyện (training) sang việc chú trọng vào việc học tập (learning) thường xuyên liên tục
+ Bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật, cần chú trọng phát triển các năng lực của người lao động hiện đại: Giải quyết vấn đề sáng tạo, truyền đạt, đàm phán, quản lý xung đột, làm việc đồng đội, học tập liên tục, thích ứng,...
+ Đổi mới các hoạt động quản lý, tạo môi trường thuận lợi để áp dụng những điều đã học vào công việc.
3.2.5. Giải pháp về giá cả và sản phẩm
Thị trường kinh doanh bất động sản là thị trường có tính cạnh tranh cao, và một trong những yếu tố tạo nên tính cạnh tranh ấy chính là giá cả của các sản phẩm bất động sản. So với các công ty bất động sản trên thị trường, giá bán của FLC thuộc hạng cao vì dịng sản phẩm mà công ty hướng tới là các biệt thự, shophouse luxury, bất động sản hạng sang. Do vậy, để thu hút khách hàng và phát triển sản phẩm trên thị trường, Tập đồn FLC nên có các biệt pháp tối thiểu hóa chi phí như kiểm sốt tốt giá đất, hợp tác với các nhà thầu để giảm chi phí xây dựng, tối ưu chi phí nguyên vật liệu; khai thác các nguồn cung ứng trong nước giá rẻ nhưng chất lượng,... từ đó đưa ra thị trường giá cả hợp lý hơn. Thêm vào đó, cần điều chỉnh chính sách bán hàng linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội để thu hút được khách hàng trên thị trường như: chính sách tháng Ngâu, chính sách hỗ trợ vay vốn – trả góp, chính sách miễn phí dịch vụ cơng cộng,...
Tuy vậy, đi cùng với tối thiểu hóa giá thành sản phẩm thì ưu tiên hàng đầu đối với FLC vẫn phải là chất lượng các sản phẩm bất động sản bởi đây là sản phẩm dài hạn, có giá trị lớn và là yếu tố quyết định đến việc phát triển thị trường cũng như nâng cao thương hiệu của FLC. Giải pháp đưa ra là Tập đồn cần khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cập nhật các thiết kế theo xu hướng của hiện hành nhưng không làm phai mờ đi dấu ấn của FLC; các dự án bất động sản phải không ngừng đầu tư về quy mô, cơ cấu hạ tầng, concept, hướng,... đi cùng với các tiện ích nội khu như: nhà trẻ, khu vui chơi, công viên, bể bơi, cảnh quan cây xanh, spa.. và các tiện ích ngoại khu về giao thơng, bệnh viện, khu đô thị,...
3.2.6. Giải pháp về công nghệ
Thời đại 4.0 ngày nay đã thay đổi diện mạo và phương thức vận hành của nhiều doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Trong đó, bất động sản là lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn và buộc phải thay đổi để thích nghi với xu hướng cơng nghệ. Thực tế chứng minh, sử dụng công nghệ đang là xu hướng mới nổi bật trong thị trường bất động sản, trong đó các sản phẩm cơng nghệ cao chính là công cụ được doanh nghiệp tận dụng tối ưu nhất hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm bất động sản, quản lý kinh doanh bất động sản,… hỗ trợ tiện lợi, nhanh chóng trong giao dịch của doanh nghiệp.
Để phát triển thị trường một cách nhanh chóng, thuận lợi và linh hoạt trong thời kỳ khơng ngừng đổi mới như hiện nay, CTCP Tập đồn FLC cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hạ tầng cơ sở về mạng truyền thông với thế hệ 5G; Tăng cường bảo mật, an toàn, an ninh mạng cho mỗi giao dịch bất động sản. Trong đó, Tập đồn cần tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển về phương thức ứng dụng công nghệ hiệu quả vào việc quản lí doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng,… thúc đẩy nâng cao doanh số.
3.2.7. Giải pháp thích ứng linh hoạt trước tình hình mới
Làn sóng Covid-19 trong hai năm qua đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn FLC, nhiều dự án bị ảnh hưởng, tiến độ không đảm bảo, làm sụt giảm doanh thu, lợi nhuận,.. của công ty. Trước diễn biến phức Tập của dịch bệnh, giải pháp đưa ra cho CTCP Tập đoàn FLC cần nắm bắt các xu hướng mới, linh hoạt thay đổi của kinh tế - xã hội và thích ứng để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc duy trì và củng cố chất lượng đội ngũ nhân sự là một trong những ưu tiên hàng đầu, mang tính quyết định cho q trình phục hồi giai đoạn hậu dịch bệnh. Do đó, FLC cần tăng cường tiến hành nhiều giải pháp nhằm cân đối thu chi, thắt chặt chi phí; mở rộng thêm các nguồn thu thương mại nhằm đảm bảo nguồn chi trả lương cho
người lao động; ban hành chính sách khốn quỹ lương thay vì cắt giảm… Đặc biệt, cần nâng cao vai trị của sức mạnh đồn kết cùng vượt qua khủng hoảng cũng như áp dụng công nghệ và chuyển đổi số nhằm hỗ trợ tích cực cho Tập đồn trong xu thế mới như hiện nay