.Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ngọc phượng (Trang 43 - 46)

Muốn đưa ra được một bất kỳ chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì chắc chắn phải có cơng tác đi nghiên cứu thị trường về sản phẩm này. Công tác này bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thị trường như: đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội của thị trường, nhu cầu thị trường về sản phẩm sữa đậu nành hiện nay, đối thủ cạnh tranh cùng ngành sữa đậu nành, hệ thống kênh phân phối hiện có, hình thức và phương thức phân phối sản phẩm... Công ty cũng cần thực hiện các cơng tác:

-Thu thập thơng tin dưới mọi hình thức về thị trường, phải luôn bám sát cách ứng xử, hành vi mua sắm, tâm lý, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Họ cần loại sữa nào, sử dụng với mục đích gì, giá cả bao nhiêu là phù hợp.

-Dự báo khả năng, nhu cầu của thị trường sữa đậu nành trong nước. Cần thường

xuyên liên lạc với các đại lý cấp 2, các nhà bán lẻ của công ty, tạo mối quan hệ bền vững với họ để biết được nhu cầu hiện tại và dự đoán cầu tương lai.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, mở rộng thị trường mới.

- Cần chủ động, đón bắt cơ hội thị trường để định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa đậu nành.

Công tác đi nghiên cứu thị trường sản phẩm phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để công ty dễ dàng nắm bắt sự biến động của thị trường về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này, qua đó cơng ty có thể chủ động đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa đậu nành nhằm tăng doanh thu cho công ty. Đồng thời, công ty phải tổng hợp các thông tin, số liệu thu thập được một cách nhanh chóng, chính xác, đồng nhất.

3.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Tích cực tìm kiếm và huy động mọi nguồn vốn đầu tư, đa dạng hóa hình thức huy động. Nguồn vốn được huy động từ các nguồn khác như vốn vay của ngân hàng, vốn vay của nước ngồi, vốn có được do hợp tác xã liên doanh, liên kết với các công ty khác, hoặc huy động vốn từ các doanh ngiệp thành viên và của cán bộ công nhân viên.

Kết hợp giữa huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tăng cường cơng tác kế hoạch tài chính để cơng ty chủ động hơn và có thời gian để lựa chọn hình thức huy động vốn hiệu quả nhất. Chủ động trong xây dựng kế hoạch huy động vốn của công ty.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để đưa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực trong việc sử dụng vốn của mình.

Quản lý chặt chẽ các khoản thu để tận dụng tối đa nguồn lực SXKD, đảm bảo tính hiệu quả, tránh tình trạng nợ vốn, thối vốn.

3.2.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân nên thực hiện chiến lược phát triển con người. Do đó phải thực hiện giải pháp:

Hàng năm, các phịng ban có trách nhiệm tiến hành đánh giá nhu cầu về năng lực nhân viên, so sánh với năng lực hiện có để định ra các hành động cần thiết như tuyển dụng, đào tạo. Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với cơng ty.

Tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện. Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong cơng việc

cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí cơng việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Thực hiện các chế độ khen thưởng để khuyến khích sự đóng góp của các thành viên cho sự phát triển của công ty. Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giải trí để tái tạo lại sức lao động.

Cơng ty nên đưa ra mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt trong việc thưởng, bảo hiểm xã hội,... để nhiều người tìm việc quan tâm đến cơng ty hơn. Từ đó, cơng ty có thể chọn lựa được những người phù hợp với cơng ty mình.

Ngồi ra cơng ty cũng cần có những đãi ngộ tốt đối với nhân viên có thành tích tốt. Đồng thời nghiêm khắc kỷ luật những trường hợp vi phạm kỷ luật của công ty. Công ty cũng cần quan tâm, chú ý hơn đến đời sống tinh thần cho người lao động, tạo mơi trường làm việc hồ đồng, thân thiện và lành mạnh.

3.2.4. Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm

Cần tăng cường công tác quản lý các đại lý cấp 2, các nhà bán lẻ. Quản lý nghiêm ngặt về giá để tránh việc tự do nâng giá quá cao để thu lợi nhuận, gây thiệt hại cho khách hàng. Nhìn nhận và đánh giá đúng vai trị của các đại lý, từ đó lựa chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm cũng như sử dụng các đại lý bán hàng. Liên tục tìm ra những khó khăn, trở ngại trong kênh phân phối để có sự trợ giúp, khắc phục kịp thời.

Tiến hành tổ chức, triển khai các chính sách khuyến mãi, quảng cáo, Marketing đến các đại lý cấp 2 một cách hiệu quả hơn. Phổ biến thông tin, dịch vụ sau bán cho các nhà bán lẻ.

3.3. Một số kiến nghị

-Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và đồng bộ hố hệ thống pháp luật và chính sách thương mại. Tiếp tục rà sốt và bãi bỏ những quy định hiện hành khơng phù hợp với Luật doanh nghiệp. Rà sốt, đánh giá tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước đối với ngành thực phẩm nói chung và doanh nghiệp ngành sản xuất phân phối sữa đậu nành nói riêng để từng bước điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi nhằm hoàn chỉnh thể chế quản lý thị trường nội địa của ngành sản xuất phân phối sữa đậu nành.

-Chú trọng các chính sách mặt hàng, chính sách về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm của ngành sản xuất, phân phối sữa đậu nành trong lưu thông một cách tồn diện, xố bỏ các rào cản về thủ tục hành chính rườm rà trong kinh doanh gây mất thời gian và tiền bạc, tạo điều kiện thơng thống của doanh nghiệp nhất là trong việc tiếp cận các nguồn vốn, quỹ xúc tiến thương mại…

-Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tiết, điều hành vĩ mô đối với thị trường sữa đậu nành trong nước. Nhà nước cần có chính sách kích cầu hợp lý

để tăng tiêu thụ sản phẩm sữa đậu nành đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện cho các công ty sản xuất sữa đậu nành tổ chức điều hành hệ thống tiêu thụ sữa đậu nành theo đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao, góp phần điều tiết và bình ổn giá cả sữa đậu nành trên thị trường Việt Nam.

-Áp dụng cơ chế lãi suất linh động: Các ngân hàng cho công ty vay vốn, công ty thực hiện kế hoạch trả nợ với lãi suất theo mặt bằng chung tại thời điểm trả tiền chứ không cố định như trong khế ước vay để tránh rủi ro cho cả hai bên cho vay và đi vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ngọc phượng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)