Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến sự phát triển thương mại sản phẩm sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại sản phẩm sơn x p INT của công ty cổ phần phát triển mizen (Trang 29 - 34)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến sự phát triển thương mại sản phẩm sơn

phẩm sơn

2.2.1 Các nhân tố vĩ mô

* Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 5 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP về cơ bản tăng đều qua các năm, trong đó từ năm 2013 là 5.42% thì đến năm 2017 cán mốc cao nhất trong nhiều năm trở lại đây với GDP đạt 6.81%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy đã làm tăng sản lượng doanh nghiệp sơn và sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này. Từ đó làm tăng khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn, tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo cơ hội mở rộng kinh doanh và phát triển không chỉ với công ty sản

xuất phát triển Mizen mà cịn tạo điều kiện cho tồn bộ doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp sẽ đồng loạt có xu hướng muốn mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, điều này càng làm tăng lên tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường sơn, cơng ty sẽ gặp khó khăn hơn khi phải cạnh tranh và đương đầu với các đối thủ của mình.

* Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái

Từ năm 2013 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn mục tiêu kiềm chế, kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ là mục tiêu xuyên suốt, chủ đạo cho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu mà ngành Ngân hàng tiếp tục đặt ra trong thời gian tới là bám sát các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, tập trung vào kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Đối với tỷ giá hối đoái từ năm 2013-2015, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VNĐ và USD nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD. Từ năm 2016 trong năm 2016, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm ứng phó với biến động trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới có những biến động, tác động tới tâm lý trên thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước. Chính sách tiền tệ những năm qua đã thể hiện được sự hiệu quả, tạo được lịng tin thị trường, góp phần tích cực vào sự ổn định và những thành công chung của nền kinh tế đất nước. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong 5 năm qua liên tục ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân được các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Điều này đã mang lại sự tin tưởng của các doanh nghiệp vào các chính sách tiền tệ của Nhà nước để từ đó, yên tâm xây dựng những chính sách phát triển thương mại của mình. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước ln cố gắng theo dõi sát tình hình biến động trên thị trường ngại hối tuy nhiên vẫn không thể tránh được những biến động đột ngột từ thị trường thế giới nên các doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng mạnh bởi các biến động này.

* Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế

Trong giai đoạn 2013-2014, mặt bằng lãi suất đã liên tục giảm dần theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Cùng với đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP và lạm phát đều khởi sắc hơn, tạo đà cho các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2015 đến nay, mặt bằng lãi suất được duy trì tương đối ổn định theo chiều

hướng giảm nhẹ lãi suất VND giữ nguyên lãi suất huy động USD ở mức 0% và tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chống đơ la hóa. Đây là cơ hội rất thuận lợi cho việc tăng trưởng của các doanh nghiệp sơn trên thị trường. Trong giai đoạn này cũng có những thời điểm lãi suất liên ngân hàng tăng lên, lãi suất huy động ngắn hạn biến động hoặc lãi suất huy động VND tăng lên và điều này có thể gây trở ngại cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp phải gặp khó khăn trong tiếp cận vốn giá rẻ, và sẽ gây cản trở cho doanh nghiệp nếu muốn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Lạm phát

Từ năm 2013 đến năm 2017, Ngân hàng Nhà nước luôn thể hiện rõ cam kết duy trì lạm phát thấp khơng chỉ trong ngắn hạn mà cả mục tiêu duy trì lạm phát ổn định trong trung và dài hạn. Trước những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối diện, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường.

Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, vì kiểm sốt tốt lạm phát khơng chỉ được thể hiện ở tỷ lệ lạm phát thấp mà cịn hạn chế tình trạng thiểu phát. Mức lạm phát trong giai đoạn này có khá nhiều biến động khi năm 2013 là 6.6%, đến 2014 giảm mạnh còn 1.84% và năm 2015 chỉ còn 0.63%, tuy nhiên đến năm 2016 lại tăng lên 4.74% và năm 2017 giảm còn 3.53%.

Việc kiểm sốt lạm phát của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng làm cho các dự án đầu tư ít mạo hiểm hơn và chính sách thu hút đầu tư nước ngồi trở nên khả thi, hiệu quả hơn. Trong giai đoạn này, cũng có những năm lạm phát tăng cao như 2013 hay 2016 đã gây nên rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thực hiện chiến lược phát triển thương mại. Việc đầu tư trên thị trường sơn cũng dần giảm đi đã gây nên khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

* Các chính sách kinh tế của nhà nước

Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong thời kì này. Cụ thể như ưu đãi về chính sách tài chính. Ưu đãi về thuế là chính sách được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Nó đã tạo một bước tiến lớn giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước “hào hứng” hơn với việc tiến hành kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Hay về hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường: Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã thu hút được sự tham gia tích cực của các địa phương, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề. Mỗi năm ngân sách dành gần 100 tỷ đồng cho hơn 100 đề án, hỗ trợ cho hàng nghìn doanh nghiệp tham gia. Các chính sách đó đã góp phần thúc đẩy nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp sơn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, và đặc biệt là hội

nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp cịn rất chậm. Thời gian để xây dựng các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện kéo dài 2 đến 3 năm. Các chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp hiện đang được thực hiện rời rạc, manh mún và dàn trải. Trong khi đó đối với một doanh nghiệp, muốn phát triển bền vững thì phải có cả yếu tố nguồn lực, tài chính, trình độ cơng nghệ, khả năng tiếp cận thơng tin thị trường, hiểu biết pháp lý, … nên cần có sự hỗ trợ mang tính tổng thể của Nhà nước. Các doanh nghiệp dường như gặp khó khăn khi tiếp caanj dến những chính sách ưu đãi này của Nhà nước.

* Nhân tố về Chính trị - Pháp luật

Trong những năm gần lại đây, chương trình cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam là một quyết tâm chính trị lớn, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Quan trọng hơn, để từ đó góp phần thêm vào trình tự cải cách thể chế. Cơng cuộc cải cách hành chính, cải cách thể chế của Việt Nam có sự quyết tâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất, cũng như sự vào cuộc của tồn hệ thống chính trị. Với sự nỗ lực này, đề án đến nay đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận và đang dần trở thành nền tảng hướng tới một chiến lược cải cách thể chế tổng thể. Chiến lược này góp phần thu hút nguồn đầu tư cần thiết cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển thương mại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và vì thế, kém hiệu lực. Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp. Pháp luật thường xuyên bị thay đổi, dẫn đến những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế.

* Các nhân tố thuộc về công nghệ

Trong công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản phẩm chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học trong nước, đã có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới. Đây là cơ hội rất lớn cho mỗi doanh nghiệp khi được ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến giúp tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng và vừa có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn phần nào khi muốn ứng dụng những công nghệ khoa học tiên tiến nhất và bắt kịp với sự phát triển của thế giới khi hiện nay Việt Nam chưa có chính sách khoa học cơng nghệ nhất quán thể hiện bằng hệ thống pháp luật như các quốc gia khác. Có thể thấy thời gian qua Việt Nam đã có nhiều cố gắng tạo nguồn tài chính để đầu tư cho khoa học và công nghệ nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển.

* Các nhân tố về văn hóa xã hội:

Miền Bắc là nơi tập trung đơng dân cư nhất và mật độ dân cư dày nhất và cí tốc độ gia tăng ở mức khá cao do đó đây chính là khu vực kinh tế trọng điểm. Đây chính là thị trường tiêu thụ rất lớn do đó, doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội được phát triển và thực hiện mở rộng phát triển kinh doanh của mình. Đồng thời, đây là khu vực dân đơng do đó nhu cầu sẽ rất đa dạng. Các doanh nghiệp sơn cần thực sự hiểu rõ về nhân tố này nếu không sẽ rất dễ bị nhầm hướng và thất bại trong chiến lược phát triển thương mại của mình.

* Các nhân tố tự nhiên:

Vị trí khu vực miền Bắc đã tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sơi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các khu vực khác và các nước. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho doanh nghiệp. Khu vực miền Bắc cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và hoạt động kinh doanh của người dân. Do đó nó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2 Các nhân tố vi mơ:

* Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp:

- Khách hàng:

Lượng khách hàng của công ty trên thị trường miền Bắc khá lớn, điều này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cơng ty khi tiêu thụ lượng sản phẩm của doanh nghiệp với khối lượng lớn. Đồng thời, với nhu cầu đa dạng và phong phú, khách hàng của doanh nghiệp ln góp phần giúp doanh nghiệp nghiên cứu và tạo ra được những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất. Với lượng khách hàng lớn, nhu cầu của họ sẽ rất đa dạng và với nhiều mức độ khác nhau. Công ty cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn đáp ứng và thỏa mãn tất cả nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.

- Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, thị phần sơn ngoại đang chiếm 65% trên tổng sản lượng và sơn nội địa chiếm 35% thị phần, mức độ cạnh tranh là rất khốc liệt. Sự cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh rất lớn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ luôn phải không ngừng phát triển để tạo ra những sản phẩm chất lượng đồng thời tạo ra những sản phẩm riêng biệt có những đặc điểm sản phẩm và tính năng riêng, phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng, tạo ra hình ảnh đặc biệt trong mắt khách hàng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sơn nội cũng cần

hiểu rằng thị phần của mình cịn khá nhỏ, nếu không đủ năng lực và hướng đi đúng đắn thì các doanh nghiệp sơn nhỏ và vừa rất có thể có nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường.

* Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Nguồn vốn:

Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường. Cịn nếu doanh nghiệp có nguồn lực tài chính nhưng khơng biết sử dụng và quản lý hợp lý sẽ khiến cơng ty gặp nhiều khó khăn, khi chi phí có thể tăng cao nhưng doanh thu thu và lợi nhuận lại không đạt được đúng mức kế hoạch.

- Nguồn nhân lực

Một lực lượng lao động chất lượng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp. Ở một khía cạnh khác, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng lành nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt tai nạn lao động. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng giúp doanh nghiệp sẽ chống nguy cơ tụt hậu trong tiến trình phát triển và hội nhấp quốc tế. Ngược lại, lực lượng lao động không đủ chuyên môn và năng lực sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp, khi họ không đủ khả năng giúp doanh nghiệp có định hướng phát triển đồng thời cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại sản phẩm sơn x p INT của công ty cổ phần phát triển mizen (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)