Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu thu nhập thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thu nhập của ngân hàng MSB từ năm 2019 2021 và đưa ra các khuyến nghị phù hợp (Trang 28 - 33)

năng sinh lời.

29

Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh khả năng

sinh lời của MSB 2019 2020 2021

ROE (%) 7,28 12,67 20,74

ROA (%) 0,71 1,21 2,12

NIM (%) 2,48 3,4 3,63

NNIM(%) 3,17 1,42 0,23

CIR(%) 53,06 49,17 37,1

3.1. ROA - Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROA = LNST/TTSbq x 100%

ROA của MSB trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 0,71%, 1,21% và 2,12% Thấy ROA của ngân hàng MSB từ năm 2019 đến năm 2021 có xu hướng tăng, thậm chí là tăng khá cao từ 0,71% năm 2019 lên đến 2,12% năm 2012. Điều này cho thấy 100 đồng tài sản bỏ ra thì trong 3 năm ngân hàng thu được lần lượt là 0,71 đồng, 1,21 đồng và 2,12 đồng LNST. Điều này cho thế khả năng của hội đồng quản trị trong việc chuyển tài sản của ngân hàng MSB thành thu nhập ròng tốt lên.

3.2. ROE - Tỉ suất sinh lời trên VCSH

ROE = LNST/VCSHbq x 100% ROE của MSB trong:

• Năm 2019 = 7,28% • Năm 2020 = 12,67% • Năm 2021 = 20,74%

Dựa vào số liệu trên cho thấy, tỉ suất sinh lời trên VCSH của ngân hàng MSB từ năm 2019 đến năm 2021 tăng khá mạnh, từ 7,28% lên 20,74% ( ROE của MSB năm 2021 gấp khoảng 2,85 lần so với năm 2019). Điều này cho thấy thu nhập mà các cổ đông của ngân

30

hàng sẽ được nhận từ hoạt động kinh doanh tăng lên. Vì vậy việc tăng VCSH của MSB đã góp phần giúp cho hiệu quả kinh doanh của MSB tăng lên đáng kể.

Sử dụng phương pháp Doupon cho ROE ta có

ROE = NPM x AU x EM = LNST/(TTN HĐ) x (TTN HĐ)/TTSbq x TTSbq/VCSHbq Chỉ tiêu 2019 2020 2021 LNST(tỷ đồng) 1044 2011 4035 Tổng TN hoạt động(tỷ đồng) 4714 7183 10589 Tổng TSbq(tỷ đồng) 147373.5 166838 190181.5 Tổng VCSHbq( tỷ đồng) 14342 15869.5 19456.5 NPM(%) 22.15 28 38.11 AU 0.032 0.043 0.056 EM 10.28 10.51 9.77

NPM: Tỉ suất sinh lời hoạt động

NPM của ngân hàng MSB trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 có xu hướng tăng khá nhanh từ 22.15% lên 38.11%. Điều này cho thấy hiệu quả của MSB trong việc quản lý chi phí, chính sách giá sản phẩm, dịch vụ cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận từ 2 nguồn là thu nhập lãi và ngoài lãi( từ các hoạt động khác) của ngân hàng của ngân hàng là tốt lên. Điển hình là thu nhập lãi thuần của ngân hàng từ năm 2019 là 3062 tỉ tăng lên 6216 tỉ, gần gấp đơi chỉ trong vịng 3 năm. Do vậy mà việc quản lý chi phí và tối đa hố lợi nhuận của ngân hàng MSB là tốt, đang tăng theo hướng tích cực. Vì thế lợi nhuận cho các chủ sở hữu ngân

31

hàng( các cổ đơng) tăng lên. Chính vì vậy hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng MSB là tốt dần lên.

AU: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản của MSB tăng từ 0.032 năm 2019 lên 0.056 năm 2021. Mức tăng này thì khơng đáng kể do hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng đang khá thấp. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng tải sản của MSB đang có xu hướng tăng vừa cho thấy điểm tích cực cũng như tiêu cực. Tích cực ở điểm là nếu ngân hàng sử dụng các biện pháp đẩy mạnh tính sinh lời từ tài sản, khai thác hết hiệu quả sinh lời của tài sản.

Điểm tiêu cực là hiệu quả trong việc quản lý tài sản của MSB chưa được tốt. Mặc dù tỉ lệ cho vay của ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản. Nhưng khoản mục chứng khoán đầu tư (một khoản đầu tư dài hạn) của ngân hàng cũng khá là cao, sát sao với khoản mục cho vay - Đây là tài sản có mức sinh lời khá là cao nhưng lại rất dễ gặp phải rủi ro thanh khoản và khơng an tồn trong hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng MSB.

EM: Địn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính của MSB trong 3 năm 2019 đến 2021 có xu hướng giảm từ 10.28 xuống còn 9.77 mặc dù vẫn ở mức cao. Trong khi địn bẩy tài chính của MSB trong 3 năm 2019, 2020, 2021 giảm nhưng tỉ suất sinh lời trên VCSH của MSB lại tăng, thậm chí là tăng khá là cao. Do vậy vốn chủ sở hữu của MSB an toàn hơn, giảm thiểu các rủi ro, khả năng chống đỡ các khủng hoảng khi xảy ra của ngân hàng tăng lên. Do đó đây là tín hiệu tích cực, khá là tốt cho ngân hàng MSB.

3.3. NIM - Tỉ lệ thu nhập lãi thuần

NIM = Thu nhập lãi thuần / TTSSLbq x 100%

NIM của MSB trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 2,48%; 3,4% và 3,63% là tăng trong các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của MSB tốt dần lên, thể hiện ở chỗ thu nhập lãi thuần tăng lên. Ngân hàng đã tận dụng tốt các nguồn vốn huy động được để tạo ra càng nhiều lợi nhuận. Cũng như cắt giảm được các chi phí ( tốc độ tăng trưởng của thu nhập lãi so với tốc độ tăng của chi phí là cao hơn). Điều này là tương đối tốt cho ngân hàng MSB.

32

3.4. NNIM - Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi thuần

NNIM = TN ngoài lãi thuần/ TTS x 100%

Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi thuần của NH MSB trong 3 năm từ 2019 đến 2021 lần lượt là 3,17%, 1,42% và 0,23%. Thấy thu nhập ngoài lãi thuần trên tổng tài sản của MSB xu hướng giảm mạnh từ 3,17% xuống chỉ còn 0,23%

Điều này cho thấy trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng MSB thì thu nhập từ lãi thuần ngày càng tăng cao. Tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng trong những năm gần đây.

3.5. CIR - Tỷ lệ chi phí thu nhập

CIR = Chi phí hoạt động / Thu nhập hoạt động x 100%

CIR của ngân hàng MSB trong 3 năm gần đây (2019, 2020 và 2021) lần lượt là: 53,06% , 49,17%, và 37,1% là giảm đều so với các năm. Mặc dù CIR của ngân hàng MSB năm 2019 khá cao là 53,06% nhưng vẫn đảm bảo nằm trong mức trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 35% đến 60%. Chỉ trong vịng 2 năm thì tỉ lệ chi phí thu nhập của MSB đã giảm tương đối nhiều từ 53,06% xuống 37,1% (giảm 15,96%). Đây là tín hiệu tốt, cho thấy ngân hàng đã quản lý tốt trong việc tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu chi phí trong tồn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Làm cho chi phí hoạt động mà ngân hàng MSB bỏ ra để tạo ra được 1 đồng thu nhập hoạt động giảm xuống. Từ đó giúp cho ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt lên.

Đánh giá chung

Nhìn chung, cơ cấu thu nhập của MSB là phù hợp với chiến lược và chính sách, sản phẩm, mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, cụ thể năm 2020 tỷ trọng thu nhập lãi thuần 67% giảm cịn 59%. Cùng với đó là dấu hiệu tích cực sau khi MSB chính thức niêm yết trên sàn chứng khốn đã giúp tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tăng năm 2020 từ 33% lên 41% năm 2021.

Có thể thấy, ngân hàng MSB đang ngày càng phát triển, cùng với những chiến lược cụ thể, khơng ngừng đổi mới, đa dạng hóa hoạt động để đạt được những mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.

33

Song, ngân hàng phải cần chú ý tới yếu tố rủi ro. Khi ngân hàng đa dạng hóa thu nhập sẽ làm tăng rủi ro vì thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay có thể sẽ ổn định theo thời gian vì khách hàng e ngại thay đổi quan hệ tín dụng trong khi nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác có thể biến động lớn vì ngân hàng có thể dễ dàng chuyển hoạt động này sang hoạt động cho vay. Hơn thế nữa, khi ngân hàng mở rộng hoạt động thu nhập ngoài lãi đồng nghĩa với việc tăng chi phí cố định; dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng và làm rủi ro cao hơn.

Với thời gian hoạt động trên sàn giao dịch chứng khoán chưa lâu, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế biến động thất thường như hiện nay, giá cả dễ biến động lên xuống, ngân hàng MSB có thể sẽ gặp rủi ro thanh khoản. Qua đó, ngân hàng nên có những kế hoạch và nhiều phương án chuẩn bị để phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, MSB nên tập trung kiểm sốt tình hình tài chính của mình tăng trưởng ổn định và hiệu quả cũng như liên tục cập nhật các chính sách điều chỉnh của Nhà nước, nắm bắt tâm lý các nhà đầu tư và biến động của thị trường thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thu nhập của ngân hàng MSB từ năm 2019 2021 và đưa ra các khuyến nghị phù hợp (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)