Tổng quan tình hình kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trƣờng nội địa của công ty cổ phần đại hữu (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị

trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Đại Hữu

Tên công ty: Công ty cổ phần Đại Hữu.

Địa chỉ: Xóm Đồng, thơn Văn Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Địa chỉ nhà máy: Khu Cơng nghiệp Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Điện thoại: +84-4-38617508 Fax: +84-4-36870685

Công ty cổ phần Đại Hữu được thành lập ngày 11/01/2002 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0101206367 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.

Sản phẩm chính của cơng ty bao gồm các loại bao PP, PE và OPP được cung cấp cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni, phân bón, nơng sản và thực phẩm trên toàn quốc. Dựa trên nền tảng nguồn lực vững chắc, Công ty cổ phần Đại Hữu đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu nơng sản, phân bón, khai thác khống sản cũng như tham gia vào nhiêu dự án xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trong nước.

2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh sản phẩm bao bì trên thị trườngnội địa nội địa

Trong những năm gần đây tăng trưởng ngành bao bì Việt Nam từ 15- 20%/năm, bao bì Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Thị trường bao bì Việt Nam có thể được chia thành rất nhiều loại như bao bì nhựa, carton, thủy tinh, kim loại và những loại khác, trong đó, bao bì nhựa ln chiếm tỷ trọng cao (trên 35%), đóng một vai trị hết sức quan trọng.

Hình 2.1: Cơ cấu sản phẩm bao bì trên thị trường nội địa

(Nguồn: Hiệp hội bao bì Việt Nam)

Tuy nhiên, trên thị trường nội địa, doanh nghiệp sản xuất bao bì trong nước hiện chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, 70% còn lại do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ. Trong khi, nếu xét về mặt số lượng, doanh nghiệp doanh nghiệp bao bì Việt Nam đã vượt con số 1.000, gấp 5-6 lần số lượng doanh nghiệp ngoại. Thống kê sơ bộ ở các doanh nghiệp lớn, gần như tồn bộ bao bì đều đặt hàng các cơng ty bao bì nước ngồi. Lý do chung được đưa ra là bao bì của các doanh nghiệp nước ngồi thường có kỹ thuật in ấn cao hơn, cho ra những sản phẩm bao bì đẹp mắt, tinh xảo. Mặt khác, chi phí in ấn của các doanh nghiệp Việt Nam không ổn định do phần lớn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu (khoảng 90% cả nguyên liệu và thiết bị), trong khi tỷ giá ngoại tệ lại biến động thường xuyên.

Ngành bao bì Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn cịn sử dụng máy cũ, máy nhập đã qua sử dụng. Các công đoạn làm ra thành phẩm sau in cịn thủ cơng, chất lượng thấp và không đồng bộ. Môi trường sản xuất bao bì, in chật hẹp, bảo quản nguyên vật liệu và thành phẩm không đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh... Hầu hết các nhà máy sản xuất bao bì đều đơn lẻ, thiếu đầu tư đồng bộ. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp phải đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua công nghệ mới, sử dụng được 3 năm, sau đó lại phải tiếp tục thay đổi công nghệ khác...Với quy mơ hoạt động như hiện nay, nếu khơng có sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc từ các quỹ đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, doanh nghiệp ngành bao bì sẽ rất khó thay đổi quy trình sản xuất, vì vốn đầu tư cho sản xuất bao bì rất nặng.

Ngành bao bì nhựa cũng gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng dây chuyền từ các ngành sử dụng nhiều bao bì đóng gói PP, PE (chăn ni thì gặp dịch bệnh, thủy sản gặp khó khăn do hàng loạt doanh nghiệp trong ngành phá sản, tình trạng phân bón giả, phân bón nhập lậu…). Hơn 40% doanh nghiệp trong ngành bao bì phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng do thị trường đầu ra khơng có hoặc tài chính khơng đủ để trụ… chỉ một số ít các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, quy mô khách hàng ổn định là đứng vữn trên thị trường và tiếp tục phát triển mạnh.

Do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, nên giá thành sản xuất của ngành bao bì nhựa PP, PE cũng bị biến động theo giá nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là hai loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất là PP và PE, với mức tăng trung bình là 13%. Tỷ giá USD/VNĐ biến động mạnh, đã khiến

cho doanh nghiệp nhựa chịu tác động kép từ giá cả nguyên liệu đầu vào, làm cho lợi nhuận giảm sút, hoặc khơng có lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trƣờng nội địa của công ty cổ phần đại hữu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)