Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 40 - 42)

7. Nội dung các chƣơng

1.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện

huyện

1.3.2.1 Hệ thống luật pháp về đất đai

Trong quá trình hội nhập phát triển nền kinh tế hiện nay, hệ thống pháp luật là công cụ không thể thiếu trong quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương nói riêng. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý được hiệu quả, thuận lợi. Vì các cơ quan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp trở ngại nào nếu như văn bản pháp luật đó mang tính khoa học, cụ thể. Cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng cùng với các mối quan hệ sử dụng đất đai phức tạp địi hỏi pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng phải tạo nên một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tự do kinh doanh phát triển, tạo cơ hội cho mọi người làm ăn sinh sống theo pháp luật. Ngồi ra pháp luật cịn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý. Để đạt được điều đó, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Nhưng thực tế luật đất đai hiện nay vẫn cho thấy vẫn còn một số hạn chế làm giảm hiệu lực của cơ quan nhà nước.

Đó là do luật đất đai được xây dựng trong điều kiện kinh tế đang từng bước hoàn thiện, chưa lường trước sự chuyển biến tình hình, vì vậy luật cịn quy định chung chung, mặt khác việc thực hiện thực hiện luật còn chậm, thiếu đồng bộ và cụ thể làm cho các cấp lúng túng trong việc thi hành bởi vậy hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai vẫn cịn thấp. Từ đó có thể thấy yếu tố pháp luật có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đất đai.

1.3.2.2 Bộ máy tổ chức

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền địa phương có tác động trực tiếp đến việc quản lý đất đai trên địa bàn. Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, công tác quản lý của cả bộ máy sẽ gặp khó khăn lớn nếu một khâu, một cấp quản lý trong hệ thống không đảm bảo được yêu câu cơng việc được giao. Vì vậy muốn quản lý hiệu quả, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai phải được tổ chức phù hợp về cơ cấu, có sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời phải có sự hướng dẫn bám sát của các ban ngành chức năng.

1.3.2.3 Năng lực cán bộ

Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý, trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tới công tác quản lý nói chung và quản lý về đất đai nói riêng. Cán bộ quản lý là người trực tiếp tham gia vào các công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chun mơn, trình độ và tận tâm với cơng việc là điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước về đất đai ở cấp địa phương.

1.3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại để đáp ứng cho yêu cầu quản lý hiện nay. Những bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc

một phần vào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đầu tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của chế độ công vụ, công chức vừa là điều kiện, vừa là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả của nền hành chính nói chung và hoạt động quản lý về đất đai nói riêng. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động quản lý, giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho huyện Yên ập, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)