Tổng quan về huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 47 - 52)

7. Nội dung các chƣơng

2.1. Tổng quan về huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Trước đây, huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa (năm 1831 đổi là tỉnh Hưng Hóa), từ năm 1903 thuộc tỉnh Phú Thọ. Theo quyết định số 178-CP ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, huyện Yên Lập sáp nhập với huyện Cẩm Khê và 10 xã của huyện Hạ Hồ ở phần hữu ngạn sơng Thao (sông Hồng) thành huyện Sông Thao. Ngày 22 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ tách huyện Sông Thao thành 2 huyện: Yên Lập và Sông Thao. Khi ấy huyện Yên Lập có 17 xã: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Tân Long, Thượng Long, Nga Hoàng, Trung Sơn, Đồng Thịnh, Phúc Khánh, Ngọc Lập, Ngọc Đồng, Minh Hòa, Đồng Lạc. Trụ sở huyện đóng tại xã Tân Long (nay là thị trấn Yên Lập). Hiện nay, huyện Yên Lập có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 16 xã: Mỹ Lung; Mỹ Lương; Lương Sơn; Xuân An; Xuân Viên; Xuân Thủy; Hưng Long; Thượng Long; Nga Hoàng; Trung Sơn; Đồng Thịnh; Phúc Khánh; Ngọc Lập; Ngọc Đồng; Minh Hòa và Đồng Lạc.

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và hành chính

2.1.2.1. Vị trí địa lý và hành chính

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km, có toạ độ địa lý từ 21013’ đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 104052’ đến 105010’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 43783,62 ha, với 17 đơn vị hành chính (16 xã và 01 thị trấn) bao gồm các xã: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Trung Sơn, Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Thượng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh, Ngọc Lập, Ngọc Đồng, Minh Hòa, Đồng Lạc và thị trấn Yên Lập. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Đơng giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nơng (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp

huyện Hạ Hồ (Phú Thọ).

2.1.2.2. Địa hình

Yên Lập là huyện miền núi, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngịi hẹp và dốc lại phân bố khơng đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng chính.

- Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): Là vùng địa hình núi thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn.

- Tiểu vùng 2: Các xã vùng trung huyện (vùng giữa) gồm các xã: Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long và thị trấn Yên Lập. Đây là vùng thung lũng được tạo bởi hai sườn núi cao phía Đơng và Tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong q trình phong hố có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.

- Tiểu vùng 3: Các xã vùng thượng huyện, gồm các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Trong tiểu vùng có một số khống sản và một vài điểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây cơng nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở xã Lương Sơn, Xuân An.

2.1.2.3. Khí hậu, thủy văn và sơng ngịi

Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính: Mùa đông lạnh và khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 14,2°-18°; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28-30°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm.

Chế độ thủy văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chưá nước trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Nhìn chung, chế độ khí hậu và thủy văn trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, gây khơng ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của người dân trong huyện.

2.1.2.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Quỹ đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của Yên Lập là 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên đất đai là 39.288,26 ha chiếm 89,62%. Trong tổng diện tích đất đai , đất sản xuất nơng nghiệp là 11.189,42 ha chiếm 25,52%; đất lâm nghiệp là 27.086,41 ha chiếm 61,79% và đất nuôi trồng thủy sản là 1.010,04 ha chiếm 2,30%. Trong diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 5.073,10 ha, chỉ chiếm 11,57%. Đất phi nơng nghiệp của huyện có 4.348,81 ha, chiếm 9,92% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ở là 783,32 ha chiếm 1,79%; đất chuyên dùng là 2067,32 ha, đất quốc phòng an ninh là 1196,47 ha và đất dùng vào mục đích cơng cộng 777.19 ha. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là 200,55 ha chiếm 0,46 % tổng diện tích tự nhiên. Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.

- Tài nguyên khoáng sản, nước:

Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khống sản trên địa bàn huyện thì n Lập có tổng số 18 điểm mỏ và điểm quặng nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 9 mỏ đá. Các mỏ khống sản trên địa bàn huyện hầu hết chưa được điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng và chất lượng. Qua thăm dị ước tính trữ lượng và chất lượng các mỏ này đều ở mức trung bình và nhỏ, tuy nhiên đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện.

Nguồn tài nguyên nước huyện Yên Lập không lớn kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ơ nhiễm, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

2.1.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện ước đạt 8,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nơng lâm nghiệp, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ; tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16,54%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm.

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2017 - 2020

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Lập, năm 2017 - 2020

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển khá toàn diện; khâu đột phá về phát triển đồi rừng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, các chỉ tiêu về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện cuối nhiệm kỳ đều đạt và vượt cao so với mục tiêu Nghị quyết. Cùng với phát triển nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp của huyện cũng có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,5%/năm. Trong đó, lần đầu tiên kể từ khi tái lập, huyện đã xây dựng được 2 cụm công nghiệp và thu hút được doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngồi vào đầu tư. Đến nay Cụm cơng nghiệp thị trấn Yên Lập và Cụm Công nghiệp Lương Sơn có 9 nhà đầu tư thuê đất, có 5 doanh nghiệp hoạt động tại 2 cụm công nghiệp, giải quyết việc làm ổn định cho trên 1.200 lao động...

2.1.4. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Huyện Yên Lập được chia thành 17 xã, thị trấn với 186 khu. Huyện có dân số trên 95.000 người, chiếm 6,2% dân số toàn tỉnh, bao gồm 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số trên 75.000 người (chiếm gần 79% dân số); đông nhất là dân tộc Mường với trên 69.000 người, tiếp đó là dân tộc Dao, dân tộc Mông..; Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm trung bình là 1,09%.

Tồn huyện có 47.357 lao động, chiếm tỉ lệ là 55,56% tổng dân số, Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 80%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm dần lao động trong nông nghiệp.

Chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt. Trung tâm Y tế huyện đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại và đưa vào sử dụng nhà điều trị chất lượng cao. Đến nay đã có 16/17 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% Trạm Y tế có bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm; trung bình có 6,4 bác sỹ/1 vạn dân; số giường bệnh đạt 30,1 giường bệnh/1 vạn dân. Tổ chức, mạng lưới cán bộ làm công tác dân số từ huyện đến khu dân cư được củng cố và hoạt động ổn định.

2.1.5 Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Yên Lập

Cơ sở để xác định hiện trạng sử dụng đất đến 31/12/2019: + Số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2018; + Kết quả thực hiện các cơng trình đến ngày 31/12/2019.

Thống kê đất đai năm 2020, thực tế cho thấy quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn huyện đã đi vào nề nếp và bám sát các quy định của Nhà nước. Toàn huyện cơ bản hoàn thành các việc cấp chứng nhận quyền sử đất cho các đối tượng sử dụng đất thuộc các loại đất được cấp chứng nhận quyền sử dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)