Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 75)

Việc doanh nghiệp tự tính, tự khai thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình đã tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung nguồn lực để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm nâng cao công tác quản lý thuế và tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, nhằm đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp cho người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Thông qua công tác kiểm tra đã phát huy nhân tố tích cực và phịng ngừa những mặt tiêu cực.

Căn cứ vào kiến nghị của kết quả thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế có thể kiến nghị các giải pháp cụ thể để đưa Luật thuế vào cuộc sống đồng thời cải cách các quy trình quản lý thuế của ngành ngày càng hợp lý hơn.

Thực tế qua kết quả công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ngành thuế Tuyên quang đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp kê khai không trung thực các khoản chi phí nhằm giảm bớt số thuế TNDN phải nộp.

Trong quản lý thuế, ngành thuế Tuyên quang luôn coi trọng công tác thanh tra kiểm tra, công tác thanh tra hàng năm được thực hiện theo kế hoạch phê duyệt, công tác kiểm tra từ năm 2015-2019 không xây dựng kế hoạch mà dựa trên cơ sở kiểm tra rủ ro về thuế. Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thanh tra, kiểm tra trong 5 năm là 1.845 doanh nghiệp, số thuế phát hiện truy thu là 53.413 triệu đồng, phạt vi phạm pháp luật về thuế là 13.284 triệu đồng.

Từ số liệu Bảng 2.12 cho thấy, mức độ vi phạm pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên thể hiện qua số thuế truy thu và phạt qua các năm đều tăng lên, nếu như năm 2015 số thuế truy thu và phạt là 2.439 triệu đồng, số thuế xử lý bình quân trên một doanh nghiệp là 8,8 triệu đồng thì đến năm 2019 số thuế truy thu và phạt là 25.252 triệu đồng, số thuế xử lý bình quân trên một doanh nghiệp là 51 triệu đồng.

Bảng 2.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Số lượng doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra Kết quả thanh tra,

kiểm tra Thuế xử lý bình quân 1 DN Số DN đã T.tra, K.tra

Thanh tra Kiểm tra Tổng

số tiền truy thu và phạt Trong đó Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Số thuế truy thu Số tiền phạt A 1=3+6 2 3 4=3/2 5 6 7=6/5 8=9+10 9 10 11=8/1 2015 276 33 17 52 0 259 2.439 1.882 557 8,8 2016 356 29 16 55 0 340 5.817 4.279 1.538 16,3 2017 223 37 20 54 0 203 8.789 6.599 2.190 39,4 2018 490 88 70 80 0 420 24.400 19.100 5.300 50 2019 500 90 90 100 0 410 25.252 21.553 3.699 51 Cộng 1.845 277 213 77 0 1.632 66.697 53.413 13.284 36

Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của Luật thuế và Luật kế toán. Do vậy dẫn đến sai phạm về thuế GTGT như: cịn có hiện tượng hạch tốn doanh thu khơng đúng niên độ kế tốn, doanh thu ghi trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán để giảm thuế GTGT đầu ra và giảm thu nhập chịu thuế, áp dụng sai thuế suất thuế GTGT, sử dụng hoá đơn chứng từ kê khai khấu trừ thuế không đúng quy định, bị loại trừ thuế GTGT hàng hoá mua vào không phục vụ kinh doanh, hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hố chịu thuế và khơng chịu thuế nhưng không phân bổ theo qui định... Đối với thuế TNDN chủ yếu vi phạm ở các khoản chi không được phép hạch toán như đưa vào chi phí hợp lý các khoản chi không đúng quy định, lập khống bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thủy hải sản, chi quà biếu, tham quan, khuyến mãi, trích khấu hao tài sản cố định khơng phù hợp với chính sách, chuyển lỗ sai quy định, xác định không đúng điều kiện ưu đãi thuế...

Ngoài các hành vi thường gặp nêu trên trong quá trình kiểm tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm mới như:

- Các tập đồn cơng ty mẹ ở nước ngoài ký hợp đồng SXKD và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao, sau đó các tập đồn cơng ty mẹ giao lại các hợp đồng này cho các công ty con thành lập tại Tuyên quang thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các công ty mà công ty mẹ ký hợp đồng, nhưng lại không thu được tiền trực tiếp từ các công ty đã xuất hàng hóa dịch vụ mà lại thu tiền theo đơn giá gia công sản xuất dịch vụ do công ty mẹ quy định với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất thấp.

- Có một số doanh nghiệp thành lập 2, 3 công ty cùng một lúc nhằm mục đích vay tiền ngân hàng dễ dàng và điều tiết doanh thu, chi phí điều tiết lãi, lỗ của các công ty thành viên làm giảm thu nhập chịu thuế hoặc lỗ để tránh thuế, trốn thuế.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khơng hạch tốn các cơng trình bên chủ đầu tư khơng u cầu viết hóa đơn, nhưng vẫn hạch tốn các chi phí xây dựng phát sinh, trường hợp này thường xảy ra đối với doanh nghiệp chỉ sử

dụng duy nhất tài khoản 154 để hạch toán tập trung tất cả các khoản mục chi phí, chi phí của nhiều cơng trình.

- Các ngân hàng thường không kê khai thuế nhà thầu đối với hoạt động hoán đổi lãi suất với nước ngồi.

Tình hình trên cho thấy dấu hiệu vi phạm trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng, do vậy cần phải được tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)