Hoàn thiện bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 100)

4. Phương pháp nghiên

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý

Một bộ máy quản lý hoàn thiện là yếu tố cốt lõi giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả. Bộ máy QLNN về đất đai của huyện hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, số lượng cán bộ cịn thiếu, chưa có sự chun mơn hóa theo từng loại đất. Vì vậy, thời gian tới huyện cần bổ sung lực lượng cho Chi nhánh VPĐKĐĐ; đối với các xã có diện tích rộng cần bổ sung thêm biên chế cán bộ địa chính để hồn thiện bộ máy quản lý đất đai, đáp ứng khối lượng cơng việc.

Cần rà sốt, sửa đổi bổ sung quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của phòng TN & MT, Chi nhánh VPĐKĐĐ để kiện toàn tổ chức hoạt động, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp với chức năng, chuyên môn.

Nâng cao năng lực giải quyết công việc của cán bộ địa chính cấp cơ sở. Cán bộ địa chính ngồi sự hiểu biết về pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, về chun mơn nghiệp vụ cịn phải am hiểu về tình hình địa phương, nắm bắt được tình hình địa bàn. Để làm tốt nhiệm vụ này, phịng Tài ngun Mơi trường huyện cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cũng như hướng dẫn về chuyên môn nhằm chun mơn hóa đội ngũ cán bộ địa chính, đưa cơng tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

Tiếp tục đổi mới, kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác quản lý đất đai từ huyện tới cơ sở, cần phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có chun mơn sâu của Phịng TN&MT đặc biệt là cán bộ địa chính các xã, thị trấn ln phải nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần phải quy định cụ thể về chế độ làm việc đi đôi với mức đãi ngộ tiền lương phù hợp để tạo sự ổn định đối với đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn nhằm tạo cho cán bộ cấp cơ sở có bề dày kinh nghiệm, nắm chắc chính sách đất đai, am hiểu thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, khơng để xảy ra tình trạng cán bộ địa chính xã, thị trấn kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác để họ có đủ thời gian phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm cơng tác địa chính.

+ Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm cơng tác địa chính, trong đó chú trọng cả hai phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chun mơn. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cơng chức địa chính trong QLNN về đất đai, để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

+ Củng cố, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng, làm cho họ nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân.

+ Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, trong đó đặc biệt coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính. Việc xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc

nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn. Vì vậy cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai bao gồm cả về khoa học quản lý và sử dụng đất, về pháp luật về đất đai trong cơ chế thị trường là hết sức cần thiết.

Công tác QLNN về đất đai chủ yếu thông qua biện pháp dân sự và biện pháp kinh tế, chính vì vậy việc kiện tồn củng cố tổ chức bộ máy QLNN về đất đai cũng phải theo hướng này, có nghĩa là người làm cơng tác quản lý đất đai phải có sự am hiểu sâu về chun mơn, có khả năng vận động, tun truyền, áp dụng hợp lý các quy định của luật với vấn đề tâm lý con người, nhất là trong việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp.

Đối với cán bộ địa chính phụ trách về mảng đất lâm nghiệp, cần có chính sách địa tạo, củng cố kiến thức về hoạt động phát triển lâm nghiệp, để bên cạnh quản lý đất đai, học cịn có kiến thức nhất định về hoạch định, quy hoạch các giống cây trồng phù hợp với từng địa bàn và mục đích kinh tế của người sử dụng đất. Ngoài ra, do đặc thù địa bàn quản lý ở vùng sâu, vùng xa nên cần có những ưu đãi nhất định cho cán bộ địa chính lâm nghiệp như hỗ trợ về chi phí đi lại, xuống cơ sở,... để họ có thêm động lực, trách nhiệm trong cơng việc.

3.2.2. Hồn thiện các cơng cụ, phương pháp quản lý

3.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin đất đai

Hiện nay, sự hiểu biết của nhân dân huyện Diễn Châu đối với chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế. Trước thực trạng đó, UBND huyện phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kịp thời cung cấp thông tin đất đai để người dân có thể nắm bắt được những quy định, thy đổi mới, từ đó nâng cao ý thức trong chấp hành. UBND huyện cần cập nhật, tổng hợp các chính sách, pháp luật cịn hiệu lực một cách hệ thống, đơn giản để tuyên truyền đến từng địa phương, từng đối tượng sử dụng đất.

Để làm tốt công tác tuyên truyền, phô biến giáo dục pháp luật về đất đai, chính quyền huyện cần có những giải pháp như:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chi đạo của chính quyền đối với cơng tác giáo dục pháp luật đất đai. Hàng năm UBND huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho các xã, thị trấn theo chương trình, kế hoạch của cấp trên và phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những người có thảnh tích xuắt sắc trong cơng tác giáo dục pháp luật đất đai.

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Bởi vì, đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

- Thiết lập các tờ rơi có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chun mơn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại như: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế,...tất cả các loại quy trình này phải được niêm yết cơng khai tại các cơ quan chuyên môn huyện, xã, thị trấn và các tụ điểm dân cư công cộng, đồng thời đưa trên website của huyện đầy đủ.

- Chính quyền huyện cần dành một khoản kinh phí thích đáng trong hoạt động thường xuyên của mình để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai.

3.2.2.2. Làm tốt cơng tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một u cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng QLNN về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền huyện có quan tâm thực hiện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền huyện Diễn Châu cần thực hiện một số giải pháp như:

- Rà soát các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp thực tế, gây phiền hà cho người dân. Đồng thời, chính quyền huyện phải cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi. Tất cả kết quả rà sốt văn bản phải được đăng tải trên website của huyện.

- Kiện toàn bộ máy hoạt động của Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện, bổ sung thêm các cơ quan liên quan như: Kho bạc nhà nước; Chi cục Thuế để giảm bớt việc đi lại của người dân trong q trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Thực tế tại Trung tâm giao dịch Một cửa liên thơng huyện chưa có các cơ quan này.

- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm “Một cửa liên thông xã, huyện trong lĩnh vực đất đai” đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hồ sơ đất đai ban đầu nhân dân ở cấp xã như: Quy định thời gian phải hoàn thiện hồ sơ, thời gian chuyển hồ sơ cho VPĐKĐĐ, đây là một vấn đề hiện nay chính quyền huyện vẫn chưa giải quyết được.

- Tất cả các dịch vụ công liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại VPĐKĐĐ. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo u cầu của cơng dân thơng qua quy trình quy định rõ thời gian thực hiện. Người dân có thể biết được quy trình, quá trình giải quyết hồ sơ của mình thơng qua tra cứu hồ sơ tại Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện.

- Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, xác lập đầy đủ thông tin trên từng thửa đất như: Giá đất, diện tích, hình thế, vị trí, mục đích sử dụng, cấp cơng trình xây dựng,...nguồn gốc sử dụng), mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ cơng bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.

- Ngoài ra, để thực hiện tốt việc giải quyết các dịch vụ cơng về đất đai, chính quyền huyện cần đầu tư trang bị đủ máy móc thiết bị chuyên ngành cho phòng TN & MT, VPĐKĐĐ, đảm bảo lưu trữ và cung cấp thơng tin cho chính quyền huyện hoạch định các chính sách, cung cấp cho doanh nghiệp và người dân khi cần. Xây dựng quy trình đãng ký đất đai qua mạng internet, giảm bớt các loại giấy tờ khơng cần thiết.

3.2.3. Hồn thiện việc triển khai các hoạt động quản lý sử dụng đất

3.2.3.1. Hồn thiện cơng tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ đế nhà nước quản lý đất đai, là hệ thống các biện pháp cơ sở khoa học kỹ thuật, khoa hoc xà hội đê phân chia đất đai theo loại sử dụng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài ngun đất. Để hồn thiện cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện cần tập trung giải quyết một số nội dung sau:

- Đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến. Quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu. Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, trong đó có phân tích khơng gian nhu cầu sử dụng đất và công khai, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng phải thế hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, của các ngành, lĩnh vực, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính về đất đai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước bảo đảm phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất phục vụ mục tiêu phát triển KTXH bền vững là định hướng chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt trong công tác quản lý sử dụng đất đai.

- Việc quản lý, sử dụng đất phải thông qua công cụ quy hoạch sử dụng đất, vừa bảo đảm quỹ đất phục vụ mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa

bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, cơng bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quỹ đất sử dụng phù hợp cho từng giai đoạn và lâu dài.

- Tăng cường tính chế tài và tính thượng tôn pháp luật trong thi hành quy hoạch của địa phương. Đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất các cấp phải trở thành những chỉ tiêu tổng thể quyết định xu hướng phát triển của địa phương mà khơng mâu thuẫn với lợi ích tồn cục. Các chỉ tiêu này phải được giám sát thường xuyên một cách chặt chẽ với một cơ chế điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, đúng pháp luật. Đối với đất lâm nghiệp, phải quản lý nghiêm ngặt chỉ tiêu đất trồng rừng như xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa đến từng xã, xác định danh tính cụ thể của người lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, từ đó gắn việc trồng rừng, bảo vệ rừng với trách nhiệm của cán bộ quản lý địa bàn.

- Tập trung ưu tiên đẩy mạnh phối hợp quy hoạch đất đai với quy hoạch xây dụng và quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng như: quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị và nhà ở, đồng thời quy định cụ thể chế độ công khai quy hoạch để nhân dân biết và thực hiện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin về quy hoạch; Khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo giữa quy hoạch xây dựng với các loại quy hoạch khác. Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc lấy vào đất chuyên trồng lúa, trồng rừng, cây cơng nghiệp.

3.2.3.2. Hồn thiện quản lý việc giao đất, giao rừng

Đối với công tác quản lý đất nói chung, chính quyền huyện cần đảm bảo bình đẳng trong sử dụng đất thông qua cơ chế thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất. Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội chủ yếu thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng

đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đồng thời quy định chặt chẽ về điều kiện giao đất, cho thuê đất để phát triển kinh tế.

Rà soát, sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đảm bảo quyền quản lý thống nhất về đất đai. Đồng thời phải tăng cường kiểm sốt việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính. Phân cấp và quy định rõ về trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và gắn với trách nhiệm giải quyết của địa phương cho phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn. Tiến hành đồng bộ cơ chế tạo quỹ đất và cơ chế huy động nguồn vốn để chủ động xây dựng các khu tái định cư trước khi thu hồi đất.

Cũng như nhiều địa phương khác, công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)