4. Phương pháp nghiên
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
huyện Diễn Châu
2.4.1. Kết quả đã đạt được
Công tác quản lý sử dụng đất nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Diễn Châu trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phát triển KTXH của huyện. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu nhìn chung được thực hiện tốt. Căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2013, huyện đã cụ thể hoá thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo thẩm quyền, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Chủ động triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công tác cấp giấy chứng nhận; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, các thủ tục hành chính về đất đai... được dư luận đánh giá tích cực, tháo gỡ được nhiều khó khăn, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển.
- Về quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở cả 2 cấp huyện và cấp xã, thị
trấn, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên đất bước đầu đã đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được mơi trường sinh thái, phát huy được nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã được khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa nước, trồng rừng.
- Về quản lý việc giao đất, giao rừng: Công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Diễn Châu đã được thực hiện theo đúng quy trình quy định. Người dân được giao đất đã yên tâm sản xuất nâng cao mức thu nhập, ổn định mức sống. Huyện đã tiến hành thu hồi đối với những diện tích đất sử dụng kém hiệu quả hoặc vi phạm pháp Luật Đất đai và đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo tận dụng triệt để từng diện tích đất phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ: Cơng tác kê khai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ luôn được cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng chỉ đạo nên đã đạt được nhiều thành tích tốt. Cơng tác cấp GCNQSDĐ cơ bản đã từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác QLNN về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Sau khi tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ về đăng ký đất đai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; việc thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động trên hệ thống hồ sơ địa chính đã được các cơ quan, đơn vị, cơ sở thực hiện thường xuyên, đảm bảo theo đúng quy định.
- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm. Kết quả thanh tra đã chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất; kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể có sai phạm; góp phần khắc phục thất thốt, lãng phí xảy ra trong q trình thực hiên các dự án; nhiều vấn đề xã hội liên quan đến đất đai đã phần nào được giải quyết.
- Về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện một cách nghiêm túc, giải quyết triệt để theo pháp luật về đất đai, giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.
2.4.2. Hạn chế
Trong công tác quản lý sử dụng đất nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng, huyện Diễn Châu đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tạo sự ổn định trong công tác quản lý. Tuy nhiên, trong công tác quản lý khơng tránh khỏi vẫn cịn những hạn chế, tồn tại, cụ thể như sau:
* Đối với bộ máy QLNN về đất đai: Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về đất đai tuy đã được sắp xếp theo quy định song chất lượng thực thi cơng vụ vẫn cịn nhiều hạn chế về tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc và kinh nghiệm trong công tác.
Năng lực, trình độ chun mơn của một bộ phận cán bộ làm công tác chuyên môn về quản lý đất đai ở cả cấp huyện và cấp xã cịn hạn chế. Một số cán bộ địa chính tại các xã còn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, dẫn đến nảy sinh nhiều tiêu cực trong quá trình quản lý, sử dụng đất.
Lãnh đạo một số địa phương vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc QLNN về đất đai, dẫn đến buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho nhiều vụ việc vi phạm về pháp luật đất đai diễn ra như: Xây dựng trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất...
* Hạn chế trong việc áp dụng các công cụ và phương pháp QLNN về đất đai: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa được thường xun, hiệu quả chưa cao, cịn mang tính chất thời điểm. Qua thực tế cho thấy nhận thức về pháp Luật Đất đai của người dân trên địa bàn cịn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm Luật Đất đai vẫn diễn ra phổ biến gây khó khăn cho cơng tác quản lý.
- Về quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng còn chậm. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp. Trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ triệt để chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải là chỉ tiêu pháp lệnh; việc áp dụng các công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế.
- Về quản lý việc giao đất, giao rừng: Vẫn cịn một số diện tích đất giao chưa đúng quy hoạch, vẫn còn chồng lấn giữa các lô, thửa gây ra tranh chấp. Một số diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng chưa được giao quản lý gây ra tình trạng hoang hóa, lãng phí tài nguyên.
- Về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ:
Cơng tác quản lý hồ sơ địa chính cịn chưa được đầu tư thoả đáng. Công tác đo đạc bản đồ địa chính vẫn cịn nhiều sai sót xảy ra. Tình trạng đo bao nhiều thửa thành một thửa, đo hai thửa đất chồng lên nhau hoặc đo thửa này lấn sang thửa kia vẫn còn khá phổ biến dẫn đến xảy ra tranh chấp về đất đai đã phức tạp lại càng thêm phức tạp, nhiều hộ gia đình, cá nhân mặc dù đã sử dụng đất ổn định song không thực hiện kê khai cấp giấy chứng nhận được do có sai sót trong đo đạc hoặc có tranh chấp với hộ liền kề.
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất hiện nay thực hiện thiếu thống nhất ở các địa phương. Công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ chưa theo kịp tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính. Cơ sở dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính thiếu về số lượng và kém về chất lượng, không cập nhật thường xuyên. Tiến độ cấp GCNQSDĐ thực hiện chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức và hộ gia đình cá nhân, hạn chế việc giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản.
- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn ra công khai, phức tạp và chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra tràn lan.
Những vi phạm này đã tồn tại từ lâu, tuy nhiên không được xứ lý dứt điểm, thậm chí, những cơng trình xây dựng trái phép
vẫn tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều khiến người dân vô cùng bức xúc. Công tác thanh tra, kiểm tra cịn bị bng lỏng, mang nặng tính hình thức. Việc thực hiện các quyết định thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sau thanh, kiểm tra còn chậm; việc phát hiện tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn còn yếu, và một số vụ việc sau khi phát hiện chậm được xử lý.
- Về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Các vi phạm, tranh chấp về đất đai tuy có giảm nhưng lại diễn biến phức tạp. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân, kể cả cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai các cấp chưa nghiêm, mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều. Cơng tác quản lý của cấp chính quyền cơ sở trong lĩnh vực đất đai chưa nghiêm, còn nể nang, né tránh.
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi, thiếu tính đồng bộ và ổn định, khiến việc áp dụng vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của các cấp, tuy nhiên về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng. Các vấn đề tồn tại về đất đai trong lịch sử vẫn chưa được tháo gỡ và giải quyết dứt điểm, gây nhiều lúng túng và khó khăn cho cơng tác quản lý về đất đai tại địa phương.
Ngoài ra, hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác; có những quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí, nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn.
Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất ở địa phương chưa cao. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất vẫn diễn ra gây bức xúc trong dư luận. Nhiều người dân chưa quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của mình khi sử dụng đất, chưa nhận thức đầy đù về tầm quan trọng của GCNQSDĐ hoặc chưa có nhu cầu thực hiện các quyền sử dụng đất để thế chấp, vay vốn, chuyển quyền sử dụng... nên chưa quan tâm đến việc kê khai, đăng ký cấp GCNQSDĐ.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các văn bản Luật, dưới Luật của các cấp chính quyền trong quản lý về đất đai chưa được chặt chẽ, còn thụ động và chạy theo sự vụ. Các vụ vi phạm chưa được xử lý nghiêm, chủ yếu là xử lý hành chính và để cho tồn tại dẫn đến tính răn đe khơng cao.
Nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm cơng tác QLNN cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là đội ngũ công chức địa chính xã. Ở nhiều nơi, cán bộ địa chính khơng được duy trì ồn định do thay đổi cán bộ hoặc luân chuyển giữa các xã, thị trấn nên còn hạn chế về kinh nghiệm, năng lực chuyên mơn, khơng nắm bắt được tình hình thực tế tại địa phương.
Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của đội ngũ công chức và cơ quan hành chính cịn bị bng lỏng, mang tính hình thức. Thiếu hệ thống quy phạm, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, cơ chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra.
Công tác giám sát của HĐND và Mặt trận tổ quốc huyện trong việc QLNN về đất đai cịn mang tính hình thức, ít có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai. Chưa phát huy hết vai trò của Mặt trận tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như của đơng đảo quần chúng nhân dân, tổ chức trong việc tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giám sát việc QLNN về đất đai.
Việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào quản lý cịn chưa triệt để, chỉ ứng dụng ở một số khâu, một số việc mà không được ứng dụng trong cả quá trình quản lý đất đai.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU
3.1. Định hướng quan điểm quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu trong thời gian tới
3.1.1. Một số dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An
Về phát triển kinh tế:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thúc đẩy chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu và có tầm nhìn dài hạn. Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Tận dụng thời cơ từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển ngành nông nghiệp đa chức năng, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến tổ chức tiêu thụ. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới theo hướng nâng cao chất lượng, thực chất, hiệu quả và bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 đạt 4,5 - 5,0%.
Tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp, xây dựng có lợi thế của tỉnh; chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng khoa học - công nghệ, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường; phát triển hạ tầng cung cấp điện phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển KTXH. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình qn giá trị tăng thêm lĩnh vực cơng nghiệp - xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 đạt 14,5 -
15,5%; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 16,5 - 17,5%. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch và quảng bá thương hiệu sản phẩm của tỉnh. Phát triển dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững, đưa Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, du lịch của vùng Bắc Trung Bộ. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,765 tỷ USD; doanh thu du lịch đạt trên 11.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9 - 10%.
Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hộ gia đình; liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi