Cơ cấu chi NSX trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 94)

ĐVT: triệu đồng S T T Nội dung 2017 2018 2019 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng chi NSX 128.367 100 147.366 100 164.189 100

1 Chi đầu tư phát triển 29.038 23 42.806 29 59.280 36 2 Chi thường xuyên 97.299 76 101.707 69 99.892 61 3 Chi dự phòng 633 0,49 980 0,66 1.612 0,98 4 Chi nộp ngân sách cấp 1.397 1 1.873 1 3.405 2

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Lục Nam)

Từ bảng số liệu 2.5, ta thấy chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSX. Năm 2017 chi thường xuyên chiếm 76% trong tổng cơ cấu chi NSX, năm 2018 chiếm 69%, năm 2019 chiếm 61%. Chi thường xuyên mang tính thường xuyên, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã. Cơ cấu chi NSX tại huyện Lục Nam là khá hợp lý, khá tương đồng với các địa phương khác khi chi thường xuyên chiếm trên 60% trong tổng cơ cấu chi NSX.

Chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng qua từng năm kể cả về số thực hiện lẫn tỷ trọng trong tổng chi NSX. Năm 2017, chi đầu tư phát triển đạt 29.038 triệu đồng chiếm 23% trong tổng chi NSX, năm 2018 khoản chi này là 42.806 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 29%. Năm 2019 chi đầu tư phát triển giảm còn 59.280 triệu đồng, chiếm 36% trong tổng chi NSX. Qua đó thể hiện được mức đầu tư đáng kể vào sửa chữa, xây mới điện, đường, trường, trạm trên địa bàn xã, thị trấn.

Chi dự phòng và chi nộp ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi. Để có thể đưa ra cái nhìn chính xác và khách quan hơn ta sẽ đi xem xét chi tiết từng khoản chi trong nội dung chi.

2.2.2.1. Chấp hành chi thường xuyên ngân sách xã

Chi thường xuyên NSX nhằm đảm bảo cho chính quyền xã, thị trấn duy trì hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, nguồn chi này bao gồm các khoản: chi công tác DQTV-ANTT, chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thơng tin và TDTT, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi

trường, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, chi chuyển nguồn và chi khác.

Chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSX những năm gần đây (luôn chiếm trên 60% trong cơ cấu tổng chi). Nguyên nhân chính của việc chi tiêu chi hoạt động duy trì và bảo đảm sự tồn tại, phát triển của xã tăng lên qua các năm là do việc tăng mức chi tiêu cộng thêm lạm phát trong nền kinh tế khiến giá cả leo thang.

Tình hình chi thường xuyên của NSX trên địa bàn huyện Lục Nam trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng 2.6:

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chi thƣờng xuyên NSX trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng S TT Nội dung 2017 2018 2018/2017 (%) 2019 2019/2018 (%) TỔNG SỐ 97.299 101.707 105 99.892 98

1 Chi công tác DQTV – ANTT 3.307 2.842 86 3.286 116

Trong đó: - Chi dân quân tự vệ 2.572 2.326 90 2.733 117

- Chi an ninh trật tự 735 517 70 552 107

2 Sự nghiệp giáo dục Sự nghiệp y

tế 1.443 2.068 43 2.936 142

3 Chi sự nghiệp y tế 123 166 135 158 95

4 Sự nghiệp văn hố thơng tin +

TDTT 1.669 2.552 153 3.166 124

5 Sự nghiệp kinh tế 12.886 17.266 134 17.881 104 - Sự nghiệp giao thông 475 265 56 498 188

- Sự nghiệp nông - lâm – ngư 12.020 13.299 111 14.643 110

- Sự nghiệp khác 391 3.702 947 2.740 74

6 Chi bảo đảm xã hội 6.387 9.579 150 5.954 62 7 Chi đảm bảo xã hội Chi quản lý

NN, Đảng, Đoàn thể 52.090 52.607 101 52.745 100 - Quản lý Nhà nước 35.131 32.881 94 34.558 105

- Đảng, Đoàn thể và các Hội 16.959 19.726 116 18.187 92

8 Chi sự nghiệp môi trường 10 29 290 37 128

9 Chi khác ngân sách 464 419 90 537 128

10 Chi chuyển nguồn ngân sách

sang năm sau 18.920 14.179 75 13.193 93

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Lục Nam)

*Chi cơng tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự:

Tăng cường cơng tác dân qn tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội ở từng địa bàn xã là nhiệm vụ quan trọng của xã nhằm đảm bảo sự ổn định tình hình

góp phần để xây dựng kinh tế xã hội ở xã đồng thời thực hiện tốt công tác xây dựng lực lượng quốc phịng tồn dân và phong trào an ninh nhân dân. Nội dung chủ yếu là chi chế độ cho công an viên ở xã, chi phục vụ cho công tác tuyển quân, tiếp quản quân đã hồn thành nghĩa vụ qn sự về địa phương, cơng tác huấn luyện quân sự, tập huấn cho lực lương dân quân tự vệ, phục vụ cho hoạt động giữ gìn trật tự an ninh của xã hội tại các thơn có thành tích trong hoạt động bảo vệ tài sản, giữ gìn tốt trật tự an toàn ở cơ sở.

Nội dung này được các xã tận thu, quản lý tốt quỹ an ninh nên kinh phí hỗ trợ cho hoạt động an ninh giảm nhưng chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội vẫn tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng chi thường xuyên.Năm 2017 khoản chi này là 2.572 triệu đồng, năm 2018 khoản chi này là 2.326triệu đồng giảm khoảng 10% so với năm 2017. Năm 2019 khoản chi này là 2.733 triệu đồng tăng khoảng 17% so với năm 2018.

* Chi sự nghiệp giáo dục

Nhiệm vụ chi phân cấp cho xã chi chủ yếu là giáo dục mầm non, nhà trẻ và mẫu giáo. Nhiệm vụ chi này chỉ chiếm 2 - 3% trong tổng chi ngân sách song có sự tăng lên qua từng năm. Cụ thể, năm 2017 khoản chi này là 1.443 triệu đồng, năm 2018 chi sự nghiệp giáo dục tăng lên 2.068 triệu đồng tăng 43% so với năm 2017. Năm 2019 khoản chi này là 2.936 triệu đồng tăng 42% so với năm 2018 .

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do chế độ tiền lương thay đổi theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, tổ chức kinh phí thực hiện hỗ trợ chi phí học tập, cấp bù học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3- 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

* Chi sự nghiệp y tế

Khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi NSX. Mặc dù khâu chấp hành chi cho nhiệm vụ này khá tốt nhưng hiệu quả hoạt động chi này còn thấp. Một số trạm y tế xã rất ít bệnh nhân dù phương tiện khám chữa bệnh cũng như thuốc men được nhà nước cấp ngân sách đầu tư đầy đủ dẫn đến tình trạng chi khơng đạt

hiệu quả.Trên thực tế, chi cho sự nghiệp y tế tăng chủ yếu là do tăng cải cách tiền lương theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, bổ sung kinh phí do tỉnh cấp mục tiêu hỗ trợ cho y tế xã, thị trấn về tiền trực ca.

* Chi sự nghiệp văn hóa thơng tin, TDTT

Đây là khoản chi quan trọng góp phần xây dựng nếp sống mới ở cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn. Các khoản chi của NSX cho sự nghiệp trên trong những năm qua đã có tăng lên rõ rệt. Năm 2017 khoản chi này là 1.669 triệu đồng, năm 2018 khoản chi này là 2.552 triệu đồng, tăng 53% so với năm 2017, năm 2019 khoản chi này là 3.166 triệu đồng tăng 24% so với năm 2018. Khoản chi này tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua thể hiện sự quan tâm của chính quyền các cấp đến đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt năm 2019, con số này có sự tăng vượt trội do chi đầu tư xây dựng, sửa chữa trạm truyền thanh các thôn phục vụ công tác tuyên truyền bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

* Chi sự nghiệp kinh tế:

Khoản chi này chiếm tỷ trọng khoảng 13%-18% trong tổng chi thường xuyên. Cụ thể, năm 2017 khoản chi này chiếm 13%, năm 2018 khoản chi này chiếm 16,9%, năm 2019 ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc khi chi sự nghiệp kinh tế tăng lên đạt hơn 17% trong tổng chi thường xuyên NSX. Đây là khoản chi mang lại hiệu quả kinh tế; đóng góp rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế của nhân dân địa phương, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách xã. Song phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngân sách của từng xã mà khả năng đáp ứng cho khoản chi này không đồng đều. Trong nội dung chi này, chi sự nghiệp nông, lâm, ngư chiếm phần lớn với tỷ lệ bình quân 80 – 90% chi sự nghiệp kinh tế. Nguồn kinh phí này chủ yếu chi cấp bù thủy lợi phí, chi chính sách bảo vệ đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân đánh bắt xa bờ; chi cho mở rộng diện tích rừng cao su tại hai xã miền núi Trường Sơn và Trường Xuân.

Về sự nghiệp giao thông, đây là nguồn vốn để duy tu bảo dưỡng các cơng trình giao thơng giao thơng nơng thơn và kênh mương trên địa bàn huyện.

Chi sự nghiệp khác: nguồn kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nơng thơn mới và các chính sách phát triển kinh tế khác của xã, thị trấn.

* Chi đảm bảo xã hội

Chi công tác xã hội bao gồm chi trợ cấp hưu xã, trợ cấp khác; bảo hiểm y tế cán bộ xã; trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, cứu tế xã hội; chi khác. Chi sự nghiệp xã hội có thể nói là một mục chi thể hiện khơng chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng, tình người, thể hiện đường lối, chính sách của Đảng và của nhà nước ta nhằm đền đáp lại một phần nào đó cơng sức, xương máu của những người đã cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trợ cấp cho những đối tượng gặp nhiều khó khăn.

Năm 2017 khoản chi đạt 6.387 triệu đồng chiếm 6,5% trong tổng chi thường xuyên, năm 2018 khoản chi này là 9.579 triệu đồng, gần gấp đôi so với năm 2017. Năm 2019 nội dung chi này đạt 5.954, giảm gần gấp đôi so với năm 2018, chiếm 6% tổng chi thường xuyên trong năm. Khoản chi này tăng lên thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đến các đối tượng cần sự giúp đỡ. Nguyên nhân là do tăng kinh phí BHYT; chi trả mai táng phí và trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP tăng thêm qua các năm; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; trợ cấp cho cán bộ lão thành cách mạng theo Hướng dẫn 04-HD/BTCTW...

Tuy nhiên khoản chi này cũng sẽ có nhiều bất cập nếu có sự tham ơ, ăn chặn của một số phần tử có chức quyền làm cho những đồng tiền nhân đạo không được sử dụng đúng mục đích, khơng đến được tay người dân. Điều đó sẽ gây nhiều bất bình và ảnh hưởng xấu trong nhân dân. Vì vậy vấn đề đặt ra là Nhà nước cần quan tâm cân đối nguồn để cho các xã, thị trấn thực hiện tốt chức năng của mình trong cơng tác đảm bảo xã hội, có những biện pháp quản lý, kiểm tra sát sao việc sử dụng những khoản này để tránh gây thất thốt. Để giải quyết vấn đề này khơng phải chỉ

một sớm một chiều mà cần có một khoảng thời gian phù hợp để kiện tồn lại bộ máy chính quyền cơ sở.

* Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên, là một khoản chi quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa chính quyền các xã. Trong những năm qua các khoản chi cho hoạt động quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể đã được củng cố, các xã đã áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi trong quản lý hành chính, thực hiện tinh giảm biên chế. Do vậy, chi quản lý Nhà nước, Đảng, đồn thể trên địa bàn có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng chi thường xuyên NSX qua từng năm. Năm 2017 khoản chi này là 52.090 triệu đồng chiếm 54% tổng chi thường xuyên NSX. Năm 2018 khoản chi này là 52.607 triệu đồng tăng 517 triệu đồng so với năm 2017 và chiếm 52% tổng chi thường xuyên NSX. Năm 2019 khoản chi này là 52.745 triệu đồng tăng 138 triệu đồng so với năm 2018 và chiếm 53% trong tổng chi thường xuyên NSX.

Nguyên nhân của việc tăng khoản chi này qua từng năm chủ yếu là thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP. Ngoài chi lương và các khoản phụ cấp, các khoản chi còn lại gọi là chi hoạt động gồm: Chi nghiệp vụ phí, văn phịng phẩm, cơng tác phí, chi hội nghị, tiếp khách... Tuỳ điều kiện của từng xã có khác nhau, mức độ đáp ứng các khoản chi này cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung các xã đều đáp ứng được các nhu cầu chi tối thiểu đảm bảo cho bộ máy chính quyền xã hoạt động thường xuyên, đã chấp hành mọi quy định về chế độ chứng từ, chế độ kế tốn trong q trình thanh tốn. Tuy nhiên, việc quản lý chi hoạt động của một số xã chưa thật chặt chẽ, thiếu tính kế hoạch, khơng bám vào chế độ, định mức chi nên một số khoản chi như chi hội nghị, chi tiếp khách... còn lớn. Số lượng các hội nghị diễn ra rất nhiều mà hiệu quả trực tiếp của nó lại khơng cao, nguồn chi cho các hội nghị này không đâu khác là lấy từ NSNN. Chính vì vậy hàng năm ngân sách đã bị sử dụng lãng phí cho khoản chi này. Hầu như trên địa bàn các xã, thị trấn, nội dung chi trên chưa được thực hiện đúng quy định, chưa thực hành tiết kiệm, hiệu quả.

* Chi sự nghiệp môi trường:

Khoản chi này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi thường xuyên NSX, chủ yếu là bổ sung kinh phí tăng thêm do tăng biên chế cho Ban quản lý rừng phòng hộ Ba Rền và Ban quản lý rừng phịng hộ Long Đại và kinh phí tăng thêm để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, kinh phí truy quét lâm tặc, bổ sung kinh phí cho Ban quản lý cơng cộng thực hiện nhiệm vụ vệ sinh mơi trường.

* Chi khác ngân sách:

Ngồi những khoản chi thường xuyên nói trên, hàng năm NSX, thị trấn vẫn bố trí một khoản chi khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhằm bảo đảm cho hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm bảo khi có những biến động bất thường xảy ra. Năm 2017 khoản chi này chiếm 0,47%, năm 2018 chiếm 0,4%, năm 2019 chiếm 0,5% trong tổng chi thường xuyên NSX. Nguồn kinh phí này chủ yếu là hỗ trợ cho các đơn vị khác cấp ngân sách trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ được UBND huyện giao như Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Hạt Kiểm lâm, Kho bạc Nhà nước và bổ sung các nhiệm vụ chi đột xuất phát sinh mà dự tốn đầu năm chưa được bố trí.

* Chi chuyển nguồn

Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự tốn năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau. Chi chuyển nguồn ngân sách trong giai đoạn 2017 – 2019 chủ yếu là khoản chi cho các chương trình mục tiêu ngồi dự tốn tỉnh cấp, các dự án xâydựng của huyện trong năm chưa chi hết nên chuyển năm sau chi tiếp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Tóm lại: Qua nghiên cứu tình hình chi thường xuyên của NSX trên địa bàn huyện Lục Nam những năm qua cho thấy:

Chi NSX đã đảm bảo được yêu cầu cơ bản cho hoạt động thường xuyên của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)