Những yếu ảnh hưởng đến quản lý xây dựng hạ tầng giao thông bằng NSNN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN lý NHÀ nước về THU bảo HIỂM y tế TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 41 - 46)

NSNN.

1.3.1. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của tỉnh

Có thể khẳng định đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến QLNN về đầu tư mọi lĩnh vực nói chung. Riêng QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng. Trước hết, điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài ngun thiên nhiên đều có ảnh hưởng đến q trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Tại những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như các tỉnh thuộc đồng bằng có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là những nhân tố thuận lợi góp phần giảm chi phí đầu tư trong suốt các giai đoạn của q trình. Hoặc tại những nơi có địa hình, địa chất thuận lợi, tài nguyên phong phú, dồi dào nhất là nguồn vật liệu xây dựng thì đây cũng là những tiền đề để thực hiện các dự án HTGT từ NSNN với tiến độ nhanh nhất, giá thành thấp nhất, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Mặt khác, trên thực tế điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Ví dụ: Khi triển khai xây dựng một cơng trình giao thơng, mọi cơng đoạn QLNN diễn ra bình thường, tuy nhiên, khi một sự cố kỹ thuật thuộc điều kiện tự nhiên như kết cấu địa chất phức tạp phải xử lý ngoài dự báo làm tăng chi phí NSNN rất lớn. Hay điều kiện thời tiết thi công gặp thời kỳ mưa lũ kéo dài khơng thể thực hiện. Từ đó đặt ra vấn đề đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng cơng trình, khơng thể bỏ mặc nhà thầu mà phải có sự phối hợp nhiều cơ quan quản lý, đặc biệt là hỗ trợ ngân sách để thực hiện.

Thứ hai, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN luôn phục vụ cho mục tiêu phát triển KTXH cho mỗi địa phương nói chung, cho sự phát triển của ngành GTVT nói riêng.

các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cả về phạm vi, nội dung đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN cần dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN trong tương lai.

Thứ ba, chính sách QLNN về xây dựng HTGT

Các văn bản pháp luật và chính sách quản lý chính là khung thể chế cho hoạt động quản lý xây dựng. Do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLNN về xây dựng HTGT của địa phương.

Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành các quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định, quyết định và chính sách có liên quan đến quản lý về xây dựng HTGT do tỉnh ban hành ban hành mang yếu tổ chủ quan, tác động trực tiếp đến hoạt động và chu trình quản lý.

Chính sách quản lý về xây dựng HTGT tác động vào hoạt động đầu tư vốn nhằm huy động, phân bổ vốn một cách hiệu quả cho thực hiện các dự án HTGT để đạt được mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng của mình. Các chính sách này sẽ tác động đến quản lý xây dựng HTGT bằng nguồn NSNN của tỉnh, góp phần tích cực vào việc phát triển giao thông, giúp cho công tác quản lý xây dựng HTGT bằng nguồn NSNN được tiến hành thuận lợi hơn, đạt hiệu quả mong muốn.

Thứ tư, năng lực tổ chức bộ máy quản lý các cấp của tỉnh

Mơ hình tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN là từ trên xuống và liên kết giữa các cơ quan điều hành với chức năng nhiệm vụ cụ thể chi phối trực tiếp đối với việc thiết lập cơ chế phân cấp QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN như: phân quyền, phân công trách nhiệm quản lý và phân công nhiệm vụ. Từ đó, đưa ra các nguyên tắc, quy định thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các cấp trong công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Sự vận hành của mơ hình tổ chức bộ máy mặc dù được phân cơng, phân cấp hướng đến sự phối hợp nhịp nhàng từ trên xuống và phối hợp lẫn nhau. Tuy nhiên,

chủ thể của bộ máy là con người do đó trong q trình vận hành cịn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan. Vì vậy, mặc mơ hình quản lý có hồn thiện nhưng trong vận hành vẫn gặp tình trạng bất cập ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng HTGT vốn là lĩnh vực nhạy cảm.

Những người đứng đầu của chính quyền địa phương có trách nhiệm đối với việc ban hành và tổ chức thực hiện, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ĐTXD từ NSNN. Định hướng, kế hoạch xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, ý chí, đạo đức của những người lãnh đạo của địa phương và sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và tổ chức thực hiện đầu tư. Đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN, công việc quan trọng trước hết là việc thẩm định các dự án ĐTXD. Việc thẩm định chính xác các dự án ĐTXD có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả đầu tư vì nếu để lọt những dự án ĐTXD khơng hiệu quả thì khơng những gây ra lãng phí các nguồn lực của địa phương mà có khi cịn gây hậu quả xấu cho quá trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Sau khi thẩm định dự án, các dự án ĐTXD đi vào hoạt động thì cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện đầu tư một cách nghiêm túc có ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện đầu tư phải được tiến hành một cách đồng bộ giữa các khâu liên quan, tiến độ và chất lượng thực hiện đầu tư ở các khâu phải đảm bảo theo yêu cầu. Thực tế cho thấy quá trình điều hành thực hiện hoạt động ĐTXD cần có sự kiên quyết, dứt khốt để chống thất thốt, lãng phí vốn đầu tư, hồn thành cơng trình và đưa vào khai thác đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng đây là điều kiện tiền đề cho hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN đạt hiệu quả cao. Mơ hình tổ chức cũng tác động đến các bước lập kế hoạch, phê duyệt, phân bổ NSNN của hoạt động ĐTXD. Bên cạnh đó, mơ hình tổ chức quản lý cũng địi hỏi u cầu phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tương ứng đối với các giai đoạn của quá trình xây dựng HTGT từ NSNN. Mơ hình tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi và mối quan hệ phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cấp trong phân cấp quản lý xây dựng HTGT từ NSNN.

1.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế của quốc gia

Hội nhập quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh tồn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng. Lợi thế của các nước đang phát triển như Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực cũng như khi mở rộng quan hệ song phương và đa phương có thể tranh thủ được nguồn vốn, khoa học và công nghệ, cũng như khả năng tổ chức quản lý theo các tiêu chuẩn ISO. Để chủ động và tích cực trong quan hệ kinh tế quốc tế vấn đề tạo mơi trường đầu tư là rất quan trọng, trong đó xây dựng HTGT là một nội dung được các nhà đầu tư quan tâm.

Trong điều kiện hiện nay, các yếu tố như vốn đầu tư, khoa học và cơng nghệ, các quy trình quản lý hiện đại của nước ngồi sẽ có xu hướng xâm nhập vào thị trường trong nước, mở ra những cơ hội và thách thức về cung ứng những nhân tố đầu tư đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách, huy động và sử dụng vốn ĐTXD. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế sẽ tạo những điều kiện thuận lợi trong thu hút các dòng vốn đầu tư trong nước, nước ngồi nhằm đa dạng hóa các nguồn lực ĐTXD đối với mỗi địa phương. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần giảm gánh nặng cho nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương. Để tận dụng được những cơ hội này thì Nhà nước phải có những biện pháp để khai thác tốt các yếu tố thị trường trong quá trình thiết lập cơ chế.

QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN trên cơ sở phải kết hợp chặt chẽ vai trò điều tiết của Nhà nước và sự điều chỉnh của thị trường để từ đó là tiền đề để phát huy vai trò của việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho xây dựng HTGT ở các địa phương nhằm đạt được cả lợi ích về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phịng ở mỗi địa phương nói riêng, đất nước nói chung.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về đất đai và chính sách QLNN về xây dựng HTGT của quốc gia

Các văn bản pháp luật của Nhà nước là căn cứ pháp lý quy định các hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN ở cấp tỉnh. Nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý cấp tỉnh cũng như đối tượng quản lý chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện HTGT. Với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hồn chỉnh và khơng chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý được thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngồi ra nó cịn có tác dụng hạn chế, kiểm sốt, phịng, chống thất thốt, lãng phí vốn đầu tư tại các dự án HTGT, đảm bảo sử dụng vốn đầu tư ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều văn bản pháp luật của nhà nước đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN còn nhiều bất cập. Một mặt lạc hậu so với yêu cầu phát triển nhanh của thực tiễn. Mặt khác còn chồng chéo giữa nhiều văn bản do cơ quan quản lý cấp bộ như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính... làm cho cơ quan quản lý cấp dưới lúng túng trong việc thực hiện các văn bản vào quá trình thức tế

Thứ ba, chương trình quốc gia về xây dựng nơng thơn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, giao thơng nơng thơn nói riêng và xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nơng thơn mới. Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phong trào làm đường GTNT tại nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sức lan tỏa và chuyển biến tích cực trong cộng đồng.

Cần bám sát các mục tiêu về quy hoạch, kế hoạch phát triển GTNT trong tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh để xác định thứ tự ưu tiên, từ đó thực hiện phương án cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN lý NHÀ nước về THU bảo HIỂM y tế TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 41 - 46)