Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN lý NHÀ nước về THU bảo HIỂM y tế TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 77 - 81)

2.3. Đánh giá chung

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

*Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng HTGT từ NSNN chưa đáp ứng u

cầu, cịn thiếu và yếu về chun mơn.

Như đã phân tích ở trên, những yếu kém của QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN suy đến cùng là sự yếu kém của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức trong cơ quan QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN còn bất cập cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng. Bên cạnh đó phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn yếu kém, lợi dụng những sơ hở trong cơ chế chính sách, lợi dụng chức quyền, vị trí cơng tác để tham nhũng, làm thất thốt, lãng phí vốn ĐTXD tại các dự án xây dựng HTGT từ NSNN.

Thứ hai, quy định về tổ chức quản lý ĐTXD hiện nay còn bất cập, chưa phù hợp

với với thực tiễn.

Cơ cấu tổ chức quản lý ĐTXD được quy định đối với các địa phương còn chồng chéo giữa các Sở, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ dẫn đến sự lúng túng, làm ảnh hưởng tới cơng tác quản lý nhà nước về ĐTXD nói chung và QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN nói riêng. Chưa phân định rạch rịi chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở chuyên ngành, Chủ đầu tư và Ban QLDA trong việc quản lý điều hành dự án.

Ngoài ra, đối với các dự án do Bộ chuyên ngành quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là các Sở chuyên ngành và khi đó các Ban QLDA chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ như một đơn vị Tư vấn QLDA. Các quy định chồng chéo, bất cập này dẫn đến các cơ quan quản lý lúng túng, bất cập trong quá trình thực hiện, làm giảm hiệu quả, hiệu lực

Thứ ba, việc phân cấp đầu tư chưa phù hợp với thực tiễn, phân cấp mạnh nhưng

thiếu sự quản lý tập trung thống nhất và khả năng cân đối nguồn lực của Trung ương cũng như của địa phương, thiếu chế tài kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng HTGT. Trong công tác tổ chức quản lý và triển xây dựng HTGT từ NSNN còn yếu. Sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh chưa thực sự tốt, tiến độ đầu tư vì vậy cũng khơng được bảo đảm, làm ảnh hưởng đến việc đưa các dự án, cơng trình vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả.

Thứ tư, chất lượng cơng tác quản lý xây dựng HTGT cịn nhiều hạn chế.

Năng lực của các nhà thầu tư vấn/ nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện DA cũng như chất lượng và hiệu quả của DA. Các đơn vị tư vấn thực tế mới là sự chuyển đổi từ các đơn vị Khảo sát-Thiết kế, tỷ lệ "thợ vẽ" cịn chiếm phần lớn. Tình trạng yếu kém của các nhà thầu xây dựng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác xây dựng. Việc lựa chọn nhà thầu có dấu hiệu dàn xếp, cạnh tranh chỉ là về hình thức. Cơng tác quản lý, giám sát cơng trình khơng nghiêm, nhiều trường hợp bng lỏng dẫn đến hậu quả nặng nề. Một số đơn vị chủ đầu tư thường khoán trắng các khâu lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình cho nhà thầu dẫn tới khơng kiểm sốt được hồ sơ thanh quyết toán, làm thất thoát đầu tư; chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, khơng tích cực đơn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công làm kéo dài thời gian thực hiện DA dẫn tới tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư.

Thứ năm, cơ chế phân công, phân cấp trong QLNN về xây dựng HTGT còn

nhiếu bất cập, chưa rõ người, rõ việc; chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân và cơ quan QLNN trong quá trình quản lý vốn NSNN trong đầu tư, dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, điều này thể hiện rõ nhất trong việc thẩm định, phê duyệt DA. Nhiều DA đầu tư thẩm định sơ sài, không xác định sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả KTXH của DA dẫn tới đầu tư không hiệu quả. Ngồi ra, cịn do tâm lý, ý thức trách nhiệm chưa cao khi

quản lý vốn ngân sách, đặc biệt là vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hỗ trợ có mục tiêu.

Các thủ tục hành chính liên quan cịn rườm rà, chưa được mẫu hóa triệt để; phân cấp nhưng chưa có biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực quản lý của các cấp cũng như chủ đầu tư; chưa gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc xử lý các sai phạm xảy ra…

Thứ sáu, tỉnh Nghệ An chưa có chính sách thu hút, đào tạo và bồi dưỡng cán

bộ có chun mơn sâu về lĩnh vực xây dựng HTGT. Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư và xây dựng HTGT thiếu trầm trọng, nhất là đội ngũ cán bộ kỹ sư xây dựng, thiết kế. Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý xây dựng có chất lượng chưa cao; sự phối hợp giữa các cơ quan tháo gỡ khó khăn trong quản lý, thực hiện đầu tư và các chủ đầu tư chưa chặt.

* Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, môi trường pháp luật về quản lý ĐTXD chưa hoàn thiện, chậm

sửa đổi. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, cịn xảy ra tình trạng khơng thống nhất giữa các luật, một số nội dung quy định trong các luật thiếu tính thực tiễn, chưa thể đưa vào thực hiện được ngay khi luật có hiệu lực mà cịn phải chờ Nghị định, Thơng tư hướng dẫn. Hơn nữa, việc ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành thường chậm; giữa các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư vẫn cịn có sự mâu thuẫn.

Chế độ chính sách thường xuyên thay đổi, trong vịng 3 - 4 năm gần đây có rất nhiều Luật, Nghị định, Thơng tư và các văn bản hướng dẫn mới về xây dựng HTGT, gây khó khăn cho cả các cơ quan quản lý lẫn các chủ thể tham gia thích ứng và điều chỉnh trong công tác QLNN về xây dựng HTGT.

Thứ hai, trong thời gian qua, với sự thay đổi, không ổn định của nền kinh tế

trong nước nói riêng và thế giới nói chung đã gây ra những biến động ảnh hưởng lớn đến xây dựng HTGT và công tác quản lý xây dựng HTGT. Đặc biệt là trong những năm qua với sự thay đổi liên tục của đơn giá vật liệu, nhân công…làm chủ

thực hiện, giải ngân thanh toán vốn; đồng thời cũng tạo ra những kẽ hở cho một số chủ đầu tư và nhà thầu lách luật đẩy giá trị dự toán và thanh, quyết toán lên cao.

Thứ ba, việc phân cấp trong quản lý nguồn vốn cũng như quyết định đầu tư

chưa được minh bạch, rõ ràng; còn nặng cơ chế xin cho; nguồn lực cho xây dựng HTGT còn phân tán. Trong khi đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quyết định DA thì cơng tác kiểm tra, giám sát không được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt. Đặc biệt việc đầu tư dàn trải, rót vốn nhỏ giọt dẫn tới nhiều DA kéo dài thời gian đầu tư, chậm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, làm giảm hiệu quả đầu tư.

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN lý NHÀ nước về THU bảo HIỂM y tế TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 77 - 81)