Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về quận Cầu Giấy và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hộ

hội của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1997; phía Đơng giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm tồn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc quận Nam Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07ha, với 82.900 người.

Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phường: Phường Dịch Vọng, phường Mai Dịch, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hòa, phường Yên Hòa, phường Dịch Vọng Hậu.

Khí hậu: Quận Cầu Giấy có vị trí thuộc vùng châu thổ sơng Hồng với thời tiết khí hậu bốn mùa (Xuân, hạ, thu, đông), thuận tiện cho phát triển kinh tế cả về các lĩnh vực du lịch.

Địa hình, địa chất: tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Phần đất phía Bắc của quận và khu dân cư hữu ngạn sơng Tơ Lịch có cao độ 6,4 – 7,2 m, Phía Tây và Nam quận. Phần lớn là đất canh tác cao từ

4,8 – 5,4m. Nhìn chung địa hình quận Cầu Giấy thuận lợi cho việc xây dựng nhà cao tầng, Vị trí quận đem lại lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến tháng 01/2020 diện tích quận là 12,04 km2, dân số của Quận là 269.637 người.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng không tốt của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các yếu tố bất lợi khác và nhất là đại dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của đất nước trong đó có quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, đến hết năm 2020 UBND quận đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch 13/15 chỉ tiêu. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 167.904 tỷ đồng tăng 5,3% (trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 58.943 tỷ đồng tăng 4,7%; giá trị ngành thương mại – dịch vụ ước đạt 108.961 tỷ đồng tăng 5,6%). Công tác thu ngân sách quận đạt 6.696,602 tỷ đồng, đạt 99,26% dự toán. Chi ngân sách thực hiện 1.085,362 tỷ đồng, đạt 85% dự tốn đầu năm (trong đó Chi đầu tư thực hiện 337,707 tỷ đồng đạt 97% dự toán, chi thường xuyên thực hiện 687,514 tỷ đồng, đạt 92% dự toán).

Cuối năm 2020 trên địa bàn quận có 19.041 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,44% so với năm 2019. Quận tích cực thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19.

Về lĩnh vực văn hố - xã hội, cơng tác giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển quy mô và chất lượng.

Công tác y tế; dân số; chữ thập đỏ cũng được chú trọng. Quận duy trì tốt các chương trình quốc gia về y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

An sinh xã hội được đảm bảo, UBND quận đã chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh như điện, nước, chiếu sáng và thoát nước; thăm và tặng quà Tết tới các đối tượng chính sách.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)