Bộ máy tổ chức kế toán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán hàng tồn kho tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 19 5 hà nội (Trang 49)

(Nguồn: Công Ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội)

Dưới kế tốn trưởng là các kế tốn viên có chức năng và quyền hạn riêng về cơng tác kế tốn được giao. Cụ thể như sau:

- Kế toán ngân hàng kiêm kế tốn thanh tốn cơng nợ: Theo dõi các khoản thu chi bằng TGNH, các khoản phải thu người mua, phải trả người bán, đi giao dịch với ngân hàng.

- Kế toán NVL kiêm kế tốn tiền lương: có nhiệm vụ ghi chép, tính tốn, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình sử dụng NVL của đơn vị, số tiền lương, các khoản phải trích theo lương và các khoản thu nhập khác của người lao động, tình hình sử dụng quỹ tiền lương và các khoản thu nhập khác của người lao động, tình hình phân phối thu nhập.

- Kế toán giá thành sản phẩm, bán thành phẩm: có nhiệm vụ tập hợp các khoản chi phí trong q trình sản xuất để tính được giá thành sản phẩm.

- Kế toàn thành phẩm và tiền măt mặt: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt, lập phiếu thu chi tiền, hạch toán thành phẩm.

Kế toán Thuế Kế toán Cơng nợ Kế tốn Thanh tốn Kế tốn Giá thành Kế toán Tiền mặt Kế toán NVL + Tiền lương Kế tốn TSCĐ

2.1.3.2. Chính sách kế tốn áp dụng

Theo thuyết minh BCTC thì Cơng ty TNHH MTV Dệt 19.5 Hà Nội đang áp dụng chính sách kế tốn như sau:

Niên độ kế toán tại Công tybắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 năm dương lịch.Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). Các khoản tiền và tương đương tiền được ghi nhận theo phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kỳ kế toán theo tỷ giá thực tế.

Khoản mục Hàng tồn kho tại Cơng ty thì được ghi nhận theo giá gốc. Kế tốn sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho được tính theobình qn gia quyền. Ngun vật liệu, cơng cụ dụng cụ, hàng hóa xuất kho theo FIFO. Sản phẩm sản xuất tính giá theo phân bước.

Ngồi ra Cơng ty ghi nhận tài sản cố định theo giá thực tế mua, khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu theo VAS 14.Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế TNDN theo VAS 17.

2.1.4. Đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Một Thành Viên Dệt 19.5 Hà Nội ảnh hưởng tới kế toán hàng tồn kho Dệt 19.5 Hà Nội ảnh hưởng tới kế tốn hàng tồn kho

Cơng ty TNHH Dệt 19/5 Hà Nội chuyên sản xuất sợi, vải, dệt vải và một số vải khác phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng như vải lọc, vải chéo, vải kaki, vải bò.

Nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Nguyên vật liệu sử dụng tại cơng ty có nhiều loại, nhiều thứ có vai trị cơng dụng khác nhau trong q trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác Cơng ty có dây chuyền sản xuất dài, máy móc thiết bị cơng nghệ phức tạp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và gia công chế biến ở nhiều khâu nên sản phẩm ở nhiều khâu này lại trở thành NVL cho khâu khác. Ví dụ như: bơng là NVL để sản xuất sợi, sau đó sợi lại là NVL cho dệt. Chính vì thế nên NVL bao gồm:

- NVL chính: là đối tượng lao động chính cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm chủ yếu là sợi (Sợi NE 34/1 cot, Ne 20/1 PE, Ne 17/1 cot,… chỉ số càng lớn thì sợi càng mảnh) và bơng (Bơng Pakistan, Bông Ấn Độ,…).

- NVL phụ: là những NVL có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVL chính để hồn thiện, tăng chất lượng và hình thức cho sản phẩm. Ví dụ như dầu D40, mỡ Iroflex, sáp tạo độ bóng cho sợi,…

Do sản phẩm của công ty là vải công nghiệp nên nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là sợi và bông trong cấu thành giá trị sản phẩm:

- Sản xuất vải: 70-80% sợi, 10% tiền lương, 10% khấu hao, 10% chi phí khác. - Sản xuất sợi: 95% bơng, 5% chi phí khác.

Cơng cụ, vật tƣ phụ tùng: Là những vật tư, chi tiết phụ tùng, máy móc thiết

bị được sử dụng để thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ, máy móc,… như: bulong, Ecu, bóng đèn, móc sợi, chổi tóc, tay đập, bánh răng, main, bo mạch,…

Để phục vụ sản xuất thì Cơng ty đầu tư các dây chuyền máy móc có cơng suất lớn, hiện đại. Vì vậy, vật tư phụ tùng có nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau như: Phụ tùng của máy dệt là chải, go… Phụ tùng của máy sợi là ống giấy. Bên cạnh đó để đảm bảo q trình sản xuất cịn có các cơng cụ khác như bao bì, dây buộc kiện,…

Hàng hóa: Cơng ty Dệt 19-5 là một doanh nghiệp sản xuất vải công nghiệp

nên sản phẩm của cơng ty là sản phẩm hàng hóa đặc chủng và được chia làm nhiều loại. Vải bạt có các loại là 2,3,8,10. Vải lọc đường và một số sản phẩm khác như vải phin, vải tổng hợp,vải đay phục vụ chủ yếu cho nghành giày vải, quân trang, nhà máy đường, nhà máy bia…

Sản phẩm vải của công ty ngày càng được nâng cao về chất lượng phù hợp với tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tại hội chợ triển lãm hàng cơng nghiệp và tiêu dùng tồn quốc, các mặt hàng vải bạt 2, 3, 8, 10 vải lọc đường và một số vải khác được tặng huy chương vàng, bạc đồng và nhiều sản phẩm khác được cấp dấu chất lượng. Vải của công ty được chia làm 3 loại:

Vải mộc do công ty sản xuất: là loại vải chưa qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp.Tại cơng ty có các loại sau: vải bạt 2, vải bạt 3, vải bạt 8, vải bạt 10, vải phin, vải chéo.

Vải màu gia công: là loại vải đã qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp. Tại công ty không phân loại loại vải này mà gọi chung là vải tẩy nhuộm.

Vải mua ngồi

Thành phẩm vải của cơng ty được mã hóa theo nguồn gốc hình thành( tự sản xuất hay gia cơng) và khổ vải. Ví dụ : vải 0289 là vải màu, 0250 là vải mộc. Từ đó cơng ty có các tên gọi khi tung ra thị trường như :0250K197( loại vải mộc khổ 197), 0289K150 màu đồng( loại vải màu khổ 150 màu đồng).

Sợi của công ty gồm 3 loại chính: Sợi cọc, Sợi OE, Sợi gia công ngoài. Để thuận lợi cho qua trình quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại cơng ty và khách hàng bên ngồi sợi của cơng ty cũng được mã hóa theo loại sợi và chi số sợi. Ví dụ cơng ty có các loại sợi sau: NE12/1 cotton, NE13/1 OE, NE18/2 PC 65/35…

Ngồi ra HTK của Cơng ty cịn có Phế liệu thu hồi: Là các loại NVL loại ra

trong q trình sản xuất sản phẩm như: bơng bụi, bơng hồi, bông phế liệu, chải phế liệu, vải vụn, phụ tùng hỏng,…

Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của Cơng ty có thể thấy rằng lượng hàng tồn kho của Cơng ty có giá trị lớn và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Vì vậy thực hiện tốt kế tốn hàng tồn kho có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu suất sản xuất cũng như tính cạnh tranh của Cơng ty.

2.2. Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Một Thành Viên Dệt 19.5 Hà Nội dƣới góc độ kế tốn tài chính Hà Nội dƣới góc độ kế tốn tài chính

2.2.1. Kế tốn hàng tồn kho theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam tại Cơng ty TNHH Một Thành Viên Dệt 19.5 Hà Nội

Cơng ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế tốn Việt Nam về hàng tồn kho (VAS 02) và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành.

2.2.1.1. Phương pháp tính giá nhập

a) Đối với nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ, hàng hóa

Nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ, hàng hóa trong Cơng ty được tính theo giá gốc, bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc thu mua.

Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội có cả nguồn trong nước và nguồn cung nước ngồi. Do nguồn cung trong nước cịn hạn chế, nên chủ yếu phải nhập ngoại từ Tây Phi, Ấn Độ,…Tại công ty, hàng mua chủ yếu là giao tại kho cơng ty, chi phí vận chuyển, bốc dỡ cơng ty chịu. Có một số ít nhập kho theo hợp đồng hàng giao tại kho bên bán, lúc này căn cứ vào hợp đồng cụ thể mà thực hiện (ví dụ như chi phí vận chuyển, bốc dỡ bên bán chịu…).

Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hóa nhập mua từ nguồn trong nƣớc:

Giá thực tế của hàng mua ngoài =

Giá mua ghi trên hóa đơn (Có VAT)

+ Chi phí thu mua -

Chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có) Ngun vật liệu được nhập kho theo lơ hàng mua và xuất đến các nhà máy theo nhu cầu sản xuất từng đợt. Khi nguyên liệu nhập kho, trung tâm chất lượng có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên vật liệu. Sau đó khi kết quả đạt tiêu chuẩn, nguyên vật liệu nhập kho mới được xuất vào các nhà máy để sản xuất.

Tại Công ty, việc giao nhận hàng mua vào được thực hiện tại kho bên mua. Giá ghi hóa đơn đã bao gồm chi phí vận chuyển, đây cũng là giá nhập kho của hàng tồn kho.

Ví dụ: Ngày 21/04/2016, theo hóa đơn GTGT ký hiệu: HD/11P số: 0003171 (Phụ lục 2.1) mua Sợi NE 20/1 cotton từ nhà cung cấp : Công Ty Cổ Phần Len Hà Đơng.

Kế tốn ghi nhận giá nhập kho nguyên vật liệu trong phiếu nhập kho số 14NL/4 (Phụ lục 2.2) với giá thực tế là 975.809.092 (Đơn giá nhập kho là 18985,7)

Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hóa nhập mua từ nguồn nƣớc ngồi:Giá gốc bao gồm giá mua, các loại thuế ko được hồn lại, chi phí vận

chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.

Giá thực tế HTK nhập trong kỳ

=

Giá mua ghi trên hóa

đơn + Các loại thuế khơng được hồn lại - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua

Trong đó:

Các khoản thuế khơng được hồn bao gồm: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi phí thu mua bao gồm: Chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí bộ phận thu mua, chi phí liên quan đến kho hàng, bến bãi,..

Một số nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất sợi mà nguồn trong nước khơng có sẵn hoặc chất lượng chưa đạt yêu cầu, bắt buộc công ty phải nhập khẩu thì thường bị áp thuế nhập khẩu từ 2-10%.

Đối với hàng tồn kho th ngồi gia cơng, chế biến:

Giá thực tế hàng nhập kho trong kỳ

= Giá thực tế xuất gia công chế biến +

Các chi phí liên quan (tiền th gia cơng, chế biến, chi phí vận chuyển,

hao hụt trong định mức)

Giá gốc của hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất:

Nguyên vật liệu đưa vào quá trình gia cơng chế biến sẽ tạo thành bán thành phẩm và là nguyên liệu chính phục vụ cho giai đoạn sản xuất tiếp theo. Giá gốc hàng tồn kho tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong q trình chuyển hóa ngun vật liệu thành thành phẩm.

Ví dụ: Ngày 20/8/2015, hồn thành sản xuất ngun vật liệu chính là sợi Ne 32/1 cotton dùng cho quy trình dệt vải. Số lượng nhập kho là 9.045 kg, dở dang cuối kỳ theo biên bản kiểm kê là 124kg. Chi phí dở dang đầu kỳ là 50.894.112

Giá thành kế hoạch của Sợi Ne 32/1 cotton là 370.845.000. Tỷ lệ chi phí tổng giá thành thực tế và giá thành kế hoạch của tất cả Ne là 1,134. Vậy tổng chi phí sản xuất phát sinh để sản xuất Sợi Ne 32/1 cotton sẽ được phân bổ theo giá thành kế hoạch là 420.538.230. Trong đó:

- Chi phí ngun vật liệu trực tiếp: 320.452.890 - Chi phí nhân cơng trực tiếp: 55.762.148 - Chi phí sản xuất chung: 44.323.192

Chi phí dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giá trị bán TP

dở dang =

(50.894.112 + 320.452.890)

x 124 = 5.022.033,8 (9.045 + 124)

Vậy giá thành của bán thành phẩm hay giá thực tế vật tư gia công là: Giá thành bán thành phẩm = 50.894.112 + 420.538.230 - 5.022.033,8 = 466.410.308,2 Giá thành đơn vị Bán thành phẩm = 466.410.308,2 = 51.566 9.045

Phế liệu thu hồi nhập kho

Giá thực tế phế liệu

nhập kho =

Giá ước tính có thể sử dụng được ( hay giá trị thu hồi tối thiểu)

Ví dụ: Ngày 29/2/2016 Cơng ty nhập kho phế liệu thu hồi là bao tải tận dụng. Theo hóa đơn số 004418 ngày 29/2/2016 (Phụ lục 2.3), Công ty nhập vào kho phế liệu chi nhánh 300 cái với đơn giá 1.050đ, 459 cái với đơn giá 1.386đ.

b) Thành phẩm:

Quy trình cơng nghệ sản xuất của Cơng ty phức tạp, chế biến liên tục, cuối các giai đoạn có tạo ra bán thành phẩm. Bán thành phẩm được để lai cuối phân xưởng, không nhập về kho. Đến tháng sau lại tiếp tục đưa bán thành phẩm vào sản xuất. Hàng tháng sẽ tiến hành kiểm kê về mặt số lượng từng loại bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành để báo cáo số lượng tổng hợp gửi về phịng kế tốn. Kế toán căn cứ vào báo cáo để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và giá thành sản phẩm nhập kho.

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ vào sản phẩm hồn thành nhập kho.

Kế tốn tính giá phải căn cứ vào số liêu chi phí sản xuất đã tập hợp được chi tiết cho từng loại chi phí, từng loại sản phẩm. Tổng giá thành sản xuất thực tế của tất cả các loại sản phẩm được tính tốn như sau:

Tổng giá thành thực tế = Tổng giá trị sản phẩm dở dang + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Tổng giá trị SPDD cuối kỳ Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

Sản lượng sản phẩm hồn thành nhập kho

Kế tốn căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, xác định số thành phẩm nhập kho. Từ số liệu tập hợp ở bảng chi phí sản xuất căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm kỳ trước để kế tốn lập bảng tính giá thành nhập kho.

Căn cứ vào bảng kiểm kê kế tốn tính giá thành tổng hợp được trong tháng 2 tổng số sản lượng hoàn thành là: 101.512,18kg. Trong đó sợi OE là 10.582,97kg. Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí, bảng kiểm kê sản phẩm của tháng 1, kế toán tập hợp được chi phí NVL dở dang đầu kỳ đối với sơi OE tháng 2 là: 190.248.294đ. Từ đó căn cứ vào số liêu tập hợp được, kế tốn tiến hành tính giá thành sản phẩm:

Bảng 2.1: Bảng tính giá thành sợi OE tháng 6/2016

Số lượng hoàn thành trong kỳ: 10.582,97kg

ĐVT: Đồng Khoản mục Chi phí DDĐK Chi phí phát sinh Sản phẩm DDCK Tổng giá thành Giá thành đơn vị Chi phí NVLTT 190.248.294 200.800.383 140.374.769 250.673.908 23.686,5 Chi phí NCTT 14.678.367 14.678.367 8.022,446 Chi phí SXC 25.679.400 25.679.400 2.426.483 Tổng 190.248.294 241.158.150 140.374.769 291.031.675 27.500

(Nguồn: Phịng kế tốn Cơng Ty TNHH Dệt 19/5 Hà Nội)

2.2.1.2. Phương pháp tính giá xuất

Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội sử dụng phương pháp giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để xác định giá xuất kho với từng loại nguyên liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm. Đơn giá bình quân gia quyền được xác định vào cuối tháng:

Giá trị thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho trong kỳ x Đơn giá bình quân

Đơn giá bình quân =

Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

Ví dụ: Tháng 6/2016 tình hình nhập xuất tồn kho Thành phẩm vải bạt 2 như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán hàng tồn kho tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 19 5 hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)