Thiết kế giao diện

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của công ty cổ phần quốc tế Zoma (Trang 39 - 44)

5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN

3.2. Thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng

3.2.2. Thiết kế giao diện

Thiết kế giao diện là một trong những phần thiết yếu của hệ thống để hệ thống trình bày một phần các thông tin mà người sử dụng cần biết. Khi thiết kế giao diện cần chú ý xem xét các yếu tố:

- Loại thiết bị phương tiên giao diện được sử dụng - Thiết kế hội thoại người dùng – hệ thống

- Bản chất của dữ liệu và phương pháp mã hóa dữ liệu - Các yêu cầu về kỹ thuật đánh giá dữ liệu

- Thiết lập định dạng màn hình và các báo cáo

Thiết kế màn hình liên quan đến hình thức, thiết lập, định dạng, trình bày các thông tin trên màn hình. Cần phải xác định nhóm logic của đối thoại liên quan đến các hành vi đơn giản, các yêu cầu người dùng, hiển thị chi tiết về dữ liệu.

Giao diện được thiết kế đảm bảo dễ sử dụng, dễ học, dễ nhớ, có khả năng thao tác nhanh, sự tinh vi, kiểm soát tốt và dễ phát triển.

Trong rất nhiều form của chương trình quản lý bán hàng tại công ty CP quốc tế Zoma thường xuyên có các nút chức năng Thêm, Sửa, Xóa, Lưu, Hủy, Tìm kiếm, Trở về, Thốt với chức năng cụ thể là:

- Thêm: Có chức năng cập nhật thông tin của hệ thống theo các thông tin đầu vào yêu cầu của từng form.

- Sửa: Có chức năng sửa thông tin trong cơ sở dữ liệu có sẵn. Nhấn nút Sửa và chỉnh sửa các thông tin người dùng muốn sau đó nhấn nút Lưu để ghi lại thông tin hoặc ấn nút Hủy để hủy bỏ thao tác.

- Xóa: Sử dụng khi muốn xóa thơng tin trong cơ sở dữ liệu của hệ thống.

- Tìm kiếm: Muốn tìm kiếm thơng tin trong hệ thống, người dùng có thể ấn nút tìm kiếm và nhập thơng tin cần tìm. Danh sách thơng tin có liên quan sẽ hiển thị trên màn hình.

- Trở về: Để trở về form trước.

- Thoát: Ấn nút này để thốt khỏi chương trình.

Form Đăng nhập

Đối với chương trình quản lý, cần phải quản lý thông tin, quản lý dữ liệu rất quan trọng. Một hệ thống chỉ cho phép nhân viên của cơng ty có quyền sử dụng thông tin để đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Nhân viên của cơng ty sẽ có tài khoản gồm tên đăng nhập và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống. Sau đó ban quản trị sẽ phân quyền sử dụng phù hợp cho nhân viên ừng phòng ban, từng bộ phận.

Sau khi nhân viên điền tên đăng nhập và mật khẩu vào ô tương ứng thì click vào nút đăng nhập để tương tác với hệ thống, click vào nút thốt để hủy đăng nhập.

Hình 3.7: Giao di ện đăng nhập hệ thống quản lý bán hàng Form Hệ thống thông tin quản lý bán hàng Form Hệ thống thông tin quản lý bán hàng

Đây là giao diện chính của chương trình, người sử dụng có thể tác động đến các chức năng của hệ thống mình muốn bằng cách nhấn vào nút chức năng.

Giao diện hệ thống thông tin quản lý bán hàng gồm có các nút chức năng: - Quản lý khách hàng : Quản lý thông tin khách hàng.

- Quản lý bán hàng: Quản lý mặt hàng, quản lý đơn hàng. - Lập báo cáo: Báo cáo doanh thu, báo cáo đơn hàng đã bán

- Thoát: Giúp người dùng thoát khỏi hệ thống

Khi tương tác với nút chức năng nào thì hệ thống sẽ mở ra giao diện quản lý của chức năng tương ứng.

Hình 3.8: Giao di ện chính của hệ thống quản lý bán hàng Form quản lý khách hàng Form quản lý khách hàng

Khi ấn vào nút “quản lý khách hàng” ở form “hệ thống thông tin quản lý bán hàng” thì form quản lý khách hàng sẽ hiện ra. Form này thực hiện chức năng cập nhật thông tin về khách hàng mới, tìm kiếm thơng tin khách hàng khi cần.

Thông tin đầu vào của chức năng cập nhật thông tin gồm: Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại.

Thông tin đầu ra là danh sách khách hàng của công ty.

Các thông tin sẽ nhập vào các ô Text theo từng label có sẵn trên giao diện.

Cụ thể các nút chức năng của giao diện gồm: Thêm, Sửa, Xóa, Tìm kiếm, Trở về, Thốt.

Hình 3.8: Giao di ện quản lý khách hàng Form quản lý bán hàng Form quản lý bán hàng

Khi nhấn vào nút “quản lý bán hàng” ở giao diện chính của hệ thống người sử dụng sẽ đến với giao diện này.

Giao diện “quản lý bán hàng” bao gồm các nút chức năng: - Quản lý mặt hàng: Giúp quản lý thông tin của khách hàng

- Quản lý đơn hàng: Quản lý thông tin đơn hàng đặt sản phẩm của khách hàng - Thoát: Để thoát khỏi hệ thống

Form quản lý mặt hàng

Tương tự như form quản lý khách hàng, ấn nút “quản lý mặt hàng” tại form quản lý bán hàng người dùng sẽ đến với form này. . Form này thực hiện chức năng cập nhật, tìm kiếm mặt hàng của công ty.

Thông tin đầu vào bao gồm: Mã mặt hàng, tên mặt hàng, đơn giá, số tồn, mô tả Thông tin đầu ra là danh mục mặt hàng của công ty.

Các thông tin sẽ nhập vào các ơ Text theo từng label có sẵn trên giao diện.

Cụ thể các nút chức năng của giao diện gồm: Thêm, Sửa, Xóa, Tìm kiếm, Trở về, Thốt.

Hình 3.10: Giao diện quản lý mặt hàng Form quản lý đơn hàng Form quản lý đơn hàng

Cũng tương tự như form quản lý khách hàng, ấn nút “quản lý đơn hàng” tại form quản lý bán hàng người dùng sẽ đến với form này. Form có chức năng quản lý các đơn hàng của khách, cập nhật thông tin đơn hàng vào hệ thống, tìm kiếm đơn hàng khi cần.

Thông tin đầu vào của chức năng cập nhật đơn hàng gồm: Mã đơn hàng, mã khách hàng, mã mặt hàng, số lượng, giá bán, nơi giao hàng, ngày giao hàng. Các thông tin này sẽ được nhập vào ô text hiển thị trên màn hình. Các thơng tin đầu ra là danh sách đơn hàng.

Form gồm có các nút chức năng Thêm, Sửa, Xóa, Lưu, Hủy, Thốt, Trở về được sử dụng để tương tác với hệ thống.

Hình 3.11: Giao diện quản đơn đặt hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của công ty cổ phần quốc tế Zoma (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)