Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CTCP BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (Trang 33 - 38)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

CTCP Bia – Rượu Nước giải khát Hà Nội

2.2.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh tốn

Bảng 2. 3: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Tổng CTCP Bia Rượu – Nước giải khát Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: Lần

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Hệ số thanh toán tổng quát Lần 2,15 3,00 3,94 2 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,47 1,80 2,58 3 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,39 1,53 2,24

Nguồn:Tự tổng hợp tài liệu tại Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

 Hệ số thanh toán tổng quát

Qua bảng số liệu ta thấy Hệ số thanh tốn tổng qt của cơng ty đều lớn hơn 1. Hệ số thanh toán tổng quát từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 2,15; 3,00; 3,94. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng vay nợ của công ty tại thời điểm năm 2018 có 2,15 đồng giá trị tài sản đảm bảo, còn thời điểm 2019 là 3 đồng, tại thời điểm 2020 là 3,94 đồng. Ta có thể thấy Hệ số thanh toán tổng quát đều tăng qua các năm. Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn

góp phần giảm rủi ro tài chính

 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong các năm 2018,2019,2020 đều lớn hơn 1, điều đó cho thấy trong các năm này Tổng cơng ty đều có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình. Năm 2018 cứ đi vay 1 đồng

nợ ngắn hạn thì có 1,47 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo, năm 2019 con số này tăng đến

1.8 đồng, năm 2020 tăng đến 2,58 đồng và tăng 0,78 đồng so với năm 2019.

 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh tốn nhanh của doanh nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng tăng

qua các năm, cụ thể: năm 2018 là 1,39, năm 2019 là 1,53, năm 2020 là 2,24. Điều này

có nghĩa là năm 2018 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,39 đồng tài sản tương dương tiền, đến năm 2019 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,53 đồng

tài sản tương đương tiền, năm 2020 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,24 đồng tài sản tương đương tiền tăng 0,7 đồng tương đương với 46,41%.

Năm 2020 các chỉ tiêu thanh toán của HABECO đều tăng hơn 40% so với cùng kỳ 2019, chủ yếu do nợ ngắn hạn của HABECO giảm từ cơng tác hồn trích lập

khaonr phải trả và thanh toán các khoản nợ trong năm.Cả 3 chỉ tiêu này đều lớn hơn 2

thể hiện khả năng thanh toán của HABECO đang ở mức tốt so với trung bình ngày và khơng tiềm ẩn các rủi ro về tín dụng.

2.2.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn

Bảng 2. 4: Các chỉ tiêu đánh giá cơcấu vốn của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Hệ số Nợ/Tổng nguồn vốn % 46,4 33,3 25,4 2 Hệ số Vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn % 53,6 66,7 74,6

Nguồn:Tự tổng hợp tài liệu tại Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

 Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn

Hệ số nợ được coi là địn bẩy tài chính, nó được sử dụng để điều chỉnh vốn chủ sở hữu trong các trường hợp cần thiết. Hệ số nợ trên tổng tài sản năm 2019 giảm 13,1% so với năm 2018, năm 2020 giảm còn 25,4%, giảm 7,9% so với năm 2019. Năm 2018 cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng có 46,4 đồng vay nợ, trong năm 2019 cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng có 33,3 đồng vay nợ, còn trong năm 2020 cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp có 25,4 đồng vay nợ. Hệ số nợ trên tổng tài sản giảm qua các năm cho thấy doanh nghiệp không vay nhiều như trước nữa. nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với tổng tài sản . Doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính, rủi ro tài chính thấp.

 Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính. Qua bảng số liệu ta thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao. Năm 2018, trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 53,6%, năm 2019 tăng lên

66,7%, năm 2020 tăng lên đến 74,6%. Như vậy, sự tăng lên liên tục của Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản qua các năm cho thấy mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp là rất cao. Đây là một tín hiệu tốt đối với doanh nghiệp.

2.2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động

Bảng 2. 5: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Vịng quay hàng tồn kho Vòng 20,6 9,5 8,8 2 Số ngày quay hàng tồn kho Ngày/vòng 17,4 37,7 40,6 3 Vòng quay các

khoản phải thu

Vòng 23,7 23,1 19,6

4 Số ngày quay các

khoản phải thu

Ngày/vòng 15,1 15,5 18,3

Nguồn:Báo cáo thường niên của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

 Vòng quay hàng tồn kho

Số vịng quay hàng tồn kho của Tổng cơng ty giảm mạnh trong giai đoạn 2018 -

2020 làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2018 là 20,6 vòng/ năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 17,4 ngày/ vòng. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2018 là cao nhất. Năm 2019 số vòng quay của hàng tồn kho là 9,5 vòng/năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 37,7 ngày/vòng. Năm 2020 số vòng quay hàng tồn kho là 8,8 vòng, số ngày quay hàng tồn kho là 40,6 ngày/ vòng. Điều này cho thấy sự tăng lên của hàng tồn kho làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm khiến cho khả năng luôn chuyển hàng tồn kho giảm, từ đó gây nên hiện tượng ứ động vốn khả năng tiêu thụ hàng thấp gây giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 Vòng quay các khoản phải thu

Vịng quay của các khoản phải thu cũng có sự biến động giống với vòng quay

hàng tồn kho. Số vòng quay các khoản phải thu giảm từ năm 2018 - 2020 khiến số

ngày của một vòng quay các khoản phải thu tăng lên. Số vòng quay các khoản phải thu

giai đoạn 2018 - 2020 giảm từ 23,7 vòng xuống còn 19,6 vòng. Số ngày của một vòng

quay các khoản phải thu lên từ 15,1 ngày/vòng lên 18,3 ngày/vòng. Chứng tỏ rằng khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp không hiệu quả. Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều điều này sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.4. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Tổng CTCP Bia – Rượu Nước giải khát Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu thuần Đồng 9,100,266,921,478 9,335,205,047,737 7,452,592,109,444

Lợi nhuận sau thuế Đồng 484,332,728,484 523,127,874,893 660,588,740,136

Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh Đồng 611,305,342,787 650,533,558,054 485,109,488,927

Tổng nguồn vốn Đồng 9,202,846,010,059 7,772,176,098,181 7,684,082,600,975

Vốn chủ sở hữu Đồng 4,930,755,045,136 5,181,563,191,747 5,735,538,015,573

Tỷ suất sinh lời trên tài

sản (ROA) % 5,26 6,73 8,60

Tỷ suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu (ROE) % 9,82 10,10 11,52

Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu thuần (ROS) % 5,32 5,60 8,86

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần

%

6,72 6,97 6,51

Nguồn:Tự tổng hợp tài liệu tại Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Sự kết hợp giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản tạo nên chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2018 là 5,26% có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 5,26 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 6,73 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 8,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản trong giai đoạn từ năm 2018

- 2020 luôn luôn tăng. Năm 2019 tăng lên 1,47% so với năm 2018. Năm 2020, tỷ suất

tăng từ 6,73 % lên 8,60% và tăng 1,87% so với năm 2019. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp tương đối hiệu quả, có thể thấy Tổng cơng ty đã có sự sắp xếp, quản lý sử dụng tài sản hợp lí, giúp mang lại hiệu quả hơn qua các năm.

 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2018 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào sản xuất kinh

doanh thì mang về 9,82 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 thì cứ 100 đồng vốn chủ

sở hữu bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì mang về10,10 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì mang về11,52 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở

hữu có sự biến động tăng lên trong giai đoạn từnăm 2018 đến năm 2020 từ 9,82% lên 11,52%. Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là có hiệu quả

 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh bất kì doanh nghiệp cũng ln mong muốn tạo ra doanh thu nhiều hơn để tăng lợi nhuận. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp lại

là lợi nhuận sau thuế. Vì thế để tăng lợi nhuận sau thuế thì tốc độ doanh thu phải lớn

hơn tốc độ tăng của chi phí. Năm 2018 tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần đạt 5,32% tức cứ 100 đồng doanh thu thuần tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được 5,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 cứ 100 đồng doanh thu thuần tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được 5,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 cứ 100 đồng doanh thu thuần tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được 8,86 đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty tăng đều qua các năm trong đó năm 2020 tăng mạnh hơn và tăng 3,26%. Chứng tỏ, Tổng cơng ty đã có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận rất tốt.

2.2.5. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2. 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Doanh thu thuần Triệu đồng 9.100.267 9.335.205 7.452.592

2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 484.333 523.128 660.589

4 Tổng số lao động Lao động 724 634 539

4 Năng suất lao động

bình quân

Triệu đồng/lao động

12.569 14.724 13.827

5 Tỷ suất sinh lời của

lao động

Triệu đồng/ lao đồng

669 825 1.226

Năng suất lao động bình qn năm 2018 của Tổng cơng ty là 12.569 triệu đồng/ người/năm, điều này cho thấy năm 2018 một lao động của công ty tạo ra 12.569 triệu đồng doanh thu thuần. Năm 2019 con số này tăng lên là 14.724 triệu đồng/ người/ năm. Như vậy năng suất lao động bình quân năm 2019 tăng 2.155 triệu đồng/người/ năm so với năm 2018 và tăng 17,15%. Tuy nhiên, đến năm 2020 năng suất lao động bình quân bị giảm từ 14.724 triệu đồng/người/năm xuống còn 13.827 triệu đồng/người/năm, giảm 897 triệu/người/năm tương ứng với tỷ lệ 7,14%.

Năm 2018, tỷ suất sinh lời của lao động của Tổng công ty là 669 triệu đồng/ người/năm, chứng tỏ năm 2018 một lao động của công ty tạo ra 669 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2019, con số này tăng lên là 825 triệu đồng/người/năm và tăng 32,29% so với năm 2018. Đến năm 2020, tỷ suất sinh lời của lao động vẫn tăng lên là 1.226 triệu đồng/ người /năm, tăng 401 triệu đồng/ người/năm tương ứng với tỷ lệ tăng

48,61% so với năm 2019. Điều này cho thấy Tổng công ty vẫn sử dụng lao động một cách khá hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CTCP BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (Trang 33 - 38)