Nội dung quản lý chi NSNN cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận ngô quyền hải phòng (Trang 25 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý chi NSNN cấp quận, huyện

1.2.2. Nội dung quản lý chi NSNN cấp quận, huyện

Quản lý chi NSNN cấp quận bao gồm các nội dung sau:

1.2.2.1. Triển khai thực hiện các văn bản pháp lý về chi NSNN cấp quận, huyện

Nội dung đầu tiên đối với quản lý chi NSNN cấp quận, huyện là tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật của nhà nước liên quan tới chi NSNN của địa phương.. Để thực hiện được điều này cần thực hiện:

Thứ nhất, cung cấp thông tin về các quy định của các văn bản pháp lý liên

quan chi NSNN tới các đơn vị, tổ chức sử dụng NSNN trên địa bàn quận, huyện. Việc nắm rõ được các quy định pháp lý sẽ giúp các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thơng qua, đặc biệt là các luật có hiệu lực từ 1/1/2017 như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Phí và lệ phí... thực hiện đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi NSNN cấp quận, huyện. Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách; hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới khi chưa có nguồn đảm bảo; thực hiện chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán được giao; kiểm sốt chặt chẽ các chỉ tiêu nợ cơng và bội chi ngân sách.

Thứ hai, hướng dẫn, giám sát các đơn vị trên địa bàn quận, huyện thực hiện

đúng các quy định pháp lý về chi NSNN: Bộ máy quản lý chi NSNN cấp quận, huyện phải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, ngân sách cấp dưới. Phổ biến và quán triệt việc thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chống lãng phí, giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngồi; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; khơng bố trí dự tốn chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.

1.2.2.2. Thực hiện quy trình chi NSNN trên địa bàn quận, huyện

Quy trình chi NSNN cấp quận, huyện thực hiện theo suốt quá trình ngân sách cấp quận, huyện từ khâu lập dự toán đến chấp hành dự toán đến khâu quyết toán chi NSNN cấp quận, huyện.

Lập dự toán chi NSNN cấp quận, huyện

Dự toán chi NSNN cấp quận, huyện là bản kế hoạch chi NSNN của quận, huyện trong một thời gian nhất định.

Căn cứ lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp quận, huyện

- Nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phịng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới trên địa bàn quận, huyện

- Nhiệm vụ cụ thể của các các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở quận, huyện.

- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu NSNN; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN phân cấp cho quận, huyện.

- Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp quận, huyện.

- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách quận, huyện năm sau.

- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước cấp quận, huyện.

- Tình hình thực hiện NSNN năm trước của quận, huyện.

- Số kiểm tra dự toán chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trên địa bàn quận, huyện.

Yêu cầu đới với lập dự tốn chi NSNN cấp quận, huyện

- Dự toán chi NSNN cấp quận, huyện phải tổng hợp theo từng khoản chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phịng ngân sách cấp quận, huyện.

- Dự toán chi ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:

+ Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan cấp quận, huyện;

+ Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán chi ngân sách của các cơ quan nhà nước cấp quận, huyện thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;

+ Dự toán chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;

+ Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách cấp quận, huyện;

+ Dự toán vay bù đắp bội chi NSNN phải căn cứ vào cân đối NSNN, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo Nghị quyết của Quốc hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn về lập dự toán chi ngân sách cấp quận, huyện

Nhiệm vụ chi ngân sách được cấp trên giao; dự toán ngân sách được tổng hợp từ báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, của các địa phương cấp dưới trực tiếp.

Các đơn vị dự toán và các tổ chức thuộc UBND quận, huyện lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc

lập; tổng hợp và lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán và phương án phân bổ theo lĩnh vực của ngân sách cấp mình. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi lập dự toán để dự trù cho nhu cầu chi. Dự toán chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính tốn từng khoản chi.

Phịng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện xem xét dự toán chi ngân sách của cơ quan đơn vị cùng cấp và dự toán chi ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách quận trình UBND quận xem xét.

UBND quận, huyện có trách nhiệm xem xét dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân (HĐND) quận quyết định. Căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, Luật Ngân sách nhà nước 2015, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND quận, huyện về dự toán chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp quận, báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế xã hội - HĐND quận và ý kiến của đại biểu HĐND quận, HĐND quận, huyện phê chuẩn dự toán chi ngân sách quận, phương án phân bổ ngân sách quận do UBND quận, huyện trình và báo cáo cho UBND Thành phố và Sở tài chính.

Thời gian báo cáo dự toán ngân sách quận, huyện do UBND Thành phố quy định.

Quyết định dự toán ngân sách quận, huyện: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách quận, huyện (kèm theo các lĩnh vực), phịng Tài chính- Kế hoạch trình HĐND quận, huyện quyết định, UBND quận, huyện báo cáo UBND Thành phố, Sở tài chính, đồng thời thơng báo cho các phòng, ban ngành và các đơn vị dự toán thuộc quận, huyện biết theo chế độ cơng khai tài chính về NSNN.

Điều chỉnh dự toán ngân sách quận, huyện hàng năm trong các trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung và có sự biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.

UBND quận, huyện tiến hành lập dự tốn điều chỉnh trình HĐND quận quyết định và báo cáo UBND cấp trên. Dự toán điều chỉnh sau khi được duyệt là dự tốn

ngân sách chính thức của quận, huyện trong năm đó.

Chấp hành dự tốn chi NSNN cấp q̣n, huyện

Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách quận, huyện là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu chi trong dự toán ngân sách đã được phê duyệt. Chấp hành dự toán chi ngân sách quận, huyện bao gồm các nội dung sau:

+ Để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi, UBND quận, huyện phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách quận, huyện theo mục lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch.

+ Sở Tài chính thành phố căn cứ vào dự toán số bổ sung đã giao cho từng quận, huyện, dự toán chi hàng quý của các quận và khả năng cân đối của ngân sách Thành phố, thông báo số bổ sung hàng quý (chia ra tháng) cho quận, huyện chủ động điều hành ngân sách. Sở Tài chính thành phố cấp số bổ sung cho quận, huyện theo định kỳ hàng tháng.

Quản lý chi ngân sách quận: Chi ngân sách quận, huyện phải dựa trên các nguyên tắc chi theo dự toán được giao. Chi ngân sách quận, huyện phải đảm bảo chi đúng, chi đủ theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ do Nhà nước quy định. Các khoản chi phải do chủ tài khoản (hoặc người được uỷ quyền) quyết định chi và phải được thực hiện thanh toán theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân sách.

Đối với các khoản chi thường xuyên: Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức quận, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp. Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách quận, huyện tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp.

Đối với chi đầu tư phát triển: Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách phường phải thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và theo phân cấp của tỉnh; việc cấp phát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách quận, huyện thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Hàng năm, UBND quận, huyện tổ chức tập huấn các văn bản, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư mới của Bộ Tài chính, đồng thời trên cơ sở các văn bản cấp

trên, UBND quận ban hành văn bản hướng dẫn về công tác tài chính ngân sách đến các đơn vị cấp dưới và các đơn vị dự toán ngân sách.

Quyết toán chi NSNN cấp quận, huyện

Quyết toán chi ngân sách quận, huyện là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách quận, huyện. Mục đích của việc quyết toán chi ngân sách quận, huyện là tổng kết đánh giá lại tồn bộ q trình chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý điều hành chi cho những cá nhân, tổ chức thực hiện giám sát như: HĐND quận, Ban kinh tế ngân sách quận, nhà tài trợ, nhân dân… Từ đó đúc rút kinh nghiệm để điều hành chu trình ngân sách tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.

Việc quyết toán chi ngân sách được thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn lại chấp hành chi ngân sách trong một năm qua, rút ra bài học kinh nghiệm để bổ khuyết cho công tác lập chi ngân sách cũng như chấp hành chi ngân sách cho những chu trình tiếp theo.

Ngồi ra, kết quả quyết toán chi ngân sách còn giúp cho UBND quận, huyện đánh giá về tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn để có sự điều chỉnh, quản lý cho phù hợp.

Nguyên tắc lập quyết tốn chi ngân sách q̣n

Về sớ liệu: phải chính sác, trung thực, đầy đủ, số quyết toán chi ngân sách là

số chi đã thực chi thanh toán hoặc được phép hạch toán chi NSNN quận theo quy định của văn bản pháp quy nhà nước.

Về nội dung: báo cáo quyết toán NSNN phải đúng với các nội dung trong dự

toán được giao và theo mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán ngân sách quận khơng được quyết tốn chi lớn hơn thu. Báo cáo quyết tốn năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu chi ngân sách so với dự toán.

Về trách nhiệm: Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm

trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo.

Thực hiện lập theo trình tự từ dưới lên. Sau khi thực hiện song cơng tác khóa sổ cuối ngày 31 tháng 12 năm, số liệu trên sổ kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ quan Tài chính và KBNN cả về tổng số và chi tiết: khi đó đơn vị mới tiến hành lập báo cáo quyết tốn năm.

Trình tự lập quyết tốn

Cơng tác chuẩn bị thường được tiến hành vào đầu quý IV của năm ngân sách. Khi năm ngân sách kết thúc, ngân sách quận, huyện được phép dành một khoản thời gian để chỉnh lý sổ sách và thanh toán các khoản chi. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc quận, huyện xác nhận.

Phòng Tài chính có trách nhiệm tổng hợp quyết toán của các cấp, các ngành thuộc ngân sách quận để tổng hợp thành quyết toán của ngân sách quận, huyện.

Xét duyệt quyết toán NSNN quận, huyện

Ban tài chính phường, xã lập quyết toán chi ngân sách phường trình UBND phường xem xét gửi phịng Tài chính quận, huyện, đồng thời UBND phường trình HĐND phường phê chuẩn. Sau khi được HĐND phường phê chuẩn, UBND phường báo cáo bổ sung quyết toán chi ngân sách gửi phịng Tài chính quận, huyện.

Phịng Tài chính quận có quyền thẩm định quyết toán chi ngân sách phường: Lập báo cáo quyết toán chi ngân sách cấp quận, huyện: tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách quận (bao gồm quyết toán chi ngân sách cấp quận và quyết toán chi ngân sách cấp phường) trình UBND cấp quận, huyện xem xét gửi Sở Tài chính: đồng thời UBND cấp quận trình HĐND cấp quận phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp quận phê chuẩn, UBND cấp quận, huyện báo cáo bổ sung, quyết tốn ngân sách gửi Sở Tài chính.

Quá trình lập, phê duyệt thẩm định quyết toán chi ngân sách quận, huyện phải đảm bảo yêu cầu: những khoản chi không đúng quy định phải được thu hồi đủ cho ngân sách quận, huyện.

Hàng năm phịng Tài chính- Kế hoạch quận, huyện lập báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán, thẩm tra quyết toán ngân sách phường, xã, tổng hợp lập quyết toán ngân sách quận, huyện đối chiếu với Kho bạc, trình UBND

quận, huyện xem xét, trình HĐND quận phê chuẩn thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Sở tài chính chậm nhất ngày 15 tháng 2 năm sau. Sau khi HĐND quận,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận ngô quyền hải phòng (Trang 25 - 35)