6 .Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước và cơ quan có liên quan
- Bất kỳ một doanh nghiệp đang hoạt động, dù ở đâu và môi trường nào đều bị ảnh hưởng trực tiếp của mơi trường nó đang hoạt động. Cụ thể đó là mơi trường đầu tư, luật, lệ, thói quen, phong tục của nơi đó. Vậy nên muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, ngoài những biện pháp chủ quan từ doanh nghiệp, chúng tơi mạnh dạn có một số kiến nghị mang tính vĩ mơ như sau :
- Cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng ty nước ngồi, các thương gia vào Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh. Đó là các hạ tầng cơ sở như cầu đường, bến bãi, an ninh xã hội.....các dịch vụ công cộng, thái độ phải hữu nghị và các thủ tục hành chính phải gọn nhẹ.
- Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nguồn lao động sẵn có, cần có nhiều hơn các trung tâm dạy nghề do cấp bộ quản lý, các khoa chuyên sâu về ngành nghề.
- Quản lý tốt việc phân phối nhân lực để tránh chỗ thừa chỗ thiếu.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp dẫn đến việc ép giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động cũng giảm mạnh, giảm tính cạnh tranh của ngành này.
- Nhà nước và các cơ quan hữu quan nên có chính sách hỗ trợ xuất khẩu trong từng thời kỳ nhất định, trợ giúp vay tín dụng ưu đãi để đầu tư cơng nghệ mới, áp dụng tỷ giá ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu.
3.3.2 Kiến nghị đối với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Để bình ổn giá thị trường thịt lợn hơi, về phía các doanh nghiệp chăn nuôi mong muốn Bộ NN&PTNT và Cục Chăn ni thường xun có thơng tin kết nối các doanh nghiệp với nhau. Để làm tốt công tác về giá cả thị trường, cần có cảnh báo tổng thể và làm tốt công tác đăng ký đàn lợn. Về vấn đề này, các doanh nghiệp rất dễ thực hiện, tuy nhiên, các hộ chăn ni thường xun thay đổi.Vì vậy, cần kiểm sốt được chăn ni tự phát.
3.3.3 Kiến nghị Cục chăn nuôi
Tích cực triển khai cơng tác phịng chống dịch bệnh, nhất là DTLCP, bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm và xử lý triệt để ngay những bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện còn trong phạm vi hẹp. Tập trung chỉ đạo triển khai giải pháp phát triển thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sữa, thịt gia cầm, yến và tơ tằm.
Tăng cường giám sát quản lý chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm trong chăn ni; kiểm sốt việc sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hóa chất cơng nghiệp trong chế biến thức ăn chăn nuôi,…
Trong đó, với chăn ni lợn, ngành tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát bệnh DTLCP, triển khai các biện pháp khôi phục, mở rộng quy mô đàn lợn. Khôi phục, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở giống lợn, đáp ứng đủ số lượng giống bố mẹ cho nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, hồn thiện và phổ biến rộng quy trình chăn ni an tồn sinh học cho các loại hình chăn ni. Phát triển các mơ hình chăn ni lợn theo chuỗi liên kết, phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng vùng, từng phân khúc thị trường.