Tăng cường cơng tác kiểm sốt khoản vay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh thành phố bắc ninh (Trang 101 - 103)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Tăng cường cơng tác kiểm sốt khoản vay

Những rủi ro tín dụng xuất hiện khi cho vay không chỉ do bản thân nguồn trả nợ bị suy giảm, mà cịn do ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm sốt để khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Để phịng ngừa những rủi ro này, ngân hàng Agribank cần phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay.

Trong bước thực hiện giải ngân: Cần phải thực hiện giải ngân theo đúng

các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh hợp lệ. Hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù. Còn lại phải áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm sốt việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Trong bước kiểm tra sau cho vay: Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên.

Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì tần suất kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra thường xuyên, ít nhất 1 tháng 1 lần để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Dưới đây là một số dấu hiệu liên quan đến khách hàng mà khi kiểm tra trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng cần hết sức chú ý phân tích để sớm phát hiện các rủi ro bất thường và kịp thời có biện pháp ứng phó.

Nhóm này cịn gọi là dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm những dấu hiệu sau:

- Trì hỗn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay mà khách hàng khơng giải thích một cách thuyết phục.

- Đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần mà khơng có lý do chính đáng.

- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. - Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn.

- Thanh tốn nợ gốc khơng đầy đủ, đúng hạn.

- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản nợ vay vượt nhu cầu dự kiến.

- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh thành phố bắc ninh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)