Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH THANH HÓA (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu khóa luận

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ

Chính phủ, trong đó có Bộ Cơng Thương sớm ban hành những chiến lược từng lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có hàng thủ cơng mỹ nghệ, để đảm bảo xuất khẩu nhịp nhàng hơn, có hiệu quả phát huy thế mạnh của từng ngành. Xây dựng hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật để điều chỉnh các hoạt động thương mại nhằm làm cho hàng hóa lưu thông thông suốt qua việc áp dụng hệ thống luật và chính sách quản lý.

Đề nghị Chính phủ cho thành lập trung tâm thiết kế và phát triển sản phẩm đảm bảo cung câos hoạt động đào tạo thường xuyên cho các nhà thiết kế ngành thủ công mỹ nghệ; Hỗ trợ trường đại học đào tạo các nhà thiết kế cho ngành và liên kết các nhà thiết kế với các nhà xuất khẩu dưới dạng chương trình thực tập, đào tạo chuyên gia thiết kế cho ngành thủ cơng mỹ nghệ.

Tạo mơi trường khuyến khích phát triển nguồn vốn cho doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ cơng mỹ nghệ đều thiếu vốn kinh doanh, trong đó nguồn vay bị hạn chế. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ vay tiền đầu tư.

Chính phủ nên ưu tiên hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Cần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là thị trường khó tiếp cận như Mỹ.

Nhà nước và các cơ quan quản lý cần quy hoạch xây dựng các vừng nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như vùng trồng cói, mây, dừa, …để phục vụ ngun liệu cho q trình sản xuất. Có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngồi nước có vốn đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

3.3.2 Kiến nghị với hoạt động các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuấ kinh doanh xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ cần có những biện pháp nâng cao đội ngũ nhân viên trong công ty đảm bảo trình độ chun mơn và nghiệp vụ marketing phù hợp với xu thế thị trường mới.

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cần thực hiện tốt hơn các khâu giám định sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng; đồng thời phải liên tục đa dạng hóa mặt hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần định vị kênh phân phối phù hợp với năng lực của mình và đem lại hiệu quả cao. Tăng cường quản bá, giới thiệu sản phẩm trên các báo, tạp chí, website … Tăng cường tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt các hội chợ chuyên ngành hàng thủ công mỹ nghệ; Tăng cường công tác trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại nước ngồi.

KẾT LUẬN

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng người đơng, có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là ngành hàng thu huts nhiều lao động, tận dụng lợi thế mạnh của các làng nghề truyền thống. Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa đã khơng ngừng phát triển, góp phần đáng kể và xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.

Có thể nói, sản xuất và xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ có vai trị và vị trí quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xá hội của Thanh Hóa. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ là vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng của tỉnh ta. Song trên thực tế, hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng ở nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc đưa ra những giải pháp nhằm thức đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một vấn đề vô cùng cần thiết mà tỉnh Thanh Hóa cần phải sớm có biện pháp. Qua nghiên cứu, luận văn rút ra được những kết luận quan trọng trong vấn đề xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ như sau:

1. Phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ là một tất yếu khách quan trong q trình cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Sự phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có vau trị quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là ở nơng thơn, góp phần khai thác, sử dụng nguồn lực địa phương. 2. Việc phân tích luận văn cũng cho ta thấy được Nhà nước ta đã có rất nhiều

quan tâm đến việc tổ chức sản xuất, phát triển xuất khẩu măt hàng thủ công mỹ nghệ, tạo nhiều điều kiện khuyến khích phat triển xuất khẩu. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó cũng cịn tồn tại nhiều hạn chế mà rất cần chính doanh nghiệp và nhà nước cần nỗ lực hơn nữa, đưa ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để khắc phục.

Với sự hướng dẫn tận tình của Th.S Thái Thu Hương và sự giúp đỡ của anh chị tại phịng, ban, tơi đã hồn thành đề tài khóa luận này. Mặc dù cố gắng nhiều, song Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, các cô trong bộ môn để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế quốc tế - Trường đại học Kinh tế quốc dân

2. Lê Bá Đạt ( 2012) – Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

3. Nguyễn Tuấn ( 2010) – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa

4. Báo cáo thống kê Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa 5. Niên giám thống kế tỉnh Thanh Hóa – 2016 6. Niên giám thống kế tỉnh Thanh Hóa – 2017 7. Niên giám thống kế tỉnh Thanh Hóa – 2018 8. Niên giám thống kế tỉnh Thanh Hóa – 2019 9. Niên giám thống kế tỉnh Thanh Hóa – 2020 10. Niên giám thống kế tỉnh Thanh Hóa – 2021

11. Báo Thanh Hóa ( 13/12/2020) – Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đơng Bắc Á.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH THANH HÓA (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)