.Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực lại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 26 - 28)

2.3.1.Điểm mạnh

• Số lượng nguồn nhân lực du lịch tăng lên qua các năm cả về lao động trực tiếp và lao động gian tiếp, với tỷ lệ gia tăng rất đồng đều.

• Đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chun mơn nghiệp vụ. • Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong lĩnh vực du lịch tiếp tục được cải thiện. Đại

đa số nhân viên đều biết sử dụng máy tính trong cơng việc.

• Các kỹ năng cần thiết để phục vụ trong ngành du lịch, đã được chú trọng và đưa vào chương trình đào tạo.

• Đại đa số lao động đều nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch, ý thức được bản chất của một người làm du lịch là phải chịu khó, nhẫn nại, ln đặt khách hàng lên hàng đầu,… đều có thái độ. hiệu quả cơng việc

• Việc ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ sở đào tạo được đẩy mạnh.

• Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo đã được điều chỉnh và nâng cao thông qua việc : áp dụng khung chương trình đào tạo VTOS, khung chương trình ASEAN, tăng thời gian thực tập và kiểm tra về chất lượng thực tập để làm cơ sở xét tốt nghiệp đối với sinh viên.[5]

• Các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch từng bước cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ,… cho lực lượng lao động, tạo môi trường làm việc tốt từ đó nâng cao năng suất lao động.

2.3.2.Điểm yếu

• Chất lượng nguồn nhân lực vẫn cịn nhiều hạn chế; trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.

• Mất cân bằng cung cầu trên thị trường lao động, tỷ lệ gia tăng của nguồn nhân lực chưa phù hợp với tỷ lệ gia tăng về cầu lao động.

• Kỹ năng ngoại ngữ của đội ngũ nhân lực chưa thực sự vượt trội, còn khuyết thiếu nhiều ngôn ngữ trọng tâm như :Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ý,…

• Kỹ năng ứng dụng cơng nghệ chỉ ở mức trung bình, khó khăn trong việc phát triển hướng đến “Du lịch thông minh”.

• Nhận thức sai lệch của một số nhân lực xem nghề du lịch như một công việc kiếm tiền không phải là nghề, thiếu tâm huyết và sẵn sàng từ bỏ.

• Chương trình đào tạo tại các cơ sở chưa có sự phối hợp giữa lí thuyết và thực hành, nghiêng nhiều đề đào tạo sách vở, lí thuyết. Ảnh hưởng đến q trình tích lũy kinh nghiệm, thực tập nghề nghiệp của lực lượng lao động

• Mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cịn tương đối lỏng lẻo, khó khăn trong công tác tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực.

• Vẫn cịn tồn tại tình trạng lao động bỏ việc, chuyển công tác sang các doanh nghiệp hoặc đổi nghề, gây nên sự mất cân bằng trên thị trường lao động.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Căn cứ để xác định giải pháp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)