Một số giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29 - 36)

3.1.2 .Các định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch

3.2. Một số giải pháp phát triển

Từ thực trạng nêu trên, đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với thành phố Đà Nẵng trong việc thu hút bổ sung về số lượng và phát triển nâng cao về chất lượng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu do ngành đặt ra- phát triển đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm trụ cột vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố. Và để cải thiện được những vấn đề bất cập nêu trên, tác giả mong muốn đưa ra một số giải pháp như sau.

Nhóm giải pháp nâng cao số lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết, quan trọng của phát triển ngành du lịch và lợi ích của ngành mang lại đối với xã hội.

Nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trị và sự cần thiết phải phát triển du lịch cũng như đóng góp, tác động tích cực của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng.

Nâng cao cơng tác tun truyền về ích lợi và sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch nhằm tác động đến nhận thức của nguồn nhân lực theo hướng tích cực, đúng đắn để hồn thành cơng việc một cách hiệu quả, tâm huyết.

Tổ chức nhiều các sự kiện, chương trình tuyên truyền giáo dục nhận thức của cộng đồng về vai trị, vị trí, của du lịch tại khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

Mở các lớp đào tạo về văn minh du lịch, văn hóa giao tiếp nhằm nâng cao nhận thức về văn minh du lịch, các kỹ năng ứng xử ân cần với du khách, góp phần làm sạch môi trường du lịch và tạo ấn tượng tốt đẹp hơn trong mắt du khách, đồng thời tạo nên vẽ mỹ quan tại các điểm du lịch.

Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu phát triển số lượng nguồn nhân lực

Như đã nêu trên, việc bổ sung về số lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố là rất cấp bách và cần thiết theo đó cần có những giải pháp cụ thể như sau:

Có chính sách thu hút nguồn lực cụ thể,hiệu quả đảm bảo những điều kiện, tạo sự hấp dẫn để thu hút nhân tại từ các doanh nghiệp lớn trong nước và đặc biệt là người tại Đà Nẵng đang làm ở nơi khác.

Có những biện pháp hữu dụng trong công tác tuyển dụng nhằm tận dụng tối đa những nhân tài tốt nghiệp từ các trường Đại học, Cao đẳng về làm việc. Từ đó tạo nên đội ngũ nhân lực dồi dào, năng động, trẻ trung, sáng tạo mang lại một hiệu quả công việc cao.

Xây dựng những kế hoạch lâu dài, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạch định về nguồn nhân lực định kỳ, phân chia đúng người đúng cơng việc, đúng lĩnh vực. Góp phần làm cơng việc hiệu quả cao hơn, nhân lực dễ dàng ứng biến trước những bất cập không lường trước, tạo cho đội ngũ lao động sự bản lĩnh, vững chãi đương đầu trước những vấn đề chẳng hạn như đại dịch vừa qua. Đồng thời doanh nghiệp có thể đảm bảo nắm bắt đủ và đầy không chỉ về số lượng mà cả chất lượng nguồn nhân lực.

Xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, bồi dưỡng nhân lực, ưu ái nhân tài.Làm động lực cho sự phát triển lịng tin và trung thành, hết mình với nghề, nhiệt huyết với cơng việc, tránh bỏ việc làm thất thốt “mất máu” nguồn nhân lực .

Mở rộng giao lưu, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đơn vị đào tạo, trường đại học, cao đẳng nhằm tận dụng tối đa lực lượng lao động đạt chuẩn chất lượng, từ đó nâng cao số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ nhất, giải pháp nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực.

Chất lượng đào tạo là một trong những yếu tố đầu tiên khi đề cập đến phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây không chỉ là vấn đề của các cơ sở đào tạo hay các doanh nghiệp hoạt động trong ngành mà nó là vấn đề của tồn xã hội. Cụ thể, để có một đội ngũ lao động đạt chất lượng cao thì địi hỏi chất lượng đào tạo phải đạt chuẩn, phải ln ln có sự đổi mới trong cơ chế đào tạo sao có phù hợp và bắt kịp với sự phát triển chung của ngành.

Kế đến, trong công tác đào tạo thường xuyên kiểm tra, thống kê phân tích lao động trực tiếp, phân tích trình độ, khả năng. Để có những chính sách đào tạo, chuẩn hóa nguồn nhân lực một cách phù hợp, đúng với tiêu chuẩn do Sở du lịch thành phố ban hành; ngoài ra, đối với những cán bộ quản lý và lực lượng lao động lâu năm cần lên kế hoạch bồi dưỡng, liên thông, đào tạo nâng cao kỹ năng.

Xây dựng sợ dây liên kết chặt chẽ về chương trình đào tạo và cơng tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục với doanh nghiệp; đồng thời là các đơn bị đào tạo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng trình độ nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, và lao động nghề du lịch.

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động đào tạo một cách tích cực, kết hợp những ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào chương trình đào tạo.

Đổi mới chương trình đào tạo giảm lý thuyết, tăng thực hành; đặc biệt là tổ chức kiến tập thực tế tại các nước trong khu vực

Nhà nước cần xây dựng thêm nhiều quỹ phát triển nguồn nhân lực cụ thể là đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo, bố trí nguồn nhân sách hỗ trợ phù hợp , tăng cường mối quan hệ, có những cuộc gặp mặt định kỳ, để kịp thời nắm bắt những khó khăn, bất cập nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ vấn đề gặp phải; đồng thời có thêm tiếp thêm động lực thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, đặt biệt là theo kịp xu hướng hội nhập quốc tế.

Cuối cùng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố, đảm bảo đủ về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Cần xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp giảng viên theo các cấp, trình độ khác nhau, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ. Bên cạnh đó, kết hợp đào tạo khơng chỉ giỏi về chun mơn mà cịn ở kỹ năng nghiệp vụ phải đảm bảo vững vàng. Thường xuyên kiểm tra, đô đốc đội ngũ nhân viên cập nhật kiến thức giảng dạy sao cho theo kịp với xu hướng đặc thù riêng luôn thay đổi của ngành du lịch. Đặc biệt hơn cả, cần có sự tham gia giảng dạy của những chuyên gia trong lĩnh vực

Đối với ngành du lịch ngơn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng là một trong những cơng cụ lao động chính. Chính vì thế, phát triển kỹ năng ngoại ngữ đối với nguồn nhân lực là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Cụ Thể, Sở thành phố và các cấp lãnh đạo cùng các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo phải chú trọng trong việc đào tạo ngoại ngữ, trước tiên là tiếp tục phát huy kỹ năng tiếng Anh sau đó là hồn thiện và phát triển thêm những ngôn ngữ mới ứng với xu thế mới của thị trường du lịch ( Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ý,…). Đặc biệt, kỹ năng này cần được chú trọng cho lực lượng lao động trực tiếp.

Ngồi ngơn ngữ, kỹ năng diễn đạt cũng là một yếu tố rất cần thiết. Bởi lẽ khả năng thuyết phục người nghe không chỉ nằm ở ngơn từ mà cịn ở cách diễn đạt. Trong nhiều tình huống, người hướng dẫn viên nếu có khả năng thuyết phục tốt giải quyết được vấn đề mà du khách đang mắc phải sẽ nhận được sự hài lịng rất lớn, điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng lượng lao động đạt yêu cầu, tiêu chuẩn.

Nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, bằng cách thường xuyên mở những buổi tập huấn, giảng dạy và phổ biến, giúp cho nhân viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chủ động trước những rủi ro, góp hồn thiện hơn trong khâu chăm sóc khách hàng từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Các doanh nghiệp cần liên kết với các cơ sở đào tạo, mở những buổi tập huấn, luyện tập kiên thức nghề nghiệp nhằm nâng cao sự tỉ mỉ tinh tế, từ đó chủ động trong mọi tình huống.

Rà sốt, và khắc phục tình trạng kỹ năng yếu ở một số lao động , cần đưa ra tiêu chuẩn và xác định lao động đào tạo phải thực sự đạt từ mức độ trung cấp hoặc ít nhất phải có kế hoạch tập huấn thường xuyên để nâng cao kỹ năng của nhân viên.

KẾT LUẬN

Đà Nẵng với những lợi thế về tài nguyên du lịch, nguồn lao động đa dạng, cơ cấu trẻ- năng động và con người siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó, ngành du lịch nơi đây từng bước có sự phát triển với tốc độ nhanh chóng và ngành càng vững mạnh, khẳng định vị thế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, ngành du lịch Đà Nẵng vẫn còn đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, không chỉ là sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế hội nhập quốc tế, mà còn là sự ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 dẫn đến rất nhiều thay đổi không chỉ ở trải nghiệm khách hàng, chuỗi cung ứng dịch vụ mà cịn ở cả thị trường lao động. Có thể nói q trình phát triển đã tạo ra những thay đổi với những tiêu chí, xu hướng mới và với yêu cầu ngày càng được nâng cao. Do đó, điều quan trọng là cần phải bắt kịp cần phải phát huy lợi thế cạnh tranh mà yếu tố cốt lõi lại chính là con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực.

Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng tuy đã có sự chú trọng trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch với nhiều những chính sách đã được nỗ lực đề ra. Từng bước, nguồn nhân lực tại thành phố đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận., tuy nhiên so với yêu cầu của ngành vẫn chưa thực sự tương thích Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Đà Nẵng ngay lúc này là phải phát triển, phải đào tạo, phải thu hút nguồn nhân lực để đảm bảo yêu cầu cấp thiết do ngành đặt ra, cùng với đó phải đảm bảo nguồn nhân lực có đủ bản lĩnh đễ sẵn sàng đấu tranh trước những thử thách lớn mà cụ thể là đại dịch thế giới COVID-19.

Với đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng”, bài tiểu luận đã tập trung giải quyết các vấn đề như sau:

1. Tổng hợp và phân tích các cơ sở lí luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với hoạt động du lịch

2. Mô tả, phản ánh thực trạng tình hình phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố ở hai bình diện số lượng và chất lượng, từ đó tổng hợp đưa ra những cơ hội, bất cập hiện có làm căn cứ đề ra giải pháp

3. Trên cơ sở quá trình tổng hợp và đánh giá thực trạng và căn cứ dựa trên những định hướng mục tiêu của các cấp lãnh đạo, đề xuất một số giải pháp thích hợp

nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết được một số bất cập còn tồn tại

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020.

[2]. Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, Sở du lịch thành phố Đà Nẵng.

[3]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia – Thành phố Đà Nẵng, dẫn từ :

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0_N%E1%BA%B5ng

[4]. Kế hoạch phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 2021- 2025. [5]. Tham luận – “ Thực trạng và nhu cầu lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng”; Sở du lịch thành phố Đà Nẵng.

[6]. Nghị quyết số: 43-NQ/TW, ban hành ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

[7]. Thanh Vân( 2021), “Nguồn Lao Động Du Lịch: Vừa Thừa, Vừa Thiếu - Đà Nẵng Online.” Báo Đà Nẵng , dẫn từ:

https://baodanang.vn/channel/5404/201901/nguon-lao-dong-du-lich-vua-thua-vua- thieu-3130831/

[8]. Anh Thư “Đà Nẵng: Nhu Cầu Lớn về Nguồn Nhân Lực Chất Lượng.” Báo Điện

Tử Thương Trường , dẫn từ:

https://thuongtruong.com.vn/news/da-nang-nhu-cau-lon-ve-nguon-nhan- luc-chat- luong-44103.html.

[9]. “ Hiện trạng dân số và lao động thành phố Đà Nẵng.” Trang Chủ Sở du lịch thành phố Đà, dẫn từ :

https://danang.gov.vn/gop-y-do-an/chi-tiet?id=2890&_c=94677463

[10]. Itdr, Admin. “Đánh Giá Hiện Trạng Một Số Thị Trường Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Đà Nẵng - Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (ITDR).” Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (ITDR) , ngày 12 tháng 6 năm 2020, dẫn từ:

http://itdr.org.vn/nghien_cuu/danh-gia-hien-trang-mot-so-thi-truong-khach-du-lich- quoc -te-den-da-nang /

[11]. TS Lê Đức Thọ ( 2019 ) Đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho thành phố Đà Nẵng- Nhu cầu và giải pháp, dẫn từ :

https://123docz.net//document/5736249-dao-tao-nguon-nhan-luc-du-lich-cho-thanh- pho-da-nang-hien-nay-nhu-cau-va-giai-phap-le-duc-tho.htm

[12]. GS.TS Nguyễn Văn Đính; TS Trần Thị Minh Hịa; Giáo trình kinh tế du lịch, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Lao Động- Xã Hội Hà Nội.

[13]. Trần Công Huy ( 2017 ), Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực thành phố Đà Nẵng.

[14]. Hà, Ngô Trung. "Khung năng lực trong đào tạo nhân lực du lịch." Tạp chí Khoa

học 14.11 (2017): 159.

[15]. Trần Văn Hùng, và Thúy Em Đào. "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam theo tiêu chuẩn khung năng lực đào tạo nghề du lịch trong ASEAN." (2020); dẫn từ:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)