Phát triển chăn nuôi tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an – thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

STT Nội dung ĐVT Kết quả thực hiện Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng đàn trâu Con 11.396 11.400 11.000 2 Tổng đàn bò Con 5.086 5.821 6.000 3 Tổng đàn dê Con 122.078 128.063 180.253

4 Tổng đàn gia cầm các loại Tr.con 2.100 2.193 2.200

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn huyện Quỳ Hợp

- Việc triển khai đưa các loại giống cây trồng mới vào sản xuất đã giúp cho người dân nâng cao năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao như việc: đưa cây nhãn, cây bưởi da xanh, bưởi diễn, cam đường, cam vinh, cây trè…đã tạo ra nguồn thu nhập quan năm cho người dân. Để canh tác được các giống cây trồng mới

này người dân đã tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật do cán bộ khuyến nông cơ sở hướng dẫn, học hỏi kinh nghiệm từ người dân các khu khu vực địa phương khác. Từ chỗ người dân chỉ phụ thuộc vào cây ngôm cây sắn, cây đỗ với sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ xã đến tỉnh người dân huyện Quỳ Hợp đã tiếp cận được với các giống cây trồng mới, và kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đồng bào dân tộc thiểu số càng nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thốt nghèo bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì theo kết quả điều tra về chính sách chuyển giao khoa học cơng nghệ được 3,89 điểm vì trong q trình triển khai thực hiện chính sách vẫn cịn một số hạn chế nhất định như:

- Chính sách hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, cơng nghệ vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả trong việc thay đổi tư duy sản xuất của người dân, vẫn còn một số người dân trong đó có hộ nghèo vẫn cịn chưa áp dụng những tiến bộ vào trong sản xuất canh tác cũng như nuôi trồng.

- Đại bộ phận người dân những hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp nên việc tiếp cận đối với chính sách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cơng nghệ cịn khó khăn, chỉ áp dụng được đối với những kỹ thuật canh tác đơn giản còn áp dụng đối với sử dụng máy móc cơ khí và ngành nghề thủ cơng hầu như khơng có. Bên cạnh đó khi có cán bộ hướng dẫn thì người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt nhưng khi khơng có cán bộ hướng dẫn thì việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất của đồng bào bị hạn chế ngay dẫn tới hiệu quả chuyển giao kỹ thuật, công nghệ đến đồng bào không cao.

- Một số chính sách của nhà nước hỗ trợ cây con giống, phân bón cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất không căn cứ vào nhu cầu của đồng bào, chất lượng con giống không đảm bảo khi đống bào đưa vào sản xuất không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến hiệu quả kinh tế khơng cao. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước khi hỗ trợ cây con giống và phân bón cho đồng bào là rất đúng đắn, rất nhân văn nhưng khi triển khai thực hiện tại cơ sở, đơn vị triển khai không căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của người dân, mà lại phụ thuộc vào đơn vị cung ứng dịch vụ do được trúng thầu

hoặc được chỉ định thầu, nhà thầu không đủ năng lực cung cấp theo nhu cầu của từng địa phương, dẫn tới ép các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận những gì mà đơn vị cung ứng có, điều đó dẫn đến việc triển khai chính sách hỗ trợ cây con giống và phân bón, bật tư nơng, lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số đôi khi chưa đạt hiệu quả cao.

2.2.2.6. Chính sách phát triển thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Nhằm hỗ trợ người dân làm ra nhất là các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, huyện Quỳ Hợp và tỉnh Nghệ An đã có nhiều biện pháp ưu đãi thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp tư nhân đầu tư chế biến gỗ. Tồn huyện có 210 cơ sở sơ chế gỗ (chủ yếu là gỗ bóc) bán cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đã làm cho kinh tế rừng của huyện phát triển. Trước kia việc giao đất, giao rừng cho dân chồng và chăm sóc bảo vệ khó khăn, đến nay giá trị kinh tế rừng đã thay đổi, người dân đua nhau nhận và thuê những cánh rừng để làm kinh tế.

Bên cạnh việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm từ rừng, huyện Quỳ Hợp còn tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại chủ động, đề giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của huyện như:

Hàng năm tổ chức hội chợ thương mại tại địa phương qua đó giới thiệu các sản phẩm nông sản của địa phương đến các thị trường trong và ngoài nước.

Hệ thống chợ trên địa bàn huyện Quỳ Hợp được quy hoạch, nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ.

Khuyến khích các HTX nơng, lâm nghiệp phát triển khuyến khích các mơ hình liên kết giữa nhà nơng, nhà khoa học, và nhà doanh nghiệp sự liên kết giữa các bên đều đem lại lợi ích cho các bên tham gia, người nơng dân được cung cấp các giống cây trồng mới và được chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhà khoa học bán được các ý tưởng, tư duy mới, kỹ thuật, công nghệ mới, cịn doanh nghiệp có nguồn ngun liệu lâu dài để phục vụ sản xuất, có các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu đạt chuẩn để đưa đi các thị trường, mở rộng buôn bán, tạo ra nhiều của cải, vật chất…Trên địa bàn huyện Quỳ Hợp hiện

nay có 128 HTX nơng, lâm nghiệp, 7.063 người dân tham gia và các tổ hợp để được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, sản phẩm làm ra đều được doanh nghiệp thu mua.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an – thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)