BÀI 7 : ĐÀO HÀO
3. Đào hoàn thiện đầu hào
- L i máy từ 30-40cm vươn tay gầu: Tay điều khiển bên trái (T) đánh sang trái tay gầu quay ly tâm tăng bán kính hoạt động của gầu xúc so với tâm quay của máy( tương ứng với vị trí điểm đầu của hào).
* Chú ý: Cần đẩy pitston tay gầu cịn ở ngồi xi lanh ≥ 20 cm ( tương
ứng với cung hoạt động của thiết bị cơng tác có hiệu quả và an tồn cao).
- Hạ cần : Tay điều khiển bên phải( P ) đẩy về phía trước, cần máy xúc được hạ xuống cho tới khi răng gầu tiếp đất ở vị trí giới hạn điểm đầu của hào.
* Chú ý: Hạ liên t c không dừng giữa chừng để tránh giao động lắc lư
thiết bị công tác làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của cổ quay trung tâm máy và hạ xuống đúng vị trí xúc.
- Mở gầu: Đẩy tay điều khiển bên phải (P) sang phải, mở cho mặt phẳng đáy gầu vng góc với mặt phẳng ngang.
- Cắt đất: Phối hợp c ng một lúc ba động tác hạ cần, vươn tay gầu kết hợp với quay gầu để ln ln duy trì chuyển động của gầu sao cho đáy gầu ln vng góc với mặt phẳng ngang: Tay điều khiển bên phải ( P ) đẩy chéo
góc về phía trước bên phải, tay điều khiển bên trái (T) đánh sang phải, đất cắt ra rơi xuống đáy hào. Khi răng gầu cắt xuống hết độ sâu hào, giữ nguyên vị trí của gầu, ép tay gầu kết hợp nâng cần kéo đất ra khỏi góc đáy hào một khoảng ≥ bán kính quay của gầu. Quay cho đáy gầu nằm ngang tr ng với mặt phẳng đáy hào.
Yêu cầu kỹ thuật của đầu hào sau khi hoàn thiện: Thành hào phải thẳng đứng, đầu hào vng góc với đáy.
4. Hồn thiện đáy hào
- Phối hợp c ng một lúc ba động tác co tay gầu kết hợp nâng hoạc hạ cần và quay gầu: Tay điều khiển bên trái (T) đánh sang phải, tay điều khiển bên phải ( P ) kéo chéo góc về phía sau sang phải hoạc trái. Gầu chuyển động theo mặt bằng ngang ở đáy hào hướng vào tâm máy, đất được cắt và nạp vào gầu. Cuối hành trình cắt nạp đất phải kết hợp nâng cần và đóng gầu để giữ đất, tay điều khiển bên phải( P ) đánh chéo góc về phía sau sang trái cho tới khi miệng gầu nằm ngang.
* Chú ý: Khi đóng khơng để đáy gầu phá mặt phẳng ngang của đáy hào.
- Nâng gầu: Tay điều khiển bên phải( P ) kéo về phía sau cần máy xúc được nâng lên cho tới khi đáy gầu cao hơn miệng hào.
- Quay sang vị trí đổ đất: Tay điều khiển bên trái ( T) đẩy về phía trước máy quay sang bên phải, kéo về phía sau máy quay sang bên trái.
* Chú ý: Quay sang đúng vị trí đổ đất, có thể kết hợp vừa nâng vừa quay để rút ngắn thời gian thực hiện một chu k làm việc, tăng năng suất thi công.
- Đổ đất: Kết hợp mở gầu và vươn tay gầu, Tay điều khiển bên phải( P
) đánh sang phải, tay điều khiển bên trái (T) đánh sang trái.
* Chú ý: Đổ tháo tải hết đất trong gầu và đúng vị trí quy định.
5. Di chuyển máy đào đoạn hào tiếp theo.
- Di chuyển máy đến vị trí thi cơng đảm bảo an tồn.
- Chú ý cho máy vào giữa tr c tim hào cần đào xúc
6. Hoàn thiện cuối hào.
Vươn tay gầu sao cho mặt phẳng trong của tay gầu vng góc với mặt phẳng dưới của cần, mở gầu cho miệng gầu tr ng với mặt phẳng trong của tay gầu. Hạ cần kết hợp l i máy cho răng gầu tiếp xúc điểm cuối trên miệng hào.
- Hạ cần cắt đầu cuối hào theo phương thẳng đứng, đất cắt ra rơi xuống đáy hào.
- Vươn tay gầu kêt hợp quay gầu cho tới khi đáy gầu song song mặt phẳng ngang.
- Hạ cần cho đáy gầu tr ng với mặt bằng đáy hào, co tay gầu kết hợp quay gầu sao cho đáy gầu chuyển động theo mặt bằng đáy hào tới điểm cuối hào đất cắt ra được nạp vào gầu.
- Nâng cần, khi đáy gầu cao hơn đáy hào kết hợp đóng gầu giữ đất và nâng tới khi đáy gầu cao hơn miệng hào, quay sang vị trí đổ đất.
7. Kiểm tra kết thúc cơng việc
Trong q trình kiểm tra, nếu thấy không đạt yêu cầu kỹ thuật thì tiến hành chỉnh sửa lại cho đạt kích thước thiết kế.
- Mời cán bộ kỹ thuật kiểm tra, ký biên bản nghiệm thu bàn giao hố móng. - Lưu giữ một bộ hồ sơ nghiệm thu và thực hiện nhiệm v tiếp theo.
sức khi làm việc.
- Làm việc phải tập trung và cẩn thận, khi đào xúc, đổ vật đất cũng như cẩu đặt cống, ln có cơng nhân hỗ trợ. Nên chú ý quan sát, thao tác nhẹ nhàng, chính xác và tuyệt đối an toàn cho người xung quanh và thiết bị.
- C ng với người kỹ thuật, thực hiện công việc đào xúc, kiểm tra, điều chỉnh, đo đạc, đặt cống và lấp hoàn thiện đạt yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế.
BÀI 8: LÁI MÁY XÚC LÊN, XUỐNG XE KÉO CHUYÊN DÙNG.
*Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
- Trình bày được kỹ thuật an tồn khi lái máy xúc lên, xuống xe ơ tô vận chuyển;
- Thực hiện thành thạo các công việc khi lái máy xúc lên, xuống xe xe ô tô vận chuyển;
- Tuân thủ theo quy trình, đảm bảo an tồn cho người và phương tiện - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác.
*Nội dung:
1. Vận hành máy xúc lên xe ô tô vận chuyển.
Để đảm bảo an tồn trong q trình vận chuyển máy, phải sử d ng loại xe kéo có kích thước chiều dài, chiều rộng lớn hơn hoặc bằng kích thước máy xúc. Tải trọng của xe kéo cũng phải lớn hơn tải trọng của máy xúc. Sử d ng các c c chèn bánh xe để tránh cho xe không bị dịch chuyển trong quá trình di chuyển máy xúc lên xe kéo.
kích thước và trọng lượng máy xúc, bánh xe được chèn chắc chắn.
- Lắp cầu cho máy lên: Cầu bằng thép, phải được kê chèn chắc chắn đảm bảo đỡ được trọng lượng máy xúc và trên mặt cầu có gia cơng các gân ngang tạo độ bám cho xích chạy lên - chống trượt xích
- Chuẩn bị xích, tăng đơ để cố định máy: Phải đủ chiều dài, chắc chắn để giữ cố định máy.
1.2. Thao tác lái máy xúc lên xe vận chuyển.
- Di chuyển máy xúc tới rơ moóc:
+ Máy phải thẳng hành với rơ moóc, đường tâm dọc máy tr ng với đường tâm sàn xe rơ mc.
+ Hai bên xích chạy phải thẳng hàng với hai cầu dẫn lên rơ moóc.
- Điều khiển nâng cần, co xếp gầu: Nâng gầu, cần lên khoảng không an tồn (50-70cm so với sàn xe rơ mc)
- Điều khiển máy chạy lên xe rơ moóc: Điều khiển đẩy đều hai cần lái, chạy máy đi lên rơ mc nhẹ nhàng.
Hình 8.2 – Lái máy xúc lên xe kéo
- Dừng máy:
+ Dừng máy cân bằng, hai xích máy nằm đều trên sàn xe và cách đều hai mép ngồi của rơ mc.
+ Quay toa máy cho gầu cần quay về phía sau, hạ cần xếp gầu xuống sàn xe rơ moóc.
1.3. Những chú ý khi đưa máy xúc lên xe vận chuyển
- Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân: Quần áo, ủng, găng tay... - Chỉ khởi động máy khi ngồi đúng tư thế trên ghế lái, không rời khỏi ghế - Chỉ khởi động máy khi ngồi đúng tư thế trên ghế lái, không rời khỏi ghế khi máy đang hoạt động
- Xe vận chuyển máy phải được chèn chắc chắn
- Cầu cho máy lên phải đủ độ cứng vững để đỡ được trọng lượng của máy và phải được kê kích chắc chắn
- Trước khi di chuyển máy phải quan sát xung quanh để đảm bảo an tồn, phát tín hiệu bằng cịi khi khởi hành máy.
- Trên công trường các máy thi cơng được trang bị bình xịt CO2 kịp thời xử lý ngay các sự cố cháy nổ.
- Trong quá trình vận hành nếu máy xúc và thiết bị có hiện tượng bất thường phải cho dừng ngay và kiểm tra kỹ, đảm bảo an toàn mới cho phép vận hành tiếp.
- Không để các chất thải rắn, hố chất d ng trong thi cơng như: chất dầu, mỡ của thiết bị xe máy thải ra hồ lẫn vào nước gây ơ nhiễm mơi trường.
- Khơng hút thuốc trong q trình làm việc, đề phịng cháy nổ
- Trọng tâm của máy thay đổi đột ngột khi di chuyển từ đoạn dốc đến đoạn bằng của rơ moóc.
- Nếu máy xúc từ nhỏ đến trung bình đã lắp ráp đầy đủ các thiết bị như cần, gầu, ... Khi leo cầu lên rơ moóc phải đi tiến, sau đó chèn các bánh máy xúc bằng gỗ và d ng cáp, xích, tăng đơ…, cố định máy trên sàn rơ moóc theo bốn hướng ngang máy và dọc máy.
2. Vận hành máy xúc xuống xe ơ tơ vận chuyển. 2.1. Trình tự thực hiện. 2.1. Trình tự thực hiện.
- Chọn vị trí xuống máy: Vị trí xuống máy phải bằng phẳng, đủ độ cứng, kê chèn bánh xe chắc chắn
- Tháo xích cố định máy: Nới đều tất cả các dây xích trước khi tháo
- Loại bỏ những vật cản trên đường di chuyển của máy: Không để các vật cản, dầu nhớt trên đường di chuyển của máy
- Khởi động máy xúc: Kiểm tra các cần lái, cơng tắc khóa, đèn báo về vị trí trung gian (an tồn). Khởi động máy
- Điều khiển nâng cần máy xúc: Quan sát và nâng cần lên vị trí an tồn ( cách sàn rơ moóc 30-40 cm)
- Di chuyển máy xúc tới cầu dẫn: Điều khiển hai cần lái cho máy tiến từ từ ra đầu cầu dẫn.
cm) rồi cho máy chạy tiến ra.
+ Khi gầu xúc vừa tiếp đất thì thao tác kết hợp nâng cần chính và vào cần ph cho hai đầu bánh xích tiếp xúc nhẹ với chiều dốc nghiêng cầu dẫn – tiếp đất, rồi cho máy chạy tới đồng thời nâng hẳn cần chính lên và máy xuống xe kéo an toàn.
- Dừng máy xúc: Dừng máy, gạt cần khóa thủy lực, xuống ca bin và kiểm tra xung quanh máy xem có bị va quệt hay trầy xước gì khơng.
Thu dọn d ng c , cầu dẫn: Thu dọn hết d ng c , thiết bị và vệ sinh khu vực làm việc.
2.2. Một số chú ý khi thực hiện công việc.
- Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân: Quần áo, ủng, găng tay... - Chỉ vận hành máy khi ngồi đúng tư thế trên ghế lái, không rời khỏi ghế lái khi máy đang hoạt động.
- Xe vận chuyển phải được chèn chắc chắn
- Cầu cho máy xuống phải đủ độ cứng vững để đỡ được trọng lượng của máy và phải được kê kích chắc chắn
- Trước khi di chuyển máy phải quan sát xung quanh để đảm bảo an tồn, phát tín hiệu bằng cịi khi khởi hành máy.
- Trong quá trình vận hành nếu máy xúc và thiết bị có hiện tượng bất thường phải cho dừng ngay và kiểm tra kỹ, đảm bảo an toàn mới cho phép vận hành tiếp.
- Khơng hút thuốc trong q trình làm việc, đề phịng cháy nổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Hữu Toàn - Hướng dẫn thực hành máy xúc – NXB Giao thông vận tải.
[2]. Lưu Bá Thuận - Máy làm đất và cơ giới hóa cơng tác đất – NXB Xây dựng – 2012
[3]. Giáo trình kỹ thuật thi công – Bộ xây dựng – NXB Xây dựng – 2003 [4]. Hyundai - Hướng dẫn vận hành máy xúc Hyundai
[5]. Vận hành máy xúc – Tài liệu lưu hành nội bộ [6]. Tài liệu tham khảo từ internet
- http//:www.oto-hui.com - http//:www.otofun.net - http//:www.tailieu.vn - http://123doc.vn