Giải pháp 2: Kết hợp thay đổi điện áp vận hành thanh cái 22kV và ghim

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp ổn định điện áp vận hành lưới điện khu vực thăng bình khi có sự tham gia các nguồn phân tán (Trang 75 - 79)

6. Bố cục đề tài

3.2. Đề xuất các giải pháp ổn định điện áp vận hành lưới điện khu vực Thăng

3.2.2. Giải pháp 2: Kết hợp thay đổi điện áp vận hành thanh cái 22kV và ghim

điện áp tại các inverter điện măt trời mái nhà

Các hệ thống điện mặt trời mái nhà thường để phát theo chế độ P(Q) để phát tối đa công suất vào hệ thống, tuy nhiên khi phát tối đa cơng suất vào hệ thống thì điện áp đầu cực tăng cao, kéo điện áp lưới phân phối dâng lên. Để đảm bảo điện áp vận hành, ít dao động điện áp khi các hệ thống điện mặt trời hòa lưới, ta điều chỉnh các inverter phát theo chế độ P(V) nghĩa là ta ghim điện áp tại các inverter điện mặt trời nằm trong giới hạn quy định, ở đây ta chọn ghim bằng 1 pu để tính tốn trên phần mềm Power Factory ta được kết quả như sau:

3.2.2.1. Đồ thị điện áp 22kV xuất tuyến 472 Thăng Bình:

a. Nhánh thứ nhất có điện mặt trời nối lưới:

*Từ biểu đồ ta nhận thấy, biên độ dao động điện áp khu vực gần các hệ thống điện mặt trời đấu nối giảm lại, chênh lệch điện áp giữa các thời điểm khoảng 0,7kV.

66

b. Nhánh thứ hai có điện mặt trời nối lưới:

*Từ biểu đồ ta nhận thấy, nhánh này điện áp rất ổn định, biên độ dao động điện áp nhỏ, chênh lệch điện áp giữa các thời điểm khoảng 0,2kV.

c. Nhánh thứ 3 có các TBA phụ tải về phía cuối nguồn:

*Điện áp 22kV rất ít dao động giữa các thời điểm, có chiều hướng giảm dần về phía cuối nguồn.

67

d. Nhánh thứ 4 có các TBA phụ tải về phía cuối nguồn:

*Điện áp 22kV rất ít dao động giữa các thời điểm, có chiều hướng giảm dần về phía cuối nguồn đặc biệt thời điểm 19h.

3.2.2.2. Đồ thị điện áp 0,4kV các TBA phụ tải:

a. Nhánh thứ nhất có điện mặt trời nối lưới:

*Điện áp phía hạ áp các TBA phụ tải ổn định, trừ TBA CCN Bình An Phú điện áp dao động giữa cao điểm đêm và cao điểm ngày là 4V.

68

b. Nhánh thứ 2 có điện mặt trời nối lưới:

*Điện áp phía hạ áp các TBA phụ tải ổn định, không thay đổi giữa các thời điểm. c. Nhánh thứ 3 có các TBA phụ tải về phía cuối nguồn:

*Điên áp phía hạ áp MBA phụ tải nhánh này ổn định giữa các thời điểm, chỉ trừ TBA đầu nguồn: Bình Xá 2 điện áp dao động giữa các thời điểm khoảng 2V.

69

*Điên áp phía hạ áp MBA phụ tải nhánh này ổn định giữa các thời điểm, chỉ trừ TBA đầu nguồn: Qúy Thạnh, Phúc Nguyên Sơn điện áp dao động giữa các thời điểm khoảng 2V.

3.2.2.3. Đánh giá giải pháp 2:

- Khi điều chỉnh lại biểu đồ điện áp thanh cái và ghim điện áp tại các invecter điện mặt trời mái nhà bằng 1 pu, điện áp phía hạ áp các TBA phụ tải gần như không thay đổi giữa các thời điểm, biên độ dao động điện áp giữa các thời điểm nhỏ, đa số dao động khoảng 1V.

- Các TBA CCN Bình An Phú và TBA Bình Xá 2 có biên độ dao động điện áp lớn hơn, khoảng 4V, tuy nhiên điện áp tại thanh cái hạ thế TBA phụ tải nằm trong giới cho phép (380±5%V).

- Điện áp phía hạ áp các TBA khu vực điện mặt trời mái nhà nối lưới gần như không thay đổi giữa các thời điểm, ổn định ở giá trị là 400V, nghĩa là giữ được ổn định điện áp tại khu vực có đấu nối điện mặt trời khơng cao hơn so với điện áp lưới.

- Khi ghim điện áp thì phần lớn các hệ thống điện mặt trời tiêu thụ công suất phản kháng, công suất tác dụng phát vào lưới không thay đổi (như phụ lục 3).

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp ổn định điện áp vận hành lưới điện khu vực thăng bình khi có sự tham gia các nguồn phân tán (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)