Giải pháp 1: Thay đổi biểu đồ điện áp vận hành thanh cái 22kV theo

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp ổn định điện áp vận hành lưới điện khu vực thăng bình khi có sự tham gia các nguồn phân tán (Trang 70 - 75)

6. Bố cục đề tài

3.2. Đề xuất các giải pháp ổn định điện áp vận hành lưới điện khu vực Thăng

3.2.1. Giải pháp 1: Thay đổi biểu đồ điện áp vận hành thanh cái 22kV theo

kỳ ngày và đêm

Theo số liệu ngày 28/7/2021, điện áp phía thanh cái 22kV TBA 110kV Thăng Bình gần như khơng thay đổi, nằm quanh giá trị 23,3kV vì đang vận hành theo biểu đồ điện áp ngày từ 22,6kV đến 23,5kV, nên khi phụ tải và nguồn điện mặt trời thay đổi làm dao động điện áp một số nút trên xuất tuyến, đặc biệt là điện áp phía 0,4kV của các TBA phụ tải thay đổi lớn giữa các thời điểm. Vì vậy, đề xuất điều chỉnh biểu đồ điện áp vận hành trên thanh cái 22kV TBA 110kV linh hoạt hơn, theo khả năng phát của nguồn điện mặt trời để giảm biên độ dao động điện áp trên các nút của xuất tuyến, cụ thể:

- Ngày có nắng từ 6h00 đến 17h00, vận hành điện áp thanh cái từ 22,6kV đến 23,1kV.

- Thời điểm đêm từ 17h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau, vận hành điện áp thanh cái từ 22,8kV đến 23,3kV.

- Ta lấy điện áp thanh cái 22kV của TBA 110kV lúc 10h00 là 23,1kV; 12h00 là 23,0kV; 19h00 là 23,3kV chạy trên phần mềm Power Factory ta được kết quả như phụ lục 1, 2 và vẽ biểu đồ điện áp như sau:

61

3.2.1.1. Đồ thị điện áp 22kV xuất tuyến 472 Thăng Bình:

a. Nhánh thứ nhất có điện mặt trời nối lưới:

* Từ biểu đồ ta nhận thấy, khu vực có điện mặt trời đầu nối điện áp tăng vào thời điểm 10h00 và 12h00, điện áp giữa các thời điểm dao động ít.

62

* Từ biểu đồ ta nhận thấy, điện áp giữa các thời điểm dao động ít, khu vực có điện mặt trời đầu nối điện áp tăng vào thời điểm 10h00 và 12h00.

c. Nhánh thứ 3 có các TBA phụ tải về phía cuối nguồn:

* Từ biểu đồ ta nhận thấy, điện áp giữa các thời điểm dao động ít, điện áp có xu hướng giảm dần về phía cuối nguồn.

63

* Từ biểu đồ ta nhận thấy, điện áp giữa các thời điểm dao động ít, điện áp có xu hướng giảm dần về phía cuối nguồn.

3.2.1.2. Đồ thị điện áp 0,4kV các TBA phụ tải:

a. Nhánh thứ nhất có điện mặt trời nối lưới:

*Biên độ dao động điện áp nhánh này ở phạm vi nhỏ, điện áp phía hạ thế máy biến áp phụ tải từ 395,1V đến 401,2V.

b. Nhánh thứ hai có điện mặt trời nối lưới:

*Biên độ dao động điện áp nhánh này ở phạm vi nhỏ, điện áp phía hạ thế MBA từ 394V đến 402V, nhánh này có biên độ dao động rộng hơn do có ảnh hưởng của 3 hệ thống điện mặt trời: PV Trại Gà, PV Hiền Tiên và PV DaNa.

64

c. Nhánh thứ 3 có các TBA phụ tải về phía cuối nguồn:

*Biên độ dao động điện áp nhánh này ở phạm vi nhỏ, điện áp từ 395V đến 401V, nhánh này có biên độ dao động rộng hơn do đường dây trung thế dài, điện áp phía cuối nguồn giảm.

d. Nhánh thứ 4 có các TBA phụ tải về phía cuối nguồn:

* Biên độ dao động điện áp nhánh này ở phạm vi nhỏ, điện áp từ 395V đến 401V, nhánh này có biên độ dao động rộng hơn do đường dây trung thế dài, điện áp phía cuối nguồn giảm.

3.2.1.3. Đánh giá giải pháp 1:

- Khi điều chỉnh lại biểu đồ điện áp vận hành thanh cái 22kV TBA 110kV, biên độ dao động điện áp giảm, nằm trong giới hạn ổn định, dao động điện áp 0,4kV trên xuất tuyến giữa các thời điểm khoảng 2V (0,52%).

- Điện áp phía hạ thế các TBA phụ tải của xuất tuyến dao động từ 395V đến 402V gần giá trị điện áp lý tưởng 400V.

- Điện áp các phía hạ thế của TBA phụ tải khu vực gần PV Trại Gà, PV Hiền Tiên là 402,1V, cao hơn so với điện áp mong muốn 2,1V (0,5%).

65

ổn định được điện áp vận hành lưới điện trung thế.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp ổn định điện áp vận hành lưới điện khu vực thăng bình khi có sự tham gia các nguồn phân tán (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)