3.5.1/Tổ chức bộ máy quản lý thuế và chức năng, nhiệm vụ quản lý Thuế của cơ quan Thuế các cấp:
- Rà soát, đánh giá quy định về chức năng, nhiệm vụ tại cơ quan Thuế các cấp và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận của mỗi cơ quan thuế, lưu ý phân tích vai trò của cơ quan thuế Trung Ương, tỉnh và huyện
trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Ngành Thuế và việc phân công nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan Thuế.
- Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy của cơ quan Thuế các nước tại cấp Trương Ương, tỉnh, huyện đặc biệt nghiên cứu các cơ quan Thuế có mô hình tổ chức bộ máy chủ yếu theo chức năng.
- Phối hợp với chương trình thể chế và các chương trình khác có liên quan nhằm phân định rõ cơ chế quản lý trong từng cấp của ngành thuế, phạm vi quản lý đối tượng nộp thuế và sắc thuế tại từng cấp. Xây dựng cơ chế, nguyên tắc phân cấp, phân công quản lý từ cấp Trung Ương đến cấp tỉnh, huyện.
- Tiếp tục triển khai thực hiện bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng và theo cơ chế tự khai- tự nộp thuế tại các Cục Thuế theo lộ trình mở rộng cơ chế tự khai- tự nộp thuế:
Năm 2007: Triển khai tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng tại hầu hết các cục thuế
- Rà soát đánh giá kết quả tổ chức bộ máy quản lý thuế trong cơ chế tự khai- tự nộp cấp Tổng cục và cục thuế. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong mỗi cơ quan thuế theo hướng:
+Tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành cho cơ quan Thuế trung ương.
+ Chuyển đổi bộ máy quản lý thuế tại các cơ quan thuế thực hiện cơ chế quản lý tự kê khai- tự nộp thuế nhằm tăng cường các chức năng quản lý thuế phù hợp với trình độ quản lý của người Việt Nam và tạo điều kiện
nâng cao hiệu quản lý, dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hoá công tác quản lý thuế, giúp Việt Nam nâng cao trình độ quản lý tiến kịp với các nước trong khu vực.
+ Sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng kết hợp theo sắc thuế và đối tượng tại các cơ quan thuế không áp dụng cơ chế tự khai- tự nộp thuế cho phù hợp với điều kiện quản lý của từng sắc thuế, đối tượng nộp thuế không đủ điều kiện áp dụng cơ chế này và ohù hợp với trình độ quản lý của một số cơ quan thuế đặc biệt là cơ quan thuế cấp huyện.
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi, sắp xếp chức năng, nhiệm vụ trong từng cấp và từng bộ phận của Ngành Thuế nhằm đảm bảo không gây tiêu cực, hoang mang trong ngành thuế.
- Xây dựng cơ cấu cán bộ theo từng cấp, từng bộ phận, chức năng trong mỗi cơ quan thuế, có hướng dẫn thực hiện cụ thể.
- Triển khai kế hoạch chuyển đổi đến từng cấp, từng cơ quan thuế. Theo dõi tiến bộ chuyển đổi. Phải đảm bảo quá trình chuyển đổi triệt để, mạnh mẽ và trước hết phải được thực hiện từ cơ quan thuế trung ương.
3.5.2/ Công tác tổ chức cán bộ:
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức danh, vị trí công việc. Đảm bảo tạo được đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp chán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc.
- Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ toàn ngành Thuế, phân loại cán bộ Ngành theo trình độ,tuổi, năng lực. Xác định cán bộ có thể bố trí và các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo cán bộ phù hợp với yêu cầu mới. Xác định số cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiếp tục sư dụng trong bộ máy mới. Xây dựng phương án xử lý, sắp xếp hoặc cho thôi việc đối với các cán bộ này.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới, các tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng đảm bảo chất lượng trong sạch. Xác định các công việc, trọng tâm cần tuyển dụng đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá như cán bộ có trình độ tin học, luật học ...
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, quy hoạch và đề bạt một cách minh bạch, công bằng nhằm nâng cao năng lực điều hành của cơ quan Thuế các cấp.
- Xây dựng và thực hiện luân chuyển cán bộ thuế trong ngành. Việc luân chuyển phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công chức Thuế.
KẾT LUẬN
Chương trình kiện toàn tổ chức ngành Thuế theo yêu cầu cải cách và hiện đại hoá hệ thống Thuế nhằm xây dựng bộ máy quản lý thuế chủ yếu theo mô hình chức năng, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và năng lực chỉ đạo của cơ quan Thuế Trung Ương. Tổ chức bộ máy quản lý thuế chủ yếu theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo đối tượng nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thuế một cách đầy đủ để các doanh nghiệp có thể thực hiện tự khai - tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà Nước. Đồng thời, phân cấp mạnh mẽ quản lý giữa các cấp ngành Thuế, tăng cường uỷ nhiệm thu cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý hành chính Nhà Nước trên địa bàn, từ đó tiến hành sắp xếp, củng cố lại bộ máy tổ chức quản lý thuế tại các cơ quan Thuế nhằm quản lý thu các loại thuế mới và đối tượng nọp thuế một cách hiệu quả.
Xây dựng cơ cấu cán bộ theo chức năng tại từng cấp cơ quan Thuế và chính sách phát triển cán bộ đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác quản lý thuế của Ngành.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Frederic S.Mishkih, 992, Kinh tế tiền tệ, ngân hàng và thị
trường tài chính, NXB Trường đại học Columbia
2. Hỏi và đáp về chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005-
2010
3. Tài liệu tập huấn chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành
Thuế đến năm 2010
4. TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên), 2002, Giáo trình lý thuyết Tài
Phụ lục:
1/ Quyết định số 218/1003/ QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. 2/ Quyết định số 189/2003/ QĐ- BTC của bộ trưởng bộ Tài Chính. 3/ Nghị định số 1494/TCT-TCCB của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế ngày 21/4/2004.
4/ Quyết định 201/2004/QĐ- TTg ngày 6/12/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ.
5/ Quyết định 1682 /QĐ/ TCT-TCCB của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế.
6/ Quyết định số 979/ QĐ- TCT của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế ngày 12/6/2006.
7/ Nghị định số 4137/TCT- TCCB của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế ngày 8/11/2006.