Kết quả phân tích phổ tán xạ Raman

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính phát quang của vật liệu thủy tinh pha tạp er3+ ứng dụng trong phát triển EDFA và g LEDs (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KHUẾCH ĐẠI QUANG

3.4. Kết quả phân tích phổ tán xạ Raman

Phổ tán xạ Raman và phân tích phổ bằng cách tách các đỉnh của nó được thể hiện trong Hình 3.7 và Hình 3.8 tương ứng. Để chứng minh chất lượng cũng như sự chính xác của dữ liệu được phân tích, thì sự sai lệch của thực tế so với đường cong mơ phỏng chỉ là 0,3%.

Hình 3.7. Phổ tán xạ Raman của mẫu ZABB

Khi phân tích phổ tán xạ Raman của mẫu ZABB thì có thể thấy rõ rằng các dao động tại các dải ~135, 250, 430, 1135, 1300, 1462, 1620 cm-1. Các dải này và các dấu hiệu có thể xảy ra đã được liệt kê trong Bảng 3.3. Tại vị trí ~135cm-1 tương ứng với dao động của cation Bi3+ tham gia trong liên kết của mạng thủy như [BiO3] và [BiO6] bát diện. Các dải và các vai thể hiện trong phổ tán xạ Raman trong khoảng từ 200-700cm-1 là các chế độ cầu nối anion. Tại vị trí ~250cm-1 là dao động của cấu trúc Zn-O trong tứ diện ZnO4. Tại ~430cm-1 tương ứng với liên kết cong B-O-B. Đỉnh Raman tại vị trí ~1135cm-1 quan sát được trên Hình 3.8 chính là liên kết B-O-B trong các đơn vị diborate. Một dải rộng trong vùng ~1300cm-1 là tín hiệu của dao động B-O trong các đơn vị BO3 trong các nhóm meta, pyroborat và orthoborat. Vị trí ~1462cm-1 là dao dộng của B-O- trong các đơn vị BO3. Một đỉnh phổ tán xạ Raman cuối cùng là ở vị trí ~1620cm-1, đây là đỉnh tương ứng với các chuỗi và vịng của các đơn vị metaborate [39].

Hình 3.8 : Phân tích các đỉnh trong phổ Raman của mẫu ZABB

Bảng 3.3 : Vị trí các đỉnh và các tín hiệu có thể có của chúng. Đỉnh Dải chỉ định

135 Dao động kéo dãn đối xứng của liên kết Bi-O-Bi trong các đơn vị BiO3 hình chóp và BiO6 bát diện.

250 Dao động của liên kết Zn-O trong tứ diện ZnO4. 430 Liên kết B-O-B cong

1135 B-O-B kéo dài trong các đơn vị diborate

1300 B – O dao động kéo dài trong các đơn vị BO3 trong các nhóm meta, pyroborat và orthoborat

1462 Dao động của B – O- trong các các đơn vị BO3 gắn với phân đoạn lớn của mạng borat

Để xác định việc ảnh hưởng cấu trúc khi thay đổi nồng độ pha tạp Er3+, các mẫu thủy tinh ZABB từ x =0 đến x = 1.5 đã được khảo sát như ở Hình 3.9. Từ Hình 3.9 có thể thấy rõ được rằng các phổ tán xạ Raman đều giống nhau, điều này chứng tỏ việc thay đổi nồng độ pha tạp Er3+ vào mẫu thủy tinh ZABB không ảnh hưởng đến cấu trúc của vật liệu thủy tinh.

Hình 3.9 : Phổ tán xạ Raman với các nồng độ pha tạp Er3+ khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính phát quang của vật liệu thủy tinh pha tạp er3+ ứng dụng trong phát triển EDFA và g LEDs (Trang 59 - 62)