Kết quả hoạt động kinh doanh của OceanBank Hải Dương

Một phần của tài liệu Chuyên đề nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại oceanbank chi nhánh hải dương (Trang 38 - 40)

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010 Giá trị % Giá trị % Thu nhập lãi 174959 420265 481672 245306 140.2 61407 14.6 Chi phí lãi 130043 296133 252946 166090 127.7 -43187 -14.6

Thu nhập lãi thuần 44916 124132 228726 79216 176.4 104594 84.3

Lãi/lỗ thuần từ HĐ dịch vụ 3430 4210 4833 780 22.7 623 14.8

Lãi lỗ thuần từ HĐ ngoại hối 1230 3145 3920 1915 155.7 775 24.6

Lãi/lỗ từ mua bán CK -3075 -5248 -8310 -2173 70.7 -3062 58.3 Lãi/lỗ từ hoạt động khác 4289 1796 3190 -2493 -58.1 1394 77.6 Chi phí hoạt động 19741 36544 53889 16803 85.1 17345 47.5 LNT trước CP dự phòng rủi ro 31049 91491 178470 60442 194.7 86979 95.1 Chi phí dự phịng rủi ro 3932 14262 17883 10330 262.7 3621 25.4 LNTT 27117 77229 160587 50112 184.8 83358 107.9 Thuế TNDN 6779 19307 52946 12528 184.8 33639 174.2 LNST 20338 57922 107641 37584 184.8 49719 85.8

(Nguồn: Báo cáo KQKD OceanBank Hải Dương)

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của OceanBank Hải Dương 3 năm trở lại đây rất khả quan. Nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2010, tăng 140,2% so với năm 2009. Điều này hoàn toàn phù hợp với những phân tích về hoạt động cho vay của chi nhánh ở phần trên. Mặt khác, chi phí lãi cũng có xu hướng biến động cùng chiều với xu hướng biến động của tổng nguồn vốn huy động, cụ thể năm 2010 tăng 127,7 % so với năm 2009, và tới năm 2011 giảm 14,6% so với năm 2010. Mặc dù chi phí lãi qua 3 năm có xu hướng tăng nhưng mức tăng này luôn nhỏ hơn mức tăng của thu nhập lãi, do đó thu nhập lãi thuần 3 năm này tỷ lệ thuận với mức tăng của thu nhập.Cụ thể năm 2010 tăng 176,7% so với năm 2009, và năm 2011 tăng 84,3% so với năm 2010. Lãi/lỗ từ các hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng đều tăng. Duy chỉ có lãi/lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán là giảm mạnh. Đây là điều không quá ngạc nhiên khi 3 năm vừa qua là 3 năm thị trường chứng khoán Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đương nhiên việc đầu tư vào chứng khốn gặp khơng mấy thuận lợi. Chi phí hoạt động của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng 85,1%, và năm 2011 tăng 47,5%. Tuy nhiên mức tăng này vẫn nhỏ hơn nhiều so với mức tăng của thu nhập từ hoạt động kinh doanh, do đó LNTT của ngân hàng vẫn tăng mạnh qua các năm, đặc biệt có năm 2010 tăng tới 184,8%. Tóm lại trong 3 năm trở lại đây, OceanBank Hải

Dương đã đạt được rất nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, xứng đáng là 1 trong những chi nhánh quan trọng của toàn bộ hệ thống.

2.2. Thực trạng về hiệu quả cho vay các DNVVN tại OceanBank Hải Dương

Hải Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Những năm gần đây, các DN, đặc biệt là các DNVVN trên địa bàn không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là chính là những khách hàng tiềm năng , hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập dồi dào cho NH. Xác định được lợi thế đó, OceanBank chi nhánh Hải Dương đã và đang chuyển dịch vốn đầu tư sang các DNVVN, coi đây là nhóm khách hàng chiến lược. Dựa trên chiến lược đó, OceanBank Hải Dương đã gặt hái được nhiều thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó cịn tồn tại vơ vàn khó khăn, bất cập, điển hình là hiệu quả cho vay đối với khu vực DNVVN chưa thực sự cao. Để có được cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này, chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu về hiệu quả cho vay đối với các DN này.

2.2.1. Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH

Để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động tín dụng của OceanBank Hải Dương đối với DNVVN trước hết ta xem xét về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Biểu đồ 2: Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH

(nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của OceanBank Hải Dương)

Theo số liệu của biểu đồ ta thấy số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh đang có xu hướng tăng. Năm 2010 đã tăng được 37 DN với tổng số là 115 DN, việc tăng này là do chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNVVN, mặt khác do có sự nỗ lực cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tới

năm 2011, số DN tuy có tăng thêm với tổng số là 119 DN, nhưng mức tăng này cịn q ít, chưa cho thấy rõ hiệu quả trong việc mở rộng cho vay đối với khu vực DN này. Điều này có thể giải thích là do năm 2011, nền kinh tế Việt Nam nói chung và của tỉnh Hải Dương nói chung gặp nhiều khó khăn, nhiều DNVVN làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản, trong khi các DN mới thành lập còn yếu kém, chưa đủ điều kiện để quan hệ tín dụng với NH.

2.2.2. Tỷ trọng dư nợ DNVVN trong tổng dư nợ

Một phần của tài liệu Chuyên đề nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại oceanbank chi nhánh hải dương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w