Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu Chuyên đề nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại oceanbank chi nhánh hải dương (Trang 45 - 63)

(nguồn: Báo cáo KQKD của OceanBank Hải Dương)

Có thể thấy nguồn thu lãi của chi nhánh chủ yếu đến từ hoạt động cho vay DNVVN. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay được duy trì ở mức 75-82%, tương đối cao và đang có xu hướng tăng dần. Từ mức 75% năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên mức 80,5% năm 2010 và 82,6% năm 2011. Trong khi gặp phải rất nhiều khó khăn, đây rõ ràng là một kết quả đáng khích lệ đối với NH trong việc đẩy mạnh hiệu quả cho vay DNVVN. Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay DNVVN chiếm phần lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay cho thấy trong thời gian qua quy mô cho vay các DN này của NH đang được mở rộng, đem lại nguồn thu lớn cho NH. Tuy nhiên, nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì nguồn thu nhập này chưa thực sự cao so với các NHTM khác trên địa bàn, nhất là với một ngân hàng có tầm vóc như OceanBank. Do đó, trong thời gian tới, OceanBank Hải Dương cần đẩy mạnh, mở rộng hơn nữa quy mô cho vay đối với các DN này.

2.2.7. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN/ tổng dư nợ:

Bảng 17: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN/ tổng dư nợ

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 277878 821563 1064376 Thu nhập từ cho vay DNVVN 131219 47.2 338313 41.2 397861 37.4

Biểu đồ 9: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN/ tổng dư nợ qua các năm

(nguồn: Báo cáo KQKD của OceanBank Hải Dương)

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN trên tổng dư nợ đang có xu hướng giảm dần. Năm 2009, thu nhập cho vay DNVVN cịn chiếm 47,2%, thì sang năm 2010 đã giảm xuống 41,2% và năm 2011 chỉ cón 37,4%. Trong khi đó, tổng dư nợ lại tăng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN tăng quá chậm so với tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ q tăng, số nợ xấu , khó địi tăng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Mặt khác, nó cũng phản ánh hoạt động mở rộng cho vay DNVVN của NH còn nhiều hạn chế.

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay DNVVN tại OceanBank Hải Dương

2.3.1. Những thành quả đạt được

Thời gian vừa qua, nền kinh tế trong nước và thế giới đầy biến động đã gây ra khơng ít khó khăn cho mơi trường kinh doanh NH nói chung và hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng. Tuy nhiên, vượt lên trên mọi thử thách và khó khăn đó, NH vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, chất lượng cho vay đối với DNVVN hiện nay cao hơn so với trước. Tỷ trọng đầu tư hoạt động tín dụng cho DNVVN chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đối tượng chính mà Oceanbank lựa chọn làm khách hàng tiềm năng. Nó được thể hiện qua sự tăng lên cả số tương đối và tuyệt đối về dư nợ và doanh số cho vay qua các năm. Việc gia tăng này không những tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của OceanBank. Điều này được thể hiện qua các mặt sau đây:

- Qua phần phân tích ở trên, ta có thể thấy quy mơ của hoạt động tín dụng đối với các DNVVN ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp này có sự tăng lên nhất định.Vốn tín dụng của OceanBank Hải Dương

đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DNVVN, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Vốn tín dụng của OceanBank Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các DNVVN sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế những tiêu cực xã hội.

- Hoạt động tín dụng đối với DNVVN đã tạo ra hiệu quả kinh doanh có lãi cho OceanBank. Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu từ lãi đã góp phần khơng nhỏ làm tăng lợi nhuận của NH. Đồng thời, bằng việc mở rộng quan hệ rộng rãi, chặt chẽ với DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế đã giúp NH dần khắc phục được tình trạng khó khăn, dần lấy được uy tín trong lịng khách hàng.

- Tín dụng cho vay DNVVN phát triển là cơ sở tiền đề cho OceanBank mở rộng phát triển các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của NH.

- Thơng qua hoạt động tín dụng của ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mấy năm qua đã rèn luyện cán bộ ngân hàng và có thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý điều hành, chống lại những tiêu cực để tự khẳng định mình, đứng vững trong cơ chế thị trường.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác cho vay DNVVN tại OceanBank Hải Dương vẫn còn những tồn tại nhất định. Cụ thể:

- Về số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng với NH: Theo phần phân tích ở trên, số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng với NH trong thời gian qua tuy có tăng song mức tăng này còn quá thấp, mặt khác nếu so sánh với tổng số rất nhiều các DNVVN có trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thì những con số này thực sự chỉ như muối bỏ bể, chưa cho thấy hiệu quả trong việc mở rộng cho vay đối với khu vực DN này.

- Về tỷ trọng dư nợ DNVVN trong tổng dư nợ: Có thể thấy dư nợ DNVVN đã chiếm tỷ trọng tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ của NH giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, chưa thể nói Chi nhánh đã đạt hiệu quả cho vay đối với DNVVN. Số lượng các DNVVN trên địa bàn là rất lớn, có thể nói là gần như tồn bộ, do đó dư nợ DNVVN chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ không phải điều quá ngạc nhiên. Điều này phản ánh phần nào sự yếu kém trong khâu mở rộng hoạt động cho vay DNVVN của NH khi chưa thực sự tăng cường cơng tác tìm kiếm khách hàng cũng như việc nới lỏng cơ chế tín dụng đối với các DN này

- Xem xét các chỉ tiêu về dư nợ với các DNVVN, có thể thấy OceanBank chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này, có cho vay trung dài hạn nhưng tỷ lệ còn thấp. Thực tế hiện nay các DNVVN thiếu vốn trầm trọng mà lại là vốn trung dài hạn để cải tiến thiết bị công nghệ, vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và những dự án lớn…trong khi việc tiếp cận nguồn vốn này gặp rất nhiều khó khăn tại các Ngân hàng. Khi khách hàng có nhu cầu mà NH khơng đáp ứng được điều này sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như làm mất khách hàng. Do đó cần phải có một chính sách khách hàng hợp lý để thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn của SGD chưa đạt tiêu chuẩn tốt nhất mà Ngân hàng Nhà nước quy định đối với các Ngân hàng thương mại. Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng nợ quá hạn còn khá cao. Nhiều khoản nợ phát sinh từ những năm trước đến nay vẫn chưa thu hồi được.

- Tỷ lệ thu nhập cho vay từ hoạt động cho vay đối với DNVVN/ tổng dư nợ còn thấp, cho thấy hoạt động mở rộng cho vay DNVVN chưa đạt hiệu quả cao. Mặc dù các khoản vay DNVVN chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, nhưng thu nhập lãi đem lại chưa thực sự cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân

• Nguyên nhân khách quan - Môi trường pháp lý

Ở nước ta, mơi trường pháp lý cịn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đầy đủ để tạo môi trường thuận lợi về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp và NH hoạt động. Các cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đã được ban hành nhưng còn thiếu sự đồng bộ, chồng chéo gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động đầu tín dụng của NH.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO việc sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại do hàng rào thuế quan đang dần được dỡ bỏ.

Đặc biệt trong các năm trở lại đây, đi đôi với mức tăng trưởng kinh tế cao là tỷ lệ lạm phát lớn, giá vàng tăng nhanh, người dân không gửi tiền tiết kiệm nữa mà mua vàng cất trữ, làm cho chi phí huy dộng của các NHTM nói chung và của OceanBank nói riêng tăng lên, kéo theo lãi suất cho vay DNVVN cũng tăng lên làm hạn chế hoạt động mở rộng cho vay. Nhất là trong những tháng đầu năm 2011, nền kinh tế nước ta đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao, làm giá cả tăng nhanh chóng mặt. Mặt khác, thị trường bất động sản đóng băng làm cho giá đất hạ nhiệt do đó định giá đất thấp kéo theo khoản cho vay nhỏ, không đáp ứng nhu cầu vốn của DNVVN. Giá cả các mặt hàng xây dựng, nguyên nhiên vật liệu, lương thực tăng chóng mặt kéo theo chi phí tăng ngồi dự kiến khiến các DN lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do đó càng khó để tiếp cận được tín dụng NH và lại càng thêm khó khăn. - Ngun nhân từ phía DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những nguyên nhân phát sinh từ môi trường khách quan, trong quan hệ tín dụng cịn nhiều vấn đề nảy sinh từ phía các DNVVN. Cụ thể:

+ Các DNVVN nhìn chung đều khơng trường về vốn, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh lại rất thường xuyên, vì vậy các DNVVN đã làm đẹp các báo cáo tài chính của mình, đánh bóng DN của mình nhằm cố tình vay được vốn. Đồng thời, thơng tin mà các DN cung cấp cho cán bộ tín dụng cũng khơng được minh bạch, chính xác. Do đó gây khó khăn cho NH trong việc thẩm dịnh tín dụng, gây ra rủi ro cho NH.

+ Các DNVVN còn kém về năng lực kinh doanh, khả năng phân tích, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cịn thiếu tính hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ khó khăn. Thực tế, hầu hết các DNVVN không thể tự viết được các dự án đầu tư trong dài hạn, thậm chí cả kế hoạch ngắn hạn

+ Các DNVVN đã thiếu vốn sản xuất kinh doanh lại cịn khơng đủ tài sản thế chấp đáp ứng điều kiện cho vay của NH. Thậm chí có những DN khơng đủ tự tin vào phương án sản xuất kinh doanh nhưng muốn vay vốn của NH mà không thế chấp tài sản để khi xảy ra rủi ro NH sẽ là người chịu. Hoặc có thế chấp thì hầu hết là các tài sản khó thanh lý, tính thị trường khơng cao.

+ Ở một số DNVVN, năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật vẫn còn nhiều yếu kém, sản xuất kinh doah chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm khơng được tiêu thụ, sản xuất đình trệ khơng có khả năng trả nợ.

• Ngun nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Hoạt động huy động vốn chưa hiệu quả: vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn. nguồn trung và dài hạn nên đã gây khó khăn cho việc cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN. Chi nhánh mới chủ yếu huy động từ tiền gửi của dân cư và DN, vốn huy động được bằng các cơng cụ như kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi chưa đáng kể.

Chưa linh hoạt trong thực hiện chính sách cho vay đối với các DNVVN, vẫn coi cầm cố , thế chấp tài sản là điều kiện tiên quyết để xét duyệt cho vay. Trong khi đó nhiều DNVVN khơng có tài sản đủ lớn để đảm bảo tiền vay, nhất là với các khoản vay trung và dài hạn. Hơn nữa cán bộ tín dụng cũng khơng định giá chính xác được tất cả các loại tài sản.

Thực tế trong công tác cho vay đã xảy ra một số mâu thuẫn cần giải quyết hài hoà là tăng cường doanh số cho vay, tăng dư nợ nhưng phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ lãi treo. Cơ chế cho vay của OceanBank đã linh hoạt hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của khách hàng, thủ tục cho vay vẫn phức tạp, vẫn còn nhiều bất cập, lãi suất cho vay cũng chưa linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng

OceanBank Hải Dương đã quan tâm đến DNVVN nhưng chưa thực sự trở thành chiến lược. Chưa thực sự quan tâm đến chiến lược khách hàng, đến hoạt động Marketing, còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến vay vốn.

Hoạt động thu thập và đánh giá thơng tin khách hàng của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Hầu hết các thông tin đều được thu thập từ hoạt động thẩm định tại cơ sở của các cán bộ thẩm định, thông tin nằm trong phạm vi hẹp và mang tính chủ quan. Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm các thơng tin mang tính vĩ mơ để phổ biến cho các cán bộ tín dụng như chỉ số về lạm phát dự tính, về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu thế xuất khẩu, xu thế nhập khẩu, xu thế phát triển của các ngành mà ngân hàng có mức độ cho vay lớn.

Cơng tác kiểm tra trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức.

Khi khoản vay được giải ngân xong, cán bộ tín dụng thường ít quan tâm tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó mà chỉ quan tâm tới việc trả nợ của khách hàng, như vậy rất có thể tiền lãi mà khách hàng trả cho ngân hàng không phải từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt, mà khách hàng cố ý che mắt ngân hàng bằng cách vay để trả lãi.

Trình độ năng lực cán bộ tín dụng của OceanBank Hải Dương chưa đồng đều, chưa theo kịp với sự chuyển biến của môi trường kinh doanh. Vẫn còn nhiều cán bộ chưa qua đào tạo đại học, sau đại học. Một số cán bộ cịn trẻ có năng lực làm việc tốt nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng chưa cao, việc thẩm định lựa chọn khách hàng, kiểm tra tín dụng chưa nghiêm túc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh chưa chuẩn xác, tạo cơ hội cho khác hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Gần đây, việc quảng bá hình ảnh thương hiệu OceanBank đã được chú trọng hơn, tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa được đẩy mạnh, nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của OceanBank trên địa bàn tỉnh mở ra nhưng so với các thương hiệu của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thì vẫn cịn bị lép vế, những tồn tại này cần phải được khắc phục trong thời gian tới để tên gọi OceanBank trở nên quen thuộc hơn với các cá nhân cũng như các DN.

Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của OceanBank Hải Dương đối với DNVVN cho ta thấy được những gì đã đạt được, những gì cịn tồn tại, khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân chủ quan khách quan tạo nên sự cản trở việc mở rộng vốn tín dụng nhằ phát triển DNVVN của OceanBank. Do vậy, để thực hiện tốt điều này, chúng ta cùng nhau đưa ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của OceanBank tốt hơn, hiệu quả hơn.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN

Một phần của tài liệu Chuyên đề nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại oceanbank chi nhánh hải dương (Trang 45 - 63)