Dự đoán xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HƯNG THỊNH VINAWEALTH (VEOF) (Trang 32 - 37)

1.1. Yếu tố bên ngoài. Bối cảnh quốc tế  Bối cảnh quốc tế

Năm 2022 là một năm đầy lo lắng cho các nhà đầu tư cổ phiếu, từ xung đột địa chính trị, dịch Covid cho đến lạm phát. Một số chuyên gia cho rằng sự kết hợp của các vấn đề kinh tế vĩ mơ và địa chính trị lớn sẽ khó có thể giúp thị trường chứng khốn kết thúc năm 2022 trong vùng khả quan.

Có ba vấn đề đang đè nặng lên thị trường cổ phiếu.

Trước tiên là căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine. Căng thẳng Nga- Ukraine leo thang đã đẩy nhiều chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới lao dốc mạnh, biến động và gây lo ngại về sự tăng vọt lạm phát, do giá hàng hố tăng và thị trường Việt Nam cũng khơng phải ngoại lệ. Tuy nhiên, theo chuyên gia, vấn đề căng thẳng địa chính trị thường chỉ có tác động ngắn hạn đến thị trường chứng khốn, cịn trong dài hạn chứng khoán Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng phát triển tích cực nhờ yếu tố vĩ mô ổn định.

Thứ hai là vấn đề lạm phát tăng cao và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay để ứng phó tình trạng này.

Thứ ba là dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, với sự gia tăng đột biến các ca mắc gần đây tại Trung Quốc.

 Bối cảnh trong nước o Môi trường vĩ mô

Thứ nhất, lạm phát tăng cao hơn so với trung bình các năm trước nhưng vẫn trong khả năng kiểm soát tăng. Rủi ro lạm phát trong năm tới và dự báo CPI năm tới tăng khoảng 3,5% và vẫn đạt mục tiêu của Chính phủ là kiểm sốt lạm phát dưới 4%.

Thứ hai, kinh tế phục hồi với mức độ phân hóa trong 2021 và kéo dài sang 2022. Việc thu hẹp các gói chính sách tiền tệ nới lỏng là xu hướng trong năm 2022. Việc FED

và ECB rút các gói nới lỏng định lượng sẽ khơng tác động lớn đến chính sách tiền tệ cũng như thị trường tài chính của Việt Nam. Dự báo năm 2022: Tăng trưởng GDP đạt 6,8% - 7,2% với tốc độ phục hồi cao trên mọi phương diện.

Thứ ba, gói kích thích kinh tế cùng với các định hướng chính sách Chính phủ là điều kiện tiên quyết. Trong năm 2022, Việt Nam dự báo tiếp tục được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các các Quốc gia châu Á; và các Hiệp định thương mại tự do EVFTA và RCEP được ký kết. Tuy vậy, một số rủi ro có thể xuất phát từ nhu cầu thế giới phục hồi thấp hơn mức kỳ vọng, sự hồi phục kinh tế trong nước mong manh trước sự đe doạ của các biến chủng mới.

Thứ tư, dự báo đồng VND có thể giảm tương đối so với USD với mức biến động không quá 2% bắt nguồn từ các diễn biến trên thị trường quốc tế

Thứ năm, NHNN duy trì định hướng chính sách nhất quán trong năm 2022: yêu cầu NHTM tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nguồn vốn cho DN phục hồi sau đại dịch. Do đó, tăng trưởng tín dụng có thể cao hơn năm 2021, đạt 13% - 15%.

Thứ sáu, lãi suất huy động có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ cục bộ và khoảng 50 điểm. Quá trình trung hòa CSTT nới lỏng của các NHTW lớn trên thế giới sẽ diễn ra với tốc độ chậm rãi, thời điểm FED bắt đầu tăng lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm 2022. Áp lực tăng nhưng khơng lớn tại lãi xuất huy động có thể xuất hiện vào cuối năm, khi ngân hàng đẩy mạnh cho vay.

Thứ bảy, mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo đi ngang trong biên độ hẹp, áp lực tăng của LSHĐ, nếu có, được dự báo là khơng lớn.

o Dự báo thị trường chứng khốn trong năm 2022

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm thành công với việc chỉ số VN - Index đạt mức tăng trưởng 35,7% kể từ đầu năm và thuộc nhóm những thị trường tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. Sau đây là một số yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán 2022 tiếp tục là năm thành công:

Thứ nhất, tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2022 - 2023 là bệ phóng vững chắc cho các chỉ số chứng khốn. EPS năm 2022, 2023 của các cơng ty niêm yết trên HOSE được dự báo sẽ duy trì ở mức cao lần lượt khoảng 23%, 19% so với cùng kỳ. Một số ngành dự kiến có sự cải thiện mạnh mẽ về tăng trưởng lợi nḥn, bao gồm: Hàng hóa cơng nghiệp và dịch vụ, bán lẻ và bất động sản.

Thứ hai, dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước có thể tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán ở bối cảnh lãi suất huy động vẫn đang ở vùng thấp lịch sử. Trong bối cảnh lãi suất huy động thấp, nhà đầu tư cá nhân có thể sẽ tiếp tục chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác có lợi suất cao hơn; tiêu biểu là đầu tư chứng khoán. Hiện lãi suất huy

động kỳ hạn 1 năm của các ngân hàng thương mại bình quân ở mức 5,6%/năm, thấp hơn lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm bình quân giai đoạn 2017-2019 là 6,8% - 7,0%/năm.

Thứ ba, các tính năng mới dự kiến sẽ được triển khai nếu hệ thống giao dịch chứng khốn mới (KRX) chính thức đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2022 như mua bán chứng khoán cùng phiên, bán chứng khoán chờ về. Hệ thống giao dịch mới cũng giúp giải quyết điểm nghẽn về tỷ lệ ký quỹ giao dịch bằng tiền mặt, từ đó có thể thúc đẩy dịng vốn nước ngồi trở lại Việt Nam.

Thứ tư, trong kịch bản tích cực, thị trường chứng khốn Việt Nam có cơ hội được thơng báo nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp FTSE trong đợt đánh giá phân loại thị trường hàng năm vào tháng 9/2022 nếu hệ thống giao dịch chứng khốn mới (KRX) chính thức đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2022.

Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khá hấp dẫn trong trung hạn với P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt ở mức là 14,0 lần và 11,9 lần (thấp hơn P/E trung bình 3 năm gần nhất là 16,1 lần). Kỳ vọng VN-Index đạt 1.700-1.750 điểm trong năm 2022, dựa trên các giả định sau:

(1) Kỳ vọng P/E của VN-Index vào khoảng 16,0-16,5 lần vào cuối năm 2022; (2) Dự báo lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp trên HOSE sẽ tăng trưởng 23% so với cùng kỳ và tỷ suất lợi tức cổ phần của VN-Index năm 2022 ở mức 1,4%.

 Thơng tin thị trường chứng khốn Việt Nam

Trong tháng 2/2022, chỉ số VN Index dao động biên độ hẹp trong tình hình xung đột căng thẳng tại Nga và Ukraine. VN Index kết thúc tháng ở 1490,1 điểm, tăng 0,8% trong tháng 2, nhưng vẫn giảm 0,5% trong 2 tháng đầu năm. Trước khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, các nhà đầu tư đã lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng. Việc xảy ra chiến sự tại Ukraine càng làm cho triển vọng đầu tư trong ngắn hạn trở nên khó lường.

Với việc giá cả hàng hóa cơ bản tăng mạnh do xung đột giữa Nga và Ukraine, hai ngành Vật liệu và Năng lượng là những ngành có diễn biến tốt nhất trong tháng 2, tăng 13,5% và 12,5% trong tháng. Ngành Bất động sản và Tài chính là hai ngành có diễn biến kém nhất, giảm 6,1% và 3,2% trong tháng. Số liệu kinh tế trong hai tháng đầu năm 2022 chưa cho thấy sự hồi phục nhanh, khi sản xuất công nghiệp tăng nhưng tiêu dùng trong nước gần như không thay đổi. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4% trong 2 tháng đầu năm. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tăng lên 54,3 trong tháng 2, cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lại giảm 0,3%, sau khi loại trừ yếu tố lạm phát.

 Thông tin quỹ Vinawealth (VEOF)

Giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ của VEOF tăng 5,1% trong tháng 2/2022, cao hơn VN Index 4,3%. Tính từ đầu năm, VEOF cũng tăng 5,1%, trong khi VN Index giảm tài 0,5%. Trong số 10 cổ phiếu lớn nhất của danh mục VEOF, 7/10 cổ phiếu tăng tốt hơn VN Index trong tháng 2. PET là cổ phiếu tăng tốt nhất trong danh mục của VEOF trong tháng 2, tăng 59,8% trong tháng.

Thị trường chứng khốn có thể sẽ gặp những trở ngại trong ngắn hạn. Tình hình tại Ukraine đã trở nên phức tạp hơn. Những lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu ở một mức độ nhất định. Kết thúc cuộc họp vào ngày 16/3, Fed đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2018, nhưng đưa ra đánh giá tích cực về nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong bất kỳ tình huống nào, chúng tôi cho rằng những sự kiện tiêu cực sẽ là cơ hội để đầu tư thêm vào thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn đang có định giá hợp lý (P/E 14,1 lần cho năm 2022), và câu chuyện về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn là rất rõ ràng.

Chúng tôi tin rằng quỹ VEOF sẽ tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian tới và vẫn sẽ giữ tỷ trọng lớn đối với những cổ phiếu đó.Vào cuối tháng 10/2021, chỉ số VN Index đang giao dịch ở mức P/E 16,8 lần và 13,7 lần cho năm 2021 và 2022, với tăng trưởng EPS năm 2022 được dự báo đạt 23%, theo số liệu của Bloomberg. Chúng tôi cho rằng đây là mức định giá hợp lý và kỳ vọng thị trường vẫn còn khả năng tăng điểm nhờ vào kinh tế phục hồi, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết và tâm lý tích cực từ kế hoạch kích thích kinh tế.

Hơn thế với vị thế của Vinacapital trên thị trường chứng khoán cũng như khả năng thắng thị trường của VEOF ngày càng thể hiện rõ

=> Xu hướng phát triển của VEOF kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn, phá vỡ những kỷ lục về điểm số và giá trị giao dịch trên thị trường so với năm 2021 vừa qua. Năm 2022 kỳ vọng sẽ có những thay đổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm tiền đề cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Đây là bước thay đổi về chất cho thị trường chứng khoán Việt Nam để thu hút những dịng tiền lớn từ nước ngồi vào thị trường. Năm 2022 có thể thấy rõ sự phục hồi kinh tế do không cần phải cách ly trên diện rộng vì dịch Covid-19, cùng với đó là gói hỗ trợ xã hội đã được Quốc hội thông qua và Việt Nam cũng là một trong những lựa chọn tốt nhất cho các tập đoàn nước ngoài đặt cơ sở nhà máy và sản xuất. Với bối cảnh như vậy những ngành được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong năm 2022 sẽ là: hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, vật liệu xây dựng, cảng biển, ngân hàng,...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HƯNG THỊNH VINAWEALTH (VEOF) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w