Tìm hiểu phần mềm rơle

Một phần của tài liệu Đánh giá chức năng làm việc của rơle GRT 200 bảo vệ so lệch trạm biến áp 110kv tam kỳ (Trang 44 - 49)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.4. Tìm hiểu rơle bảo vệ solệch máy biến áp T1 trạm biến áp 110kV Tam Kỳ

2.4.2. Tìm hiểu phần mềm rơle

2.4.2.1. Cấu hình phần mềm cài đặt trong rơle

Có 5 thư mục chính trong rơle. Từ các thư mục này nhân viên vận hành có thể đọc và đặt các tham số bảo vệ:

Bảng 2.3. Hệ thống thư mục các chức năng của rơle

- Khi màn hình rơ le đang OFF, ấn bất cứ phím, màn hình Menu chính sẽ xuất hiện. Menu chính có 8 trình đơn phụ là: Record, Monitoring, Setting, IOSetting, Control, Time, TestvàInformation.

Trong rơle có các thư mực chính thực hiện được cấu hình để thực hiện các chức năng như sau:

- Chức năng lưu trữ (Record): Hiển thị thông tin về các bản ghi sự cố, sự kiện và các nhiễu động trên rơle, người vận hành có thể lựa chọn một trong các bản ghi này để kiểm tra các thông tin về sự kiện, sự cố cũng như xố chúng. Trong q trình vận hành, người sử dụng thường làm việc nhiều với phần Record (chức năng lưu trữ), các phần khác thường được cài đặt lúc ban đầu và khơng khuyến khích thay đổi hoặc chỉ được thay đổi bởi người có quyền chỉnh định. Bao gồm các chức năng sau: Bản ghi sự cố (Fault record), bản ghi sự kiện (Event record), bản ghi nhiễu động (Disturbance record).

- Chức năng giám sát (Monitoring):

Monitoring được sử dụng để hiển thị trạng thái hiện tại của rơle. Dữ liệu được cập nhật mỗi giây trên màn hình LCD. Người sử dụng có thể xem các chức năng trong

giám sát: Dữ liệu đo lường (Metering), hiển thị các trạng thái tương ứng của hệ số của máy biến dòng (KCT), trạng thái đầu vào/ đầu ra nhị phân I/O (Binary I/O), truyền

thông (Communication), phần tử đo lường (Relay Elements), thống kê (Statistics),

chức năng giám sát GOOSE (GOOSE Monitoring), Chức năng chuẩn đoán

(Diagnostics).

- Thay đổi nhóm cài đặt (Change setting group).

Rơle trang bị 8 nhóm cài đặt. Tuỳ vào điều kiện làm việc của lưới, người sử dụng có thể dễ dàng thay đổi nhóm cài đặt trong 8 nhóm.

Trong thư mục “Setting” bao gồm các cài đặt: Cài đặt bản ghi, cài đặt điều khiển, cài đặt đo lường, cài đặt bộ đếm, giao diện truyền thông, cài đặt nút chức năng, cài đặt bảo vệ, cài đặt chuẩn đoán.

Trong thư mục con “Protection” người sử dụng có thể thay đổi hoặc sao chép nhóm cài đặt.

2.4.2.2. Giới thiệu phần mềm GR-TIEMS

Phần mềm GR-TIEMS là phần mềm cho phép truy cập và phân tích thơng số đo lường của hệ thống, lấy thông tin sự cố và sự kiện của rơle.

Hình 2.8. Giao diện phần mềm GR-TIEMS cho rơle hàng Toshiba

Việc kết nối giữa máy tính cá nhân và rơle có thể dùng 2 cách: Kết nối trực tiếp với cổng USB-COM (cáp máy in) trước mặt rơle hoặc kết nối thông qua switch mạng LAN trong trạm có hạ tầng mạng LAN phục vụ hệ thống máy tính điều khiển.

Thực hiện cấu hình cho phần mềm rơle có các file như sau:

- File dự án: Là file cấu hình chứa tất cả các thông tin về cài đặt và cấu hình cho tất cả rơle trong dự án đó. File này bố trí tất cả thơng tin dưới dạng cây một cách trật tự và đầy đủ thông tin: Tên trạm, cấp điện áp, tên ngăn, loại rơle...

- CSV file: Đây là file lưu bản ghi sự cố, sự kiện và nhiễu động dưới dạng file .CSV. Có thể lấy file này từ rơle qua máy tính và đọc trên thiết bị khác hỗ trợ đọc file .CSV

- Comtrade file: Đây là file lưu bản ghi nhiễu động của rơle và mở được bằng phần mềm GR-TIEMS.

- Dữ liệu nhận: Có thể nhận tất cả các dữ liệu từ rơle chữa trong một file setting bằng cách download về máy tính. Dữ liệu này bao gồm: dữ liệu giám sát, các loại bản ghi, cài đặt, cấu hình...

- Gửi dữ liệu vào rơle: Gửi dữ liệu từ máy tính vào rơle sau khi đã cài đặt xong bằng phần mềm GR-TIEMS.

a. Các công cụ trong phần mềm GR-TIEMS

Công cụ giám sát (Monitoring tools):

Người sử dụng có thể giám sát trạng thái hoặc các thông số đo lường của hệ thống từ rơle khi sử dụng công cụ giám sát. Tất cả các thông tin được sắp xếp thành bảng trong thư mục “Monitoring list dialog”. Khi người sử dụng muốn truy cập một thơng tin nào đó, chỉ việc chọn thơng tin đó và kéo ra màn hình giám sát.

Công cụ lưu trữ (Record tools):

- Bản ghi sự cố (Fault Record): Bao gồm các thông tin đo lường trước vào sau

khi xảy ra sự cố. Theo đó, người sử dụng có thể nhìn thấy tất cả các thơng tin liên quan tới mỗi sự cố để từ đó có cơ sở phân tích ngun nhân sự cố một cách chính xác.

- Bản ghi nhiễu động (Disturbance Record): Bản chất là một dạng modul hoá các dữ liệu đo được để người dùng có thể xem dưới các dạng biểu đồ: Biểu đồ sóng, biểu đồ sóng hài, chiều vector của đại lượng dịng, áp.

- Bản ghi sự kiện (Event Record): Tương tự bản ghi sự cố, bản ghi sự kiện lưu lại toàn bộ các sự kiện của rơle trong quá trình làm việc tới 1024 sự kiện.

Cơng cụ cấu hình (Configuration tools):

- Cài đặt chung: Người sử dụng có thể cài đặt các thơng số cơ bản của hệ thống: Điện áp hệ thống (giá trị nhất thứ và nhị thứ); dòng điện theo phiếu chỉnh định (giá trị nhất thứ và nhị thứ); ngày, tháng; bật hoặc tắt các chức năng bảo vệ...

- Cài đặt I/O (đầu vào/đầu ra kỹ thuật số: Người sử dụng có thể dựa vào bản vẽ thiết kế nhị thứ để dễ dàng tương tác và cài đặt bảng BI/BO, đầu vào tương tự (DCAI), các đèn LED sử dụng chức năng cài đặt I/O.

- Cấu hình liên động: Người sử dụng có thể cấu hình leien động mềm (thơng qua tin nhắn Goose Messenger quy định trong IEC61850) để cho phép đóng cắt các thiết bị.

Cấu hình IEC61850: Người sử dụng có thể cấu hình giao tiếp dữ liệu của rơle theo giao thức truyền thông IEC61850, giúp cho rơle có thể giao tiếp với rơle và giao tiếp với máy chủ. Người sử dụng cũng phải biết cách cấu hình “Logical Devices”, “Logical Nodes”, “Goose Messenger”.

b. Kết nối rơle với máy tính bằng phần mềm GR-TIEMS

Bước 1: Chạy phần mềm GR_TIEMS.

Bước 2: Đăng nhập User: Tool > Change User (ID: Vendor; Pass: 1048)

Hình 2.9. Hình ảnh giao diện kết nối phần mềm GR-TIEMS

Bước 3:

- Tạo Project: chuột phải và lựa chọn level tương tự các phần mềm Rơ le khác. - Kết nối: chuột phải > Add IED.

Hình 2.10. Hình ảnh giao diện kết nối phần mềm GR-TIEMS

- ADD IED: tùy cổng đang kết nối để lựa chọn IED/IP hoặc COM port.

+ Nếu nối bằng cáp mạng: IP trong kết nối IED_IP address: Xem IP trên Relay:

nhấn phím: Menu > Setting > Communication > Lan.

(Đặt IP cho máy tính cùng lớp và khơng trùng IP của Rơ le).

Hình 2.11. Hình ảnh giao diện kết nối phần mềm GR-TIEMS

- Trước khi Read Kiểm tra lại địa chỉ COM hoặc IP đúng trong Connecting Method.

- Sau khi thực hiện kết nối với máy tính với rơle người dùng có thể đọc các bản ghi sự kiện, sự cố, nhiễu động, cài đặt cấu hình và cài đặt các thông số cho rơle từ máy tính.

Một phần của tài liệu Đánh giá chức năng làm việc của rơle GRT 200 bảo vệ so lệch trạm biến áp 110kv tam kỳ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)