Dự báo mức độ ơ nhiễm PM10 năm 2025 và 2030

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại tuyến đường lê duẩn, đà nẵng (Trang 63)

Dự báo nồng độ SO2 năm 2025 và 2030

Mùa hè Mùa đơng

Hình 2.47: Dự báo mức độ ô nhiễm SO2 năm 2025 và 2030

2025 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2030 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2025 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2030 2025 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2030 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2025 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2030

Dự báo nồng độ TSP năm 2025 và 2030

Mùa hè Mùa đơng

Hình 2.48: Dự báo mức độ ơ nhiễm TSP năm 2025 và 2030

Kết quả dự báo từ mơ hình cho thấy, dự báo đến năm 2025 tuyến đường Lê Duẩn vẫn chưa có dấu hiệu bị ơ nhiễm. Đến năm 2030, nồng độ SO2 vẫn thấp hơn quy chuẩn cho phép; nồng độ NO2 tại một số vị trí đã gần chạm ngưỡng giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT; có dấu hiệu ơ nhiễm cục bộ bụi TSP và PM10, chủ yếu ở các giao lộ. 2025 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2030 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2025 Đơn vị: µg/m3 1 – 50 50 – 200 200 – 300 300 < 2030

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG

3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm quan trắc

Với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay và nhằm kiểm tra giám sát chất lượng mơi trường khơng khí một cách tốt nhất hệ thống Trạm quan trắc khơng khí tự động đang được quan tâm và phát triển. Bên cạnh hệ thống Trạm quan trắc tự động của Tổng Cục môi trường đã và đang triển khai xây dựng, các hệ thống Trạm của thành phố cũng được lên kế hoạch xây dựng và triển khai như bổ sung 06 trạm tương tự tại các vị trí ở các quận, huyện để đo nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bụi, nồng độ các khí CO, SO2, NO2 ... với tần suất đo 5 phút/lần. Việc đầu tư các trạm quan trắc mơi trường tự động góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiếp nhận dữ liệu, thu thập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản về mơi trường khơng khí, phục vụ có hiệu quả cho cơng tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, làm cơ sở công khai chất lượng môi trường cho người dân và du khách, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và mục tiêu Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường trong tương lai.

Qua kết quả nghiên cứu ở chương II, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trạm quan trắc như sau:

- Xây dựng hệ thống văn bản, hướng dẫn kỹ thuật cho vận hành Trạm

Hiện còn thiếu các đơn giá, định mức cho hoạt động quan trắc tự động, liên tục: + Kinh phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành, bảo trì, thay thế linh kiện/vật tư, … cho hệ thống quan trắc tự động tương đối tốn kém. Một số hệ thống quan trắc tự động có kinh phí đầu tư ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành hàng năm cao (linh kiện, vật tư tiêu hao, thay thế, điện năng, nhân công …);

+ Đối với hệ thống Trạm quan trắc tự động thuộc quản lý của Nhà nước thì kinh phí Nhà nước cấp cho việc vận hành hệ thống hàng năm cịn thiếu dẫn đến tình trạng thiết bị hỏng hóc, lãng phí.

Về mặt kỹ thuật vẫn chưa có các văn bản/tài liệu kỹ thuật hướng dẫn, chuẩn hóa trong việc lắp đặt trạm quan trắc tự động, liên tục:

+ Lựa chọn địa điểm, thông số;

+ Nguyên lý đo, phương pháp đo của thiết bị phù hợp; + Thiết kế chuẩn cho hệ thống trạm quan trắc khí tự động;

+ Chưa có văn bản, tài liệu hướng dẫn quy trình vận hành (SOP), bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) ... đối với hoạt động quan trắc tự động, liên tục.

Do đó cần xây dựng một hệ thống đồng bộ toàn bộ về mặt. Đối với hệ thống Tram quan trắc tự động chưa được xây dựng đồng bộ, các địa phương tự thiết kế và xây dựng riêng cho mình các Trạm, do đó cần phải đồng bộ hệ thống Trạm về thiết kế, xây dựng, kỹ thuật cũng như đơn giá kinh phí.

- Xây dựng cơ quan quản lý, điều hành đồng bộ hệ thống Trạm trong cả nước: Hiện tại các địa phương đã bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống Trạm cho riêng mình, các hệ thống Trạm này được quản lý bởi tỉnh/thành phố chủ quản khơng có sự liên hệ với nhau, do đó khó kiểm sốt và nắm bắt được hiện trạng hoạt động cũng như các chuỗi số liệu giám sát;

Do vậy hệ thống Trạm cần có cơ quan điều hành quản lý tồn bộ, các thơng tin dữ liệu của các Trạm cần tập trung về một đầu mối, từ đó cơng tác quản lý, kiểm sốt sẽ hiệu quả, quy củ hơn. Cơ quan quản lý hệ thống Trạm sẽ điều hành và kiểm tra toàn bộ các Trạm, phối hợp các vấn đề về kỹ thuật, vận hành, chịu trách nhiệm trong việc đào tạo hướng dẫn đội ngũ quản lý vận hành các Trạm địa phương nhằm thống nhất toàn bộ hệ thống.

- Xây dựng đội ngũ kỹ thuật điều hành, sửa chữa, bảo dưỡng Trạm đồng bộ:

Cơ quan quản lý hệ thống Trạm cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao đảm bảo yêu cầu kiểm soát, vận hành chung hệ thống Trạm. Đội ngũ này sẽ chịu trách nhiệm về công tác quản lý vận hành chung hệ thống Trạm, các cán bộ kỹ thuật này sẽ phối hợp với đội ngũ vận hành riêng từng Trạm nhằm kịp thời kiểm tra, bảo dưỡng cho hệ thống Trạm được hoạt động ổn định, chính xác.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc thủ công

Với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường khơng khí tồn quốc đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong đó nổi lên một số vấn đề cấp bách: khí thải, bụi phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, cơ sở sản xuất không được kiểm sốt chặt chẽ; ... Ơ nhiễm mơi trường đang diễn ra ngày một nhiều, địi hỏi cơ quan quản lý phải có những biện pháp kịp thời, hữu hiệu để giải quyết tình trạng này;

Là công cụ kỹ thuật quan trọng giúp cho công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực môi trường, đề tài xin đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc hiện trường như sau:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật

Xây dựng và ngày một hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến môi trường, bổ sung thêm các quy chuẩn liên quan đến mơi trường khơng khí. Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn về kỹ thuật quan trắc mơi trường, hồn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia các phương pháp quan trắc môi trường nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ mơi trường 2020;

Triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn tương lai (cụ thể 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050). Ngồi ra để theo dõi, giám sát chất lượng mơi trường khơng khí một cách triệt để chúng ta cần phải có sự phối kết hợp của nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan.

- Xây dựng hồn chỉnh mạng lưới quan trắc mơi trường

Mạng lưới quan trắc mơi trường cần phải được hệ thống hóa, đảm bảo các vị trí quan trắc khơng bị trùng lặp và chồng chéo giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. Tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có;

Qua hơn 05 năm thực hiện theo Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do yếu tố chủ quan và khách quan, đến nay số điểm quan trắc cịn thưa, thơng số quan trắc ít, tần suất quan trắc thấp và chưa đầy đủ như được quy hoạch, cũng như quy hoạch mạng lưới này cũng đã bộc lộ một số bất cập, do đó khơng đảm bảo cung cấp chuỗi số liệu quan trắc liên tục, đủ dày phục vụ cho công tác đánh giá và cảnh báo chất lượng mơi trường. Vì cậy cần phải thường xun rà sốt, sửa đổi, bổ sung để kịp thời đáp ứng khả năng phục vụ của mạng lưới quan trắc môi trường;

Xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp các hệ cơ sở dữ liệu mơi trường từ các Bộ, ngành, địa phương để tạo thành một thể thống nhất, phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước và công tác quan trắc môi trường.

- Tăng cường năng lực quan trắc

Tại một số địa phương có nguồn ngân sách dồi dào hoặc có sự hỗ trợ kinh phí của các dự án, tổ chức trong và ngoài nước (như Hà Nội, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ...), các nguồn lực tài chính, trang thiết bị và con người đã được quan tâm đầu tư, phát triển khá mạnh. Trong khi đó, tại nhiều địa phương khác, việc đầu tư các nguồn lực cho hoạt động quan trắc môi trường chưa được quan tâm, chú ý đúng mức. Vì vậy cần tận dụng các nguồn lực như xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ và hợp tác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị mới, hiện đại, mở rộng các thông số quan trắc, phân tích nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực quan trắc mơi trường;

Đảm bảo tính đồng bộ trong đầu tư trang thiết bị quan trắc và phân tích mơi trường của tồn hệ thống. Việc duy trì, bảo trì, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn

định kỳ thiết bị cũng phải được chú trọng tránh làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng số liệu quan trắc;

Xây dựng các mơ hình lan truyền ơ nhiễm để ước tính lượng phát thải trong tương lai từ đó để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm.

- Tăng cường đào tạo nhân lực

Với yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao, trang thiết bị ngày càng chuyên sâu và hiện đại, đòi hỏi đội ngũ cán bộ vận hành có trình độ cao, sử dụng thành thạo và hiệu quả. Vì vậy thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quan trắc từ Trung ương đến địa phương cập nhật các thiết bị, phương pháp và thông số mới. Tổ chức thử nghiệm thành thạo đối với hoạt động quan trắc nhằm mục đích đánh giá năng lực, độ chính xác, độ tin cậy trong hoạt động quan trắc môi trường;

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế về nhiều mặt (kỹ thuật, công nghệ, ...). Đặc biệt, tập trung chú trọng nâng cao năng lực về lĩnh vực dự báo và cảnh báo môi trường. Ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong việc sử dụng các mơ hình dự báo, cảnh báo.

3.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường từ hoạt động giao thông giao thông

Đối với đô thị lớn và phát triển như Đà Nẵng địi hỏi phải có những giải pháp giảm thiểu nhằm hạn chế triệt để các chất ơ nhiễm phát sinh vào mơi trường khơng khí từ hoạt động giao thông;

Các giải pháp giảm thiểu bao gồm cả khía cạnh kỹ thuật và pháp luật. Trong đó, cần tập trung giám sát nguồn thải để giảm phát thải tại nguồn và nâng cao ý thức, thói quen của người dân. Để giảm thiểu ơ nhiễm do hoạt động giao thông cần thực hiện các giải pháp như:

- Về dữ liệu quan trắc môi trường

Dữ liệu quan trắc môi trường là cơ sở khoa học để xác định tổng lượng phát thải môi trường từ hoạt động giao thông, làm cơ sở dự báo diễn biến chất lượng môi trường hằng năm để các cơ quan quản lý kiểm tra, đánh giá và là căn cứ để tham mưu lãnh đạo các cấp đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

Thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường cần được chia sẻ và thống nhất quản lý bởi một đơn vị đầu mối. Hệ thống hóa, đồng bộ hóa dữ liệu mơi trường theo thời gian và không gian. Công bố các dữ liệu môi trường trên các trang thông tin đại chúng nhằm mục đích tuyên truyền đến người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu áp lực đến môi trường.

- Về giao thông đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng:

Phân luồng các tuyến đường vào khu đô thị, điều tiết phương tiện giao thông, thông qua việc quy định thời gian lưu thông đối với các phương tiện;

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, các cơ chế và chính sách cho việc lựa chọn lưu hành các phương tiện giao thông công cộng nhằm giảm tải áp lực giao thông đô thị từ các phương tiện cá nhân. Thực hiện kiểm định khí thải đối với xe máy; tăng chất lượng nhiên liệu sử dụng đối với các phương tiện giao thông;

Xây dựng hệ thống cây xanh hai bên tuyến phố để hạn chế việc lan truyền các chất ô nhiễm đối với môi trường xung quanh.

- Về hoạt động người dân

Tuyên truyền đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong các trường học để người dân thấy được sự cần thiết của bảo vệ môi trường;

Khuyến khích người dân sử dụng các loại phương tiện công cộng (xe bus, xe điện, …). Hạn chế việc sử dụng năng lượng hoá thạch và thay vào đó là sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường (nhiên liệu sinh học, hybrid, năng lượng điện, ...) thay thế cho các nhiên liệu truyền thống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát các phương tiện giao thông trên tuyến đường Lê Duẩn trong khoảng thời gian 01 giờ (07h30 – 08h30). Sử dụng phần mềm Meti-lis để mô phỏng sự phát tán của các chất ô nhiễm trên trong không khí dọc tuyến đường Lê Duẩn.

Nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:

- Đặc trưng về giao thông trên tuyến đường Lê Duẩn:

+ Lưu lượng phương tiện giao thông lớn vào thời gian cao điểm là từ 07h00 – 09h00 và 17h00 – 19h00;

+ Phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) là những nguồn phát thải nhiều chất ô nhiễm nhất trong hoạt động giao thông.

- Kết quả quan trắc và kết quả mô phỏng nồng độ các chất ô nhiễm tại thời điểm đánh giá đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, chứng tỏ hoạt động giao thông trên tuyến đường Lê Duẩn chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh;

- Kết quả kiểm định và sau khi hiệu chỉnh mơ hình Meti-lis cho thấy, mơ hình này khá phù hợp cho việc đánh giá phát thải ngắn hạn đối với nguồn đường;

- Nồng độ chất ô nhiễm trên tuyến đường Lê Duẩn dự báo đến năm 2025 vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy nhiên đến năm 2030, nồng độ chất ơ nhiễm có sự gia tăng, NO2 tại một số vị trí đã gần chạm ngưỡng giới hạn cho phép, bụi TSP và PM10 có dấu hiệu ơ nhiễm cục bộ.

2. Kiến nghị

Kết quả mô phỏng được kiểm định dựa trên số liệu quan trắc cho thấy kết quả mơ hình hóa có độ tin cậy chấp nhận được. Việc dựa vào các số liệu thực đo để kiểm định các kết quả mơ hình hóa trong tương lai là rất cần thiết. Vì vậy, cần đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại tuyến đường lê duẩn, đà nẵng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)