5. Bố cục của luận văn
1.8. Kết luận chương 1
Để có giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất vận hành hệ thống điện cần nghiên cứu một cách đầy đủ về tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong hệ thống điện điện, xác định chính xác được tỷ lệ cơng suất và điện năng tổn thất, tính tốn đầy đủ được giá thành điện năng từ thiết kế đến vận hành. Đây luôn là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với công tác thiết kế, sản xuất cũng như công tác quản lý vận hành hệ thống điện.
TTĐN không chỉ là chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm mà còn là chỉ tiêu pháp lệnh, nhằm đảm bảo nguồn điện cung cấp phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đời sống nhân dân trên địa bàn, cho nên việc nghiên cứu tổn thất công suất và tổn thất điện năng rất quan trọng, vì nó là cơ sở để tính đúng được tổn thất cơng suất và tổn thất điện năng, định được giá thành từ khâu thiết kế, xây dựng đến vận hành từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với các phương pháp tính toán tổn thất điện năng như đã nêu ở trên mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau. Để tính tốn TTĐN một cách chính xác, xác định đúng nguyên nhân, khu vực gây ra TTĐN, đưa ra các giải pháp giảm TTĐN hiệu quả cần có đầy đủ các thơng số kỹ thuật, thông số quản lý vận hành và biểu đổ phụ tải chính xác. Việc này có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế của lưới điện.
Trong luận văn này tác giả tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của việc thiết đặt bù trên lưới trung hạ áp, sự bố trí các thiết bị đóng cắt, đề ra các giải pháp bù hợp lý, bố trí lại các thiết bị đóng cắt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế lưới điện phân phối trên cơ sở các số liệu thống kê và truy xuất, thu thập dữ liệu từ các phần mềm đang ứng dụng tại đơn vị trong thời điểm các tháng trong năm 2021.
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI