Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vận hành LĐPP

Một phần của tài liệu Các giải pháp giảm tổn thất điện năng cho lưới điện trà my tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vận hành LĐPP

LĐPP có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của cả hệ thống điện, cụ thể là:

- Chất lượng cung cấp điện LĐPP ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ tiêu thụ. - Tổn thất điện năng LĐPP thường gấp 3 đến 4 lần so với lưới điện truyền tải.

- Chi phí đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong cả hệ thống điện: Nếu chia theo tỷ lệ vốn đầu tư lưới điện truyền tải là 1 thì lưới điện phân phối thường 1,5 đến 2 lần do khối lượng lớn, phủ rộng hơn lưới truyền tải.

- Số lần ngừng cung cấp điện do sự cố, sửa chữa bảo quản theo kế hoạch, cải tạo, đóng điện trạm mới trên LĐPP cũng nhiều hơn lưới điện truyền tải.

Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vận hành LĐPP sẽ đem lại lợi ích rất lớn, trong đó các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất cơng suất, tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối là một biện pháp quan trọng để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế của cả hệ thống điện. Đối với LĐPP các bài tốn điển hình sau đây thường được quan tâm giải quyết:

- Bài toán đặt thiết bị bù tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cung cấp điện.

- Bài toán điều khiển vận hành nhằm giảm tổn thất, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện.

- Bài toán tối ưu hoá cấu trúc sơ đồ lưới, tiêu chuẩn hố tiết diện dây dẫn và cơng suất trạm.

Trong các dạng trên, bài toán đặt thiết bị bù tối ưu là một trong những biện pháp kỹ thuật giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, bài toán bù CSPK trong LĐPP là bài tốn phức tạp vì:

- LĐPP có cấu trúc phức tạp, một trạm nguồn có nhiều xuất tuyến chính, mỗi xuất tuyến chính lại có nhiều nhánh rẽ cấp điện cho nhiều trạm phân phối. LĐPP liên tục phát triển mở rộng theo thời gian.

- Chế độ làm việc của các phụ tải không giống nhau và liên tục tăng trưởng, thay đổi theo thời gian.

- Các thông tin về đồ thị phụ tải phản kháng khơng đầy đủ và thiếu chính xác - Cơng suất tụ là biến rời rạc.

Để có thể giải quyết được bài tốn bù một cách tương đối chính xác, phải phân chia bài tốn bù thành các bài toán nhỏ hơn và áp dụng các giả thiết giản ước khác nhau. Các giả thiết giản ước phải đảm bảo không làm sai lệch q mức đến kết quả tính tốn, nó phải đảm bảo lời giải phải gần với lời giải tối ưu lý thuyết. Các giả thiết giản ước được thừa nhận rộng rãi và có thể được áp dụng là:

- Bài tốn bù được tính riêng cho từng xuất tuyến trung áp.

- Giả thiết đồ thị phụ tải của các trạm phân phối trong cùng xuất tuyến trung áp là như nhau và giống như đồ thị phụ tải đo được ở đầu xuất tuyến trung áp. Đồ thị phụ tải phản kháng có thể được đặc trưng bởi CSPK trung bình Qtb hay hệ số sử dụng CSPK Ksd = Qtb/Qmax và thời gian sử dụng CSPK Tqmax.

- Bài toán so sánh các phương án bù tối ưu trong cùng một xuất tuyến sẽ được thực hiện cùng một chế độ phụ tải.

- Coi Qb không phụ thuộc điện áp và lợi ích do bù khơng đổi trong suốt thời gian vận hành.

- Giả thiết suất đầu tư tụ bù có quan hệ tuyến tính với cơng suất cụm tụ.

Giải được bài toán bù CSPK trong LĐPP sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản trong cơng tác tối ưu hố hệ thống cung cấp điện, trong đó tính tổng qt của bài tốn được xét trên nhiều phương diện khác nhau. Trong luận văn này tôi sẽ nghiên cứu giải quyết bài toán đặt thiết bị bù để nâng cao hiệu quả kinh tế và tối ưu vận hành cung cấp điện.

Một phần của tài liệu Các giải pháp giảm tổn thất điện năng cho lưới điện trà my tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)