.4 Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 46)

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là nợ xấu BĐS trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ xấu tồn ngành (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2014).

Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS năm 2012 là 217,363 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 13.5% dư nợ tín dụng tương đương với 29,344 tỷ đồng; năm 2013 là 262,285 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 6.7% dư nợ tương đương 17,573 tỷ đồng; năm 2014 dư nợ tín dụng BĐS là 302,078 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 4% tương đương với 9,062 tỷ đồng. Tuy nhiên, những con số này được cho là chưa thực sự phản ánh đúng thực tế để tránh sự kiểm soát của cơ quan quản lý (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia, 2014).

Cơ cấu nợ xấu theo khu vực sở hữu

Hiện nay, dư nợ của các DNNN đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngành ngân hàng, trong khi đó nợ xấu khu vực này chiếm khoảng 70% nợ xấu tồn hệ

thống. Tính đến tháng 9/2011, dư nợ cho vay ngân hàng của DNNN lớn đạt 415,000 tỷ đồng, tương đương với gần 17% tổng dư nợ tín dụng tại các ngân hàng. Trong đó, nợ vay của 12 tập đồn kinh tế nhà nước lên đến 218,740 tỷ đồng bao gồm: Tập đồn Dầu khí (PVN) với 72,300 tỷ đồng, điện lực (EVN) với 62,800 tỷ đồng, than và khoáng sản (Vinacomin) với 19,600 tỷ đồng. Với những con số như trên, nợ xấu của khối tập đồn, tổng cơng ty trong hệ thống NHTM chiếm đến 30-35% dư nợ của tổng khối này (Đinh Tuấn Minh, 2012)

Nợ xấu tại khu vực DNNN rất khó giải quyết. Khác với các DN tư nhân, xử lý nợ xấu có thể bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để thanh toán nợ vay ngân hàng nhằm tránh phá sản, các DNNN rất khó có thể bán tài sản hoặc cổ phần Nhà nước theo giá thị trường. Vì vậy, các khoản nợ mà các DNN vay thường phải nhờ vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn…Tuy nhiên, theo thống kê của WB năm 2014 nợ công của Việt Nam ở mức cao, ở mức 2.35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD), tương đương 59% so với GDP và thâm hụt ngân sách là 5.3% thì khả năng hỗ trợ của Nhà nước để giảm nợ của khu vực DNNN giảm xuống. Điều này cho thấy việc giải quyết nợ xấu của khu vực DNNN có nhiều khó khăn.

3.2.1.3 Kiểm sốt nợ thơng qua việc thành lập VAMC

Ngày 27/06/2013 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 1459/QĐ-NHNN về việc thành lập công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thông qua việc bán nợ cho VAMC là cơng cụ chính để hỗ trợ ngân hàng trong việc giảm dần nợ xấu. VAMC tổ chức mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Cùng với việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC đã tích cực triển khai các cơng tác xử lý nợ xấu theo các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, công ty tổ chức thực hiện phân loại, đánh giá khoản nợ và TSĐB để xử lý theo hướng:

Thứ nhất, khách hàng có khả năng phục hồi thì cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, giảm

lãi suất cho vay về mức phù hợp. Trường hợp xét thấy khách hàng có phương án khả thi thì đề nghị ngân hàng cho khách hàng tiếp tục được vay vốn để thực hiện dự án, hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Thứ hai, khách hàng khơng có khả năng khắc phục thì tiến hành xử lý TSĐB để

thu hồi hoặc bán nợ. VAMC trực tiếp đôn đốc thu hồi nợ hoặc ủy quyền cho ngân hàng thu hồi nợ, kể cả phát mại TSĐB và bán nợ.

Ngày 11/03/2014, Chính phủ đưa ra Quyết định số 363/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015” và đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD”. Triển khai thực hiện đề án, NHNN cùng các bộ, ngành liên quan và địa phương đã tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD; đồng thời hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu được báo cáo của NHNN đến cuối năm 2014 là 3.25%.

Theo thống kê lũy kế đến 31/12/2014 VAMC đã thực hiện mua 133,555 tỷ đồng dư nợ gốc của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy, giá trị nợ xấu VAMC thu hồi được là khơng đáng kể. Tính đến 24/12/2014, tổ chức này chỉ thu hồi được khoảng 4,161 tỷ đồng. Trong tương lai, nợ xấu của VAMC mua về từ các NHTM ngày một lớn dần thì việc tìm đầu ra trong xử lý nợ xấu là cần thiết để tổ chức này có điều kiện mua thêm nợ xấu mới. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động hiện tại của VAMC đóng vai trị như một kho cất giữ nợ xấu, làm sạch bảng cân đối nên rủi ro nợ xấu vẫn thuộc về các NHTM, nợ xấu chưa được cải thiện.

Ngày 31/03/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2015/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ban hành vào ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC với mục tiêu chính là tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc mua bán, xử lý nợ xấu và cụ thể là việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Mặc dù, việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ các quy định của pháp luật cho đến cơ chế chính sách cũng như cơng tác thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng, đến nay công tác xử lý của VAMC đã đạt được những kết quả khả quan: giảm dư nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng thơng qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và tiếp cận được vốn vay của ngân hàng (Nguyễn Quốc Hùng, 2015).

3.2.1.4 Nguyên nhân

Từ việc phân tích chi tiết thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam, tác giả nêu lên một số nguyên nhân chính gây ra nợ xấu gia tăng trong thời gian qua:

-Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu từ năm 2008 đã tác động làm tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài, tổng cầu suy giảm, hàng tồn kho tăng lên dẫn đến việc trả nợ của khách hàng vay vốn gặp khó khăn, làm tăng tỷ lệ nợ xấu.

-Chính sách tiền tệ nới lỏng trong những năm 2009-2010 đã làm cho tăng trưởng tín dụng q nóng và chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2011 đã làm cho lãi suất không ngừng tăng lên dẫn đến khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn.

-Áp lực vốn điều lệ của các NHTM lên 3,000 tỷ đồng đã khiến cho các NHTM liên kết với nhau, hoặc NHTM liên kết với doanh nghiệp, cá nhân gây nên tình trạng sở hữu chéo mà hệ quả là sản sinh ra nợ xấu.

-Những vướng mắc trong cơ chế xử lý TSĐB gây ảnh hưởng đến việc xử lý nợ, làm cho nợ xấu tăng lên.

- Từ ngày 01/06/2014 các ngân hàng phải phân loại nợ theo thông tư 09 với những quy định theo hướng chặt chẽ và phạm vi phân loại nợ cũng rộng hơn trước, bao gồm cả phạm vi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Điều này cũng làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên.

- Cơ chế hoạt động của VAMC chưa xử lý hiệu quả nợ xấu. Do tiềm lực tài chính của VAMC khơng lớn nên từ khi thành lập VAMC cho đến nay cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nợ xấu, nợ xấu vẫn tồn đọng cao trong nền kinh tế.

- Tăng trưởng bất ổn của thị trường BĐS: Thị trường BĐS tăng trưởng nóng trong 2007 và trở nên trầm lắng trong những năm gần đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu.

- Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) cung cấp thơng tin cịn hạn chế. Hiện nay, CIC thuộc NHNN Việt Nam là tổ chức duy nhất thực hiện việc thu thập và lưu trữ thông tin các khách hàng có quan hệ tín dụng với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhưng thực tế, các thông tin do CIC cung cấp có độ cập nhật khơng cao và còn thiếu rất nhiều các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khách hàng như lịch sử quan hệ tín dụng khách hàng, khả năng tài chính hiện tại, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ điều hành doanh nghiệp được cấp tín dụng…

- Một số nguyên nhân từ bản thân ngân hàng:

Áp lực tăng trưởng tín dụng: Hiện nay, hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ

yếu cho các NHTM. Do đó, để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng, các NHTM gia tăng tín dụng. Khi tăng trưởng tín dụng quá mức gây nợ xấu tăng cao.

Năng lực quản trị rủi ro chưa tốt: Danh mục tín dụng của nhiều ngân hàng trong thời gian qua bị dẫn dắt bởi thị trường, ngân hàng chưa xây dựng được danh mục tín dụng phù hợp với khả năng kiểm sốt và chịu đựng rủi ro của mình. Việc cấp tín dụng của một số ngân hàng cịn tập trung vào một số lĩnh vực có độ rủi ro cao: kinh doanh BĐS, thị trường chứng khoán. Hậu quả là khi thị trường BĐS và chứng khốn gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao.

Năng lực của nhân viên cấp tín dụng cịn hạn chế: Do nhân viên xét duyệt cho vay

chưa am hiểu thị trường, thiếu thơng tin, phân tích thơng tin không đầy đủ hoặc vấn đề về đạo đức dẫn đến cấp tín dụng khơng đúng. Bên cạnh đó, việc thiếu giám sát và quản lý khoản vay, chất lượng công tác kiểm tra không tốt gây ảnh hưởng đến nợ xấu.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng đi vay. Bên cạnh những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có hoạt động kinh doanh hiệu quả thì cũng có những doanh nghiệp có tình hình tài chính khơng tốt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vay nợ chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn và khả năng dự báo thị trường còn yếu nhưng vẫn được ngân hàng cho vay. Khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, nợ xấu của các ngân hàng cho vay gian tăng. Theo như số liệu tổng hợp của Tổng cục thống kê, năm 2014 Việt Nam có hơn 67,823 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động. Trong đó, 9,501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tuc giải thể, số doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 10 tỷ đồng; 58,322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động tăng 14.5% so với năm trước.

Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong lĩnh vực BĐS là do:

Thứ nhất, những năm gần đây, thị trường BĐS đóng băng, giá BĐS giảm mạnh,

nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng vay vốn từ tiền bán nhà, cho thuê nhà bị giảm sút, khả năng trả nợ giảm. Bên cạnh đó, BĐS giảm giá trị và tính thanh khoản, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, dẫn đến nợ xấu tăng cao.

Thứ hai, thị trường BĐS tại Việt Nam thiếu minh bạch khiến các nhà đầu tư

khơng đánh giá chính xác các sản phẩm đầu tư, dẫn đến nguy cơ mất mát, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường tín dụng, các ngân

nhuận thơng qua việc cho vay và đầu tư vào tài sản rủi ro cao như BĐS. Tín dụng tập trung quá nhiều vào thị trường BĐS đã ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng đánh giá cao giá trị BĐS nên khi thị trường đi xuống vào năm 2011 đã dẫn đến các khách hàng không trả được gốc và lãi vay, do đó nợ xấu tăng cao (Tô Ngọc Hưng, 2013).

Thứ tư, những vướng mắc trong cơ chế xử lý TSĐB gây ảnh hưởng đến việc xử

lý nợ trong khi khoản vay của các NHTM hiện nay có TSĐB đều là BĐS dẫn đến nợ xấu tăng lên. Cụ thể: khi khách hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng được phép bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng theo quy định hiện hành thì khơng thể sang tên BĐS nếu chủ tài sản không đồng ý. Nếu mang ra tịa thì thời gian xử lý rất dài, mất nhiều năm, thủ tục rườm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp, quá trình bàn giao tài sản chậm…làm cho tài sản hư hỏng giá trị thu nhỏ hơn dự kiến ban đầu. Những khó khăn trong việc xử lý TSĐB là ĐBS dẫn đến nợ xấu gia tăng.

3.2.2 Các yếu tố tác động đến nợ xấu

3.2.2.1 Các yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu

Trong giai đoạn 2005-2014, nền kinh tế Việt Nam bước thăng trầm lớn mà không chỉ ngành ngân hàng mà các ngành kinh tế khác đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Những chính sách nổi bật trong những năm qua tác động đến kinh tế vĩ mô như:

- Chính sách mở rộng tiền tệ trong năm 2007, 2009 giúp nền kinh tế được tăng trưởng, giảm thất nghiệp cung tiền tăng nhưng đi kèm tỷ lệ lạm phát cũng gia tăng cụ thể năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8.46% (năm 2006 là 8.23%), tỷ lệ thất nghiệp giảm 2.2% (năm 2006 là 2.23%), tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 tăng lên 46.1% (năm 2006 là 33.6%)

- Chính sách thắt chắt tiền tệ giúp nền kinh tế kiềm chế lạm phát nhưng cũng kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp cụ thể năm 2012 tốc độ tăng

50 NPL 45 Tốc độ tăng trưởng GDP 40 Tỷ lệ lạm phát 35 Tỷ lệ thất nghiệp

30 Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 25 20 15 10 5 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 trưởng GDP giảm xuống còn 5.03% (năm 2011 là 5.89%), tỷ lệ lạm phát được cải thiện giảm xuống 6.81% (năm 2011 là 18.13%).

Nguồn: Thống kê của NHNN

Hình 3.5 Các yếu tớ vĩ mơ tác động đến nợ xấu

Dựa vào đồ thị hình 3.5 về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và tỷ lệ nợ xấu cho thấy:

Tốc độ tăng trưởng GDP năm trước: có sự tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu mặc dù sự tác động này chưa được rõ ràng. Cụ thể: năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3.5% so với năm 2007 là 2%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP năm trước cũng tăng từ 8.23% (năm 2006) lên 8.46% (năm 2007); năm 2009 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống cịn 2.2% thì tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 giảm xuống còn 6.31%. Tuy nhiên, năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 3.25% so với năm 2013 là 3.79%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 tăng lên 5.42% so với năm 2012 là 5.03%.

Tỷ lệ lạm phát: có sự tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu, sự tác động này tương đối rõ ràng. Cụ thể: 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3.5% so với năm 2007 là 2%, trong khi đó tỷ lệ lạm phát tăng lên 19.9% so với năm 2007 là 12.6%; trong những năm 2012 – 2014 tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm từ 4.08% xuống 3.25% thì tỷ lệ lạm phát cũng liên tục giảm từ 6.81% xuống 1.84%.

Tỷ lệ thất nghiệp: có sự tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu, sự tác động này chưa

được rõ ràng. Cụ thể: 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3.5% so với năm 2007 là 2%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 2.38% so với năm 2007 là 2.2%; năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 3.25% so với năm 2013 là 3.79%, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w