Nhìn vào các kết quả trên (xem Phụ lục 4.3.2), ta nhận thấy rằng sau khi loại bớt biến KH4 và phân tích nhân tố lần 2 thì các nhân tố gộp cho ta thành 3 nhóm. Các yếu tố đánh giá được thống kê dưới đây:
- KMO = 0,862 nên phân tích nhân tố là phù hợp.
- Sig. (Bartlett’s Test) = 0,000 (Sig. < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Eigenvalues = 1,829 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi
nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thơng tin tốt nhất.
- Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative
%) = 68,007% > 50%. Điều này chứng tỏ 68,007% biến thiên của dữ liệu
được giải thích bởi 3 nhân tố được tạo ra.
- Hệ số Factor loading của các biến đều lớn hơn 0,5.
Như vậy sau quá trình thực hiện phân tích nhân tố, 17 biến quan sát được gom
thành 3 nhân tố. Thang đo các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh như Phụ lục 3.
Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố lần 2Nhân tố Nhân tố 1 2 3 NH2 ,861 NH6 ,855 NH8 ,811 NH7 ,712 NH4 ,706 NH3 ,668 NH9 ,637 MT7 ,887 MT3 ,839
MT2 ,828 MT5 ,792 MT6 ,765 KH6 ,842 KH1 ,737 KH3 ,719 KH5 ,717 KH2 ,705 Nguồn: kết quả xử lý SPSS
Do mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh loại bỏ bớt biến quan sát KH4 nên tác giả tiến hành kiểm tra thêm độ tin cậy của thang đo nhân tố khách hàng như Phụ lục 4.3.3
Thang đo khách hàng sau khi loại biến KH4 có Cronbach’Alpha là 0,849 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đo lường thành phần đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy. Do đó thang đo đạt độ tin cậy cần thiết để tiến hành phân tích tiếp theo. 4.6.3.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA chất lƣợng cho vay DNNVV
Thang đo chất lượng cho vay bao gồm 3 biến quan sát là CLCV1, CLCV2, CLCV3. Sau khi phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha cả ba nhân tố đều đáp ứng được yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định mức hội tụ của các biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA trong Phụ lục 4.3.2 như sau:
Hệ số KMO = 0.684 cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Barlett cho kết quả là sig = 0, cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Component Principle và phép xoay Varimax cho thấy có duy nhất 1 nhân tố được rút trích với phương sai trích đạt yêu cầu (bằng 65,431% lớn hơn 50%). Hệ số tải các nhân
tố đạt yêu cầu (lớn hơn 0,5) và đạt giá trị khá cao (đều lớn hơn 0.75). 4.6.3.4.Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng hồi quy bội
Phân tích tƣơng quan Pearson
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, ta sẽ xem xét các mối quan tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến, bao gồm mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau.
Thực hiện tạo các biến mới đại diện cho từng nhóm biến (giá trị trung bình) với: - NH đại diện cho NH2, NH3, NH4, NH6, NH7, NH8, NH9
- KH đại diện cho KH1, KH2, KH3, KH5, KH6 - MT đại diện cho MT2, MT3, MT5, MT6, MT7 - CLCV đại diện cho CLCV1, CLCV2, CLCV3
Bảng ma trận tương quan Pearon trong Phụ lục 4.4 cho thấy hệ số tương quan của biến phụ thuộc CLCV so với các biến độc lập trong mơ hình đều lớn hơn 0,3. Trong đó hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc CLCV với biến độc lập NH là 0,700 là cao nhất. Tiếp theo là các biến KH là 0,523 và cuối cùng là MT là 0,567. Điều này chứng tỏ trong mơ hình có sự tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Vì vậy mơ hình nghiên cứu phù hợp để được đưa vào phân tích hồi quy bội tiếp theo.
Tuy nhiên các biến độc lập trong mơ hình cũng có hệ số tương quan với nhau rất cao. Từng cặp biến độc lập trong mơ hình đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3. Sự tương quan chặt chẽ này rất có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy bội tiếp theo. Vì vậy khi tiến hành phân tích hồi quy bội cần chú ý kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và xem xét thật kỹ vai trò của các biến độc lập trên mơ hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng được.
Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, giúp đo lường được mức độ biến động của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Trong nghiên cứu này các biến độc lập là: nhân tố ngân hàng, nhân tố khách hàng, nhân tố môi trường kinh doanh và biến phụ thuộc là chất lượng cho vay. Phân tích hồi quy được chọn theo phương pháp Enter với kết quả như sau:
Nhìn vào Bảng 4.16, có thể thấy hệ số R2 điều chỉnh = 0,562 chứng tỏ mơ hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra được đánh giá là phù hợp với tập dữ liệu tới 56,2%, có nghĩa là khoảng hơn 56,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc CLTD có thể được giải thích bởi sự thay đổi của các biến độc lập trong mơ hình.