2.3. Hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
2.3.2. Nguồn lực cho đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
* Nguồn lực nội bộ trong doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy doanh nghiệp quy mô càng lớn thì càng đầu tư nhiều cho NC&PT. Trong khi 7,3% doanh nghiệp lớn có quỹ phát triển KH&CN thì tỷ lệ này chỉ ở mức 2,8% với doanh nghiệp vừa và 2,5% với doanh nghiệp nhỏ. Tương tự, 14,3% doanh nghiệp lớn cho biết có bộ phận NC&PT, cao hơn hẳn con số 5,9% với doanh nghiệp vừa và 3,3% với doanh nghiệp nhỏ (Hình 2.2).
Hình 2.2. Tình hình triển khai quỹ KH&CN và bộ phận NC&PT
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
Dễ dàng nhận thấy doanh nghiệp có quỹ phát triển KH&CN thực hiện ĐMST tích cực hơn các doanh nghiệp khơng có quỹ này (Hình 2.3). Số liệu cho thấy 76,6% doanh nghiệp có quỹ KH&CN thực hiện ĐMST trong năm 2018 trong khi tỷ lệ này chỉ là 25,7% đối với các doanh nghiệp khơng có quỹ.
Hình 2.3. Tình hình thực hiện ĐMST đối với doanh nghiệp
có và khơng có quỹ phát triển KH&CN
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. 76,6 25,7 23,4 74,3 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Có quỹ phát triển KH&CN Khơng có quỹ phát triển KH&CN
Tương tự, doanh nghiệp có bộ phận NC&PT thực hiện ĐMST tích cực hơn các doanh nghiệp khơng có bộ phận này (Hình 2.4). Số liệu cho thấy 74,4% doanh nghiệp có bộ phận NC&PT thực hiện ĐMST trong năm 2018 trong khi tỷ lệ này chỉ ở mức 24,4% đối với các doanh nghiệp khơng có bộ phận này.
Hình 2.4. Tình hình thực hiện ĐMST đối với doanh nghiệp
có và khơng có bộ phận NC&PT
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
* Nguồn lực huy động từ bên ngồi
Hình 2.5 mơ tả tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp ĐMST được hưởng lợi từ các hình thức hỗ trợ của Nhà nước. Nhìn chung, khơng có nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước (Khoảng hơn 85% số doanh nghiệp được khảo sát không nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước). Hai hình thức hỗ trợ của Nhà nước doanh nghiệp được hưởng nhiều nhất là “Tín dụng” (20,3% số doanh nghiệp nhận được hỗ trợ này) và “Các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ (ĐMCN)” (16,3% số doanh nghiệp nhận được hỗ trợ này).
Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung khối doanh nghiệp có quy mơ lớn dễ dàng tiếp cận các hỗ trợ từ Nhà nước hơn DNVVN. Tỷ lệ doanh nghiệp lớn nhận được hỗ trợ của Nhà nước đều cao hơn DNVVN ở hầu như tất cả các hình thức hỗ trợ. Riêng hình thức hỗ trợ về tín dụng (các hỗ trợ, tài trợ liên quan đến khoản vay)
25,6 75,6 74,4 24,4 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Có bộ phận nghiên cứu phát triển Khơng có bộ phận nghiên cứu phát triển
thì doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa hưởng lợi tương đương (khoảng 23% số doanh nghiệp hưởng lợi từ hình thức này với cả hai khối doanh nghiệp).
Hình 2.6. Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước
theo quy mô lao động
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. 83,7 79,7 91,3 94,8 98,3 16,3 20,3 8,7 5,2 1,7 0% 20% 40% 60% 80% 100% Các chính sách hỗ trợ ĐMCN Tín dụng Tư vấn kỹ thuật Thực hiện dự án Khác Khơng nhận được Có nhận được
Hình 2.5. Sự hỗ trợ của Nhà nước do ĐMST
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
Bảng 2.8. Lý do doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động ĐMST (%) Hình thức hỗ trợ Chưa biết về các hình thức hỗ trợ này Hình thức hỗ trợ khơng có liên quan đến nhu cầu Không biết đầu mối để kết nối Quy trình xét duyệt hỗ trợ rất phức tạp Khơng đủ năng lực kỹ thuật để có thể xin hỗ trợ Các chính sách hỗ trợ ĐMCN 32,90 30,60 23,30 9,80 3,40 Tín dụng 25,00 33,50 24,00 13,80 3,80 Tư vấn kỹ thuật 28,80 32,90 31,90 3,80 2,70 Thực hiện dự án 32,70 31,20 24,30 8,10 3,60 Khác 34,90 22,10 36,30 3,60 3,20 Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
Nhiều nguyên nhân được đưa ra nhằm lý giải lý do vì sao các doanh nghiệp không hưởng lợi từ các hình thức hỗ trợ của Nhà nước. Bảng 2.8 cho thấy rõ việc doanh nghiệp thiếu thông tin về các hình thức hỗ trợ của Nhà nước là rào cản chính khiến các doanh nghiệp khơng tận dụng được các hình thức hỗ trợ của Nhà nước. Khoảng 30% số doanh nghiệp phản hồi họ chưa biết về các hình thức hỗ trợ từ Nhà nước mà cuộc điều tra đưa ra. Bên cạnh đó, dường như các hình thức hỗ trợ vẫn chưa thật sự phù hợp: trên 30% số doanh nghiệp phản ánh điều này đối với cả hình thức “khoản vay tín dụng”, “tư vấn kỹ thuật” và “thực hiện các dự án - nhiệm vụ, chương trình KH&CN”.
* Vốn cho đổi mới sáng tạo
Dễ dàng nhận thấy hầu như các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp cho các hoạt động ĐMST về sản phẩm, quy trình và NC&PT (trên 90% số doanh nghiệp). Tiếp đến là nguồn vốn vay, doanh nghiệp huy động vốn vay nhiều nhất để thực hiện ĐMST cho sản phẩm (gần 50% số doanh nghiệp).
Hầu như các doanh nghiệp chưa tích cực huy động vốn hỗ trợ từ Nhà nước và các nguồn khác. Đây là điểm cần lưu ý vì các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận tới nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước.
63
Hình 2.7. Tình hình huy động vốn cho ĐMST
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
Nhìn chung, các doanh nghiệp có xu hướng huy động vốn vay để triển khai hoạt động ĐMSP, nhiều hơn gấp đôi cho ĐMQT và cuối cùng là cho NC&PT.
Trong hoạt động ĐMST về sản phẩm, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng huy động vốn vay nhiều hơn nhóm doanh nghiệp lớn. Đối với các hoạt động ĐMST về quy trình và NC&PT, nhóm doanh nghiệp vừa và lớn huy động vốn vay nhiều hơn. Đáng chú ý là nhóm doanh nghiệp vừa có tỷ lệ huy động vốn vay để thực hiện ĐMQT và NC&PT cao nhất trong các nhóm doanh nghiệp.
Hình 2.8. Các doanh nghiệp có huy động vốn vay để ĐMST phân
theo quy mô lao động
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và cơng nghệ Quốc gia. 0% 12,5% 25% 37,5% 50%
Sản phẩm Quy trình Nghiên cứu và phát triển
12,1 30,3 31,4 19,3 34,9 45,8 8,1 24,8 45,3
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn
Hình 2.16. Các DN có huy động vốn vay để ĐMST phân
theo quy mô lao động
87.1 88 75 12.9 12 25 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn
* Hợp tác đổi mới sáng tạo
Nhìn chung, khơng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án hợp tác với các đơn vị/tổ chức khác nhằm thực hiện ĐMST: khoảng 80% doanh nghiệp cho biết họ không hợp tác với đơn vị/tổ chức khác để thực hiện các hoạt động ĐMST (Hình 2.9).
Nhóm doanh nghiệp càng lớn (quy mơ lao động càng đơng) thì càng có nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động hợp tác ĐMST: 25% doanh nghiệp lớn, 12% doanh nghiệp vừa và 12,9% doanh nghiệp nhỏ đã thực hiện hợp tác ĐMST trong năm 2018.
Hình 2.9. Tình hình hợp tác với tổ chức khác của doanh nghiệp
để thực hiện ĐMST
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
Mức độ quan trọng của từng nhóm đối tác trong các hoạt động ĐMST có sự khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá cao tầm quan trọng của khách hàng tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động ĐMST (67,5%). Có lẽ đây chính là đối tượng trực tiếp giúp doanh nghiệp định hướng được dịch vụ, sản phẩm của mình. Nhà cung cấp là nhóm đối tác quan trọng cao thứ 2 (58,9%).
Ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp hợp tác với các trường đại học, cao đẳng; các viện nghiên cứu công lập hay các nhà tư vấn, phịng thí nghiệm, hoặc tổ chức NC&PT ngồi nhà nước cịn hạn chế.
87,1 88 75 12,9 12 25 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Khơng hợp tác Có hợp tác
Bảng 2.9. Mức độ quan trọng của các nhóm đối tác phối hợp thực hiện ĐMST Nhóm đối tác phối hợp thực hiện ĐMST Mức độ quan trọng Không hợp tác Thấp Trung bình Cao
Nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu
thô, đầu vào trung gian, hoặc phần mềm 4,8 4 32,3 58,9 Khách hàng 10,6 1,6 20,3 67,5 Đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp
khác cùng ngành 27,7 10,1 31,1 31,1 Các trường đại học, cao đẳng 52,1 20,5 24,8 2,6 Các viện nghiên cứu công lập 53,8 22,2 20,5 3,4 Nhà tư vấn, phịng thí nghiệm, hoặc tổ
chức NC&PT ngoài nhà nước 47,5 17,8 25,4 9,3 Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia
* Nguồn thông tin cho ĐMST
Hoạt động ĐMST của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn thông tin. Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp cho thấy, thông tin từ nội bộ doanh nghiệp được doanh nghiệp đánh giá cao nhất (60,9% số doanh nghiệp đánh giá cao). Tiếp đó là thơng tin từ thị trường, cụ thể là từ khách hàng với 55,5% số doanh nghiệp đánh giá cao.
Các nguồn thông tin khác không được doanh nghiệp để tâm nhiều. Số liệu chỉ ra rằng khoảng 50% số doanh nghiệp phản hồi họ không sử dụng một số nguồn thông tin như: cơ sở giáo dục đại học (53,7% doanh nghiệp không sử dụng), tổ chức NC&PT (46,9%), tạp chí khoa học và xuất bản phẩm thương mại/kỹ thuật (43,2%), tổ chức tư vấn (41,1%), các hội chuyên ngành (40,9%).
Bảng 2.10. Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin
Nguồn thông tin
Mức độ quan trọng Khơng sử dụng Thấp Trung bình Cao Từ doanh nghiệp 4,2 3,8 31,1 60,9 Nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu
thô, đầu vào trung gian, phần mềm… 13 10,6 45,7 30,6 Khách hàng 9,4 3,9 31,2 55,5 Đối thủ cạnh tranh hoặc doanh
nghiệp khác cùng ngành 16,5 13,2 37,6 32,6 Tổ chức tư vấn 41,1 23,5 28,7 6,7 Tổ chức NC&PT 46,9 22,9 26,4 3,9 Cơ sở giáo dục đại học 53,7 21,1 21,9 3,3 Techmart, hội nghị, hội chợ, triển
lãm… 40,4 21,4 27,1 11,1
Tạp chí khoa học và các xuất bản
phẩm thương mại/kỹ thuật 43,2 24,6 28,1 4,1 Các hội chuyên ngành 40,9 21,9 27,6 9,5 Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
* Quyền sở hữu công nghiệp
Hình 2.10. Tỷ lệ doanh nghiệp có đơn đăng ký xác lập
quyền sở hữu công nghiệp
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. 98,8 96,1 90,7 97,7 99,8 1,2 3,9 9,3 2,3 0,2 0% 20% 40% 60% 80% 100% Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp Nhãn hiệu Bản quyền Khác Khơng có đơn Có đơn
Số liệu điều tra cho thấy trong năm 2018, có ít doanh nghiệp có đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Trên 90% số doanh nghiệp cho biết đơn vị khơng có đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2018. Cao nhất là đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu với 9,3% doanh nghiệp thực hiện đăng ký. Tương tự là tỷ lệ doanh nghiệp có văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp.
Hình 2.11. Tỷ lệ doanh nghiệp có văn bằng bảo hộ quyền
sở hữu cơng nghiệp
Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.