Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2018: Phần 1 (Trang 53)

Trong năm 2018, hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN đã đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động, tích cực triển khai. Trong đó, đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Diễn đàn mở về khởi nghiệp sáng tạo trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN năm 201815, sự kiện Kết nối mạng lƣới đổi mới sáng tạo 2018 - Gặp mặt 100 nhà khoa học Việt Nam ở nƣớc ngoài, Ngày hội khởi

15Diễn đàn đƣợc phối hợp tổ chức với WEF, nhằm mục đích thúc đẩy, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và chia sẻ về khởi nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0. Diễn đàn đã thu hút hơn 1.000 đại biểu trong nƣớc và quốc tế tham dự, trong đó có nhiều lãnh đạo cấp cao các nƣớc ASEAN và các nƣớc trong khu vực, các tổ chức quốc tế và đông đảo lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, khu vực và giới trẻ.

Chương 2. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TECHFEST) lần thứ 4 đã đƣợc tổ chức thành công.

Hoạt động đàm phán và ký kết các văn bản hợp tác đƣợc tiếp tục thúc đẩy, trong đó có việc ký kết 10 biên bản ghi nhớ về hợp tác KH&CN16, hoàn tất thủ tục phê duyệt, gia hạn 4 văn bản hợp tác đã ký kết17. Việc triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký cũng đƣợc chú trọng, thông qua việc chủ trì tổ chức 4 khóa họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác KH&CN và tham gia 9 khóa họp Ủy ban liên Chính phủ với các nƣớc18, họp đánh giá giữa kỳ tình hình hợp tác trong lĩnh vực KH&CN giữa Việt Nam và Lào kể từ sau Khóa họp lần thứ 4 Ủy ban hợp tác KH&CN Việt Nam - Lào, tổng kết tình hình triển khai kết quả Kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban liên Chính phủ với Israel.

16Biên bản ghi nhớ về hợp tác KH&CN Việt Nam - Thụy Điển về thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Internet vạn vật phục vụ cho Công nghiệp 4.0; Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai công tác thông tin truyền thông đối với Dự án Trung tâm KH&CN hạt nhân với Tập đoàn quốc gia về Năng lƣợng nguyên tử Liên bang Nga; Bản ghi nhớ về hợp tác khoa học, nghiên cứu, công nghệ và đổi mới sáng tạo với Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan; Bản Ghi nhớ về hợp tác KH&CN trong khn khổ Khóa họp lần thứ 8 của UBHH về hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực cơng nghệ vũ trụ với Tập đồn Airbus Defence Pháp; Bản ghi nhớ về tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia - CSIRO; Bản ghi nhớ về tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia - ACIAR; Bản ghi nhớ về hợp tác KH&CN với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng Cuba; Bản ghi nhớ về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với Tập đoàn XINOVA; Ý định thƣ hợp tác trong lĩnh vực KH&CN và đổi mới sáng tạo với Quỹ Nghiên cứu khoa học của Bang Quebec, Canada.

17 Phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức về hợp tác kỹ thuật năm 2017; Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vƣơng quốc Thái Lan về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Gia hạn hiệu lực Biên bản ghi nhớ về hợp tác KH&CN với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng Cuba; Gia hạn Bản ghi nhớ về hợp tác khoa học và nghiên cứu với Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu Áo.

18

Các khóa họp Ủy ban hỗn hợp với Trung Quốc (lần thứ 10), Hàn Quốc (lần thứ 8), Hungary (lần thứ 4), Hoa Kỳ (lần thứ 10); Các khóa họp Ủy ban liên chính phủ với các nƣớc New Zealand (lần thứ 6), Azerbaizan (lần thứ 2), Uzbekistan (lần thứ 7), Nga (lần thứ 21), Belarus (lần thứ 4), Italia (lần thứ 5), Cuba (lần thứ 36), Agentina (lần thứ 5), Uruguay (lần thứ 1),...

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2018

Đẩy mạnh sự tham gia sâu vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực nhƣ: Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO),...

Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục xây dựng phƣơng án đàm phán và trực tiếp tham gia đàm phán một số hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới; Rà sốt, đánh giá sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với các cam kết trong các hiệp định đã ký kết, nhƣ: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP); Hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 nƣớc: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zeland; Hiệp định FTA Việt Nam - EFTA (Khối Hiệp hội Thƣơng mại tự do châu Âu bao gồm Thụy Sỹ, Lichtenstein, Na Uy và Iceland); Hiệp định FTA ASEAN - Hồng Kông, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Cuba; FTA ASEAN - Úc - New Zeland; Thực thi Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc,...

Đối với việc thực hiện hiệp định, thỏa thuận quốc tế và các hoạt động hợp tác quốc tế cụ thể, Bộ Khoa học và Cơng nghệ đảm nhiệm vai trị cơ quan đầu mối triển khai điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế nêu trên và là đầu mối hợp tác đa phƣơng với nhiều tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng nhƣ ASEAN, APEC, COPUOS, APRSAF, APO, UNESCO, WTO, WIP, MUTRAP, IAEA, EU, ASEM... với các hoạt động hợp tác quốc tế song phƣơng và đa phƣơng trong các lĩnh vực KH&CN và đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, năng lƣợng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân và một số lĩnh vực chuyên ngành khác.

Trong việc tổ chức quản lý và phối hợp triển khai các dự án KH&CN quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai: Dự án thành lập Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST); Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ (FIRST); Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan

Chương 2. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

(IPP) giai đoạn 2; Dự án Xây dựng chính sách đổi mới và phát triển cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp; Dự án Tƣơng lai nền kinh tế số Việt Nam - một hợp phần của Chƣơng trình Aus4Innovation.

Các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với nƣớc ngoài (nhiệm vụ Nghị định thƣ) tiếp tục đƣợc triển khai đồng thời với việc xúc tiến các nhiệm vụ thuộc Chƣơng trình Hợp tác nghiên cứu song phƣơng, đa phƣơng về KH&CN đến năm 2020 và Chƣơng trình Tìm kiếm, chuyển giao cơng nghệ nƣớc ngoài đến năm 2020.

2.10. Hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương

Những năm gần đây, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố về vị trí, vai trị của KH&CN đã đƣợc nâng cao. Hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về KH&CN cũng đƣợc hoàn thiện, đồng bộ hơn. Các địa phƣơng chủ động ban hành các văn bản riêng cho lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là các văn bản liên quan đến cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… đã góp phần tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới, kinh doanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ và năng động trong tiếp cận thị trƣờng. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, Thái Nguyên là những địa phƣơng đi đầu trong các hoạt động này.

Công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, xử lý xâm phạm quyền về sở hữu trí tuệ, thanh tra quản lý nhiệm vụ KH&CN... Các địa phƣơng đã chú trọng thực hiện cơ chế đặt hàng trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng, tập trung nghiên cứu ứng dụng để phát triển các sản phẩm trọng điểm, khai thác lợi thế của địa phƣơng cũng nhƣ hƣớng vào xác định các luận cứ khoa học để giải quyết các vấn đề cấp bách về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng, phục vụ cho phát triển KT-XH trên địa bàn.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2018

Hoạt động liên kết KH&CN trong phát triển KT-XH của các vùng đã đƣợc các địa phƣơng quan tâm hơn. Nhiều hội nghị, hội thảo về liên kết phát triển KH&CN vùng đã đƣợc các địa phƣơng tổ chức phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế. Cụ thể: Vùng trung du và miền núi phía Bắc đã tổ chức tọa đàm, trao đổi thơng tin và đề xuất nhiệm vụ KH&CN có tính chất liên tỉnh, liên vùng; Vùng Bắc Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị chuyên đề "Khoa học và công nghệ

thúc đẩy phát triển nơng nghiệp cơng nghiệp hóa hành lang đường Hồ Chí Minh vùng Bắc Trung Bộ”; Vùng Tây Nam Bộ đã tổ chức Hội

nghị khoa học chuyên đề "KH&CN thúc đẩy tái cấu trúc sản xuất

nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xem xét hỗ trợ các địa phƣơng triển khai 140 nhiệm vụ KH&CN với tổng kinh phí 1449,56 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nƣớc là 625,48 tỷ đồng, nguồn huy động ngoài ngân sách là 824,08 tỷ đồng thuộc các chƣơng trình: Nơng thơn miền núi, Đổi mới công nghệ, Bảo tồn và phát triển nguồn gen, Chƣơng trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chƣơng trình 712), Chƣơng trình phát triển tài sản trí tuệ19… và các nhiệm vụ độc lập cấp quốc gia theo đề xuất đặt hàng của các địa phƣơng. Từ kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, nhiều doanh nghiệp tham gia đã tạo ra đƣợc các sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhƣ: sản phẩm từ dừa của Công ty Lƣơng Quới (Bến Tre)20

, sản phẩm hạt giống rau của Công ty Công nghệ nông nghiệp Việt Nông

19

Riêng Chƣơng trình Nơng thôn miền núi năm 2018 đã phê duyệt 58 dự án do Trung ƣơng quản lý, 19 dự ủy quyền địa phƣơng quản lý với tổng kinh phí 828,26 tỷ, trong đó kinh phí từ NSNN là 286,5 tỷ đồng, số còn lại là từ nguồn đối ứng của doanh nghiệp và nguồn khác.

20 Công ty Lƣơng Quới (Bến Tre) nghiên cứu thành cơng quy trình tách tinh dầu dừa tinh khiết (công nghệ VCO) đạt tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Dừa châu Á - Thái Bình Dƣơng. Dầu dừa tinh khiết đƣợc sản xuất theo cơng nghệ VCO có giá thƣơng mại gấp 4 lần dầu dừa sản xuất theo công nghệ tinh luyện hiện nay.

Chương 2. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

(Đồng Nai)21

, sản phẩm chiếu sáng chuyên dùng tiết kiệm năng lƣợng cho nông nghiệp của Cơng ty cổ phần Bóng đèn Phích nƣớc Rạng Đông (Hà Nội)22

, sản phẩm cơ khí, tự động hóa tiếp cận CMCN 4.0 của Công ty cổ phần Ơtơ Trƣờng Hải23, sản phẩm thức ăn cho tôm chất lƣợng cao của Công ty Tomking Bạc Liêu, công nghệ sơn dung môi nƣớc của Công ty Sơn Hải Phòng, vắcxin thú y của Công ty Hanvet, RTD ở Hƣng Yên.

Việc triển khai nhiệm vụ cấp quốc gia tại các địa phƣơng đã tạo ra một số kết quả rất đáng ghi nhận, hỗ trợ hiệu quả cho các địa phƣơng phát triển các chuỗi sản phẩm hàng hóa, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình cơng nghệ và đổi mới công nghệ để phát triển một số sản phẩm ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội24

.

Với các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, năm 2017-2018 có 3.802 nhiệm vụ KH&CN đƣợc triển khai (trong đó có 2.229 nhiệm vụ

21 Công ty Công nghệ nông nghiệp Việt Nông (Đồng Nai) đã chọn tạo 12 giống rau màu điển hình đạt chuẩn giống quốc gia; Tổ chức huấn luyện, nhân rộng mơ hình sản xuất và quy trình cơng nghệ canh tác cho hơn 12.000 hộ nông dân tham gia sản xuất và nhân giống thƣơng phẩm, góp phần giảm đƣợc 10% khối lƣợng và giá thành nhập khẩu các loại hạt giống.

22

Cơng ty cổ phần Bóng đèn Phích nƣớc Rạng Đơng (Hà Nội) đã chế tạo thành công hệ thống chiếu sáng chuyên dụng tiết kiệm năng lƣợng phù hợp với chu kỳ phát triển sinh học của một số loại cây hoa và cây có quả nhằm điều khiển thời gian ra hoa, kết trái và thời vụ thu hoạch, đặc biệt hiệu quả cho những loại hoa và cây có quả trái vụ. Sản phẩm đã áp dụng tại các địa phƣơng nhƣ: Bình Thuận, Đắk Lắk, Đà Lạt, Tiền Giang, Tây Ninh,…

23 Công ty cổ phần tô Trƣờng Hải triển khai ứng dụng hệ thống sản xuất thông minh thế hệ 4.0 trong nhà máy sản xuất nhíp ơ tơ với mục tiêu làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia, góp phần tác động đến sự phát triển khoa học và công nghệ của ngành sản xuất ô tô.

24 Hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với việc phát triển một số kít điều trị ứng dụng công nghệ tế bào gốc; Nhóm các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh phát triển máy gia công 5 trục; Phát triển kít chẩn đốn bệnh cho y tế và nông nghiệp; ứng dụng cơng nghệ tự động hóa q trình sản xuất cho nhà máy của Công ty cổ phần tơ Trƣờng Hải; Hỗ trợ Tập đồn CMC xây dựng bản đồ cơng nghệ và lộ trình đổi mới cơng nghệ trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật (IoT) tại Việt Nam.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2018

chuyển tiếp). Năm 2018, các tỉnh có 1.573 nhiệm vụ mới, đƣợc chia theo lĩnh vực nhƣ sau: Khoa học nông nghiệp: 31,3 %; khoa học kỹ thuật và công nghệ: 20,14 %; khoa học xã hội: 21,7%; khoa học nhân văn: 5,5%; khoa học tự nhiên: 3,3%... Các nhiệm vụ KH&CN thực hiện ở địa phƣơng đều đóng góp thiết thực, có hiệu quả trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng.

Chương 3. Nguồn lực khoa học và công nghệ

CHƢƠNG 3

NGUỒN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3.1. Tổ chức khoa học và công nghệ

3.1.1. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ

Năm 2018 đã có hơn 250 tổ chức mới đăng ký hoạt động KH&CN. Theo đó, đến hết năm 2018, cả nƣớc có 4.084 tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN, trong đó có 1.963 tổ chức cơng lập và 2.121 tổ chức ngồi cơng lập (Bảng 3.1). Nhƣ vậy, 5 năm qua, trung bình mỗi năm có thêm trên 300 tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN (đến năm 2014 có 2.490 tổ chức).

Bảng 3.1. Tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN (tính đến hết năm 2018)

Loại tổ chức Tổng số Cơ quan cấp Giấy chứng nhận

Bộ KH&CN Các Sở KH&CN

Công lập 1.900 992 908

Ngồi cơng lập 2.184 971 1.213

Tổng cộng 4.084 1.963 2.121

Nguồn: Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN, Bộ KH&CN.

Theo kết quả Điều tra nghiên cứu và phát triển năm 201825

, trong số 1.280 tổ chức KH&CN có hoạt động nghiên cứu và phát triển có 687 tổ chức NC&PT (bằng 53,87%), 404 trƣờng đại học (31,46%) và 189 tổ chức dịch vụ KH&CN (14,77%). Các tổ chức này tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hai địa phƣơng này chiếm 50% tổng số tổ chức KH&CN (Bảng 3.2).

25

Cuộc điều tra do Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2012.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2018

Bảng 3.2. Tổ chức KH&CN có hoạt động NC&PT

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2018: Phần 1 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)