Các văn bản phục vụ triển khai dự án điện hạt nhân được tập trung hoàn thiện ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân(13); đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ điện hạt nhân; phê duyệt các báo cáo phân tích an tồn trong hồ sơ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân; quy định về an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ; chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; hướng dẫn quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với cán bộ làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã được hồn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành(14). Luật năng lượng nguyên tử đang được tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc triển khai dự án điện hạt nhân.
Các đề án năng lượng nguyên tử và đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân được các Bộ, ngành phối hợp, quan tâm thực hiện. Dự án Trung tâm KH&CN hạt nhân tiếp tục được triển khai, đặc biệt là việc khảo sát sơ bộ địa điểm và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về địa điểm xây dựng.
Các nhóm chuyên gia kỹ thuật đã được thành lập để hỗ trợ công tác chuẩn bị và tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an tồn (SAR) và Báo cáo
(13) Quyết định số 2241/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020.
(14) Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.
đánh giá tác động môi trường (EIA) Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức xây dựng Hồ sơ mời thầu và Bản yêu cầu thẩm định làm cơ sở cho việc mời thầu tư vấn quốc tế hỗ trợ thẩm định Báo cáo SAR và EIA theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồng Trung Hải. Công tác đánh giá năng lực các nhà thầu và đề xuất danh sách ngắn các nhà thầu đã được thực hiện. Hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận theo phân công của Thủ tướng đã được thực hiện và gửi báo cáo định kỳ hàng tháng cho Ban chỉ đạo Nhà nước. Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia, Hội đồng Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử Quốc gia, Tiểu ban An toàn an ninh hạt nhân và Tiểu ban Thông tin và đào tạo đã có nhiều hoạt động góp phần tư vấn hiệu quả cho Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân được triển khai đồng bộ và rộng rãi.
Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về sử dụng hịa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123) đã có hiệu lực tạo điều kiện cho việc mở rộng hợp tác và chuyển giao công nghệ điện hạt nhân. Các điều ước quốc tế liên quan đến an tồn, an ninh và khơng phổ biến hạt nhân đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện tốt, tạo niềm tin của cộng đồng quốc tế về chính sách nhất quán của Nhà nước ta đối với việc sử dụng năng lượng ngun tử vì mục đích hịa bình. Việt Nam đã thực hiện thành cơng vai trị Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) giai đoạn 2013 - 2014.
Công tác đào tạo nhân lực cho Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận được tập trung triển khai. Tuy nhiên, do hạn hẹp về kinh phí nên việc triển khai đào tạo trong khn khổ Đề án 1558 vẫn cịn rất khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo(15). Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ
(15) Kết quả đào tạo trong năm 2014 sử dụng kinh phí Đề án 1558 là 06 khóa bồi dưỡng ở nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ) cho 28 lượt cán bộ, 04 khóa bồi dưỡng trong nước cho 90 lượt cán bộ do chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài giảng dạy.
Quyết định phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân”, với nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN.
Hệ thống cấp phép và thanh tra đã được cải tiến và quan tâm đến việc quản lý các hoạt động sau cấp phép(16),đặcbiệt trong các ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ. Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã tổ chức tốt đồn thanh tra an toàn trong hoạt động khảo sát, đánh giá địa điểm Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận và tổ chức nhiều hội thảo liên quan đến an toàn địa điểm Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận để làm rõ các vấn đề cịn có ý kiến khác nhau về đứt gãy, đứt gãy hoạt động, gia tốc nền,... của khu vực địa điểm Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.
Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển KT-XH được đẩy mạnh. Các lĩnh vực nghiên cứu được tập trung thực hiện bao gồm nghiên cứu cơng nghệ và an tồn lò phản ứng, các thiết bị đo đạc hạt nhân, xử lý chế biến quặng phóng xạ, nhiên vật liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ; nghiên cứu phát triển năng lực hỗ trợ kỹ thuật về đảm bảo an tồn, an ninh và bảo vệ mơi trường cho phát triển điện hạt nhân; nghiên cứu ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác.
Trong năm 2014, số các cơng trình khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ hạt nhân được cơng bố trên các tạp chí, hội nghị quốc tế và trong nước là 161 cơng trình (so với năm 2013 là 236 cơng trình). Tuy số lượng cơng trình năm 2014 ít hơn năm 2013 nhưng số cơng trình đăng trên tạp chí quốc tế và Hội nghị quốc tế lại tăng đáng kể so với năm 2013. Trong ứng dụng công nghiệp của năng lượng nguyên tử, Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (CANTI) đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị chụp cắt lớp điện tốn cơng nghiệp đầu tiên của Việt Nam với tên gọi GORBIT và đã cung cấp thiết bị cho 7 phịng thí nghiệm trên thế giới theo đặt hàng của IAEA.
(16) Đã ban hành 582 giấy phép, 33 đăng ký và 504 chứng chỉ nhân viên bức xạ; tổ chức thẩm định và phê duyệt 25 bản kế hoạch ứng phó sự cố các cấp.