Ngồi các nghị định và thông tư hướng dẫn nêu trên, trong năm 2014, nhiều văn bản khác trong lĩnh vực KH&CN đã được ban hành. Một trong những văn bản pháp luật được các tổ chức KH&CN mong đợi nhất trong năm 2014 là Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 (Thông tư 121) do liên Bộ Tài chính - Khoa học và Công nghệ ban hành để hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập. Thông tư 121 được đánh giá là văn bản tháo gỡ “nút thắt cuối cùng” của việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, giải quyết những vướng mắc quan trọng về tài chính cho các tổ chức KH&CN công lập khi thực hiện chuyển đổi sang cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm - một trong những vấn đề trăn trở nhất của các tổ chức KH&CN công lập trong suốt gần 10 năm qua.
Thông tư 121 đã thay đổi căn bản phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho tổ chức KH&CN công lập từ phương thức cấp theo số
lượng biên chế hiện nay sang cấp theo nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Theo Thông tư 121, Nhà nước sẽ không cấp kinh phí theo số lượng
biên chế nữa mà cấp theo nhiệm vụ. Tổ chức KH&CN, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động, sẽ phải lập danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của đơn vị mình để trình cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt và giao nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, lập dự tốn kinh phí cho từng nhiệm vụ, trình cơ quan chủ quản phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện. Cuối năm, cơ quan chủ quản sẽ tổ chức đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng này.
Thông tư 121 sẽ giúp cơ quan quản lý sàng lọc, đánh giá được năng lực thực sự của các tổ chức KH&CN cơng lập, từ đó có giải pháp đầu tư đúng, hiệu quả, đồng thời có phương án sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức yếu kém, đảm bảo việc sử dụng kinh phí từ NSNN được đúng mục đích, hiệu quả.
Ngồi ra, các thơng tư khác được ban hành trong năm 2014 gồm: i) Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về điều kiện thành lập, hoạt động tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. ii) Thông tư số 18/2014/TT-BKHCN ngày 16/6/2014 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24/12/2010 quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
iii) Thông tư số 28/2014/TT-BKHCN ngày 15/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc xét duyệt, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia.
Các sự kiện khoa học và công nghệ ấn tượng năm 2014
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Ấn tượng Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2014" nhằm công bố, tôn vinh các sự kiện khoa học và công nghệ ấn tượng năm 2014, đồng thời, ghi nhận những đóng góp của các nhà khoa học trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước.
Chín sự kiện khoa học và cơng nghệ ấn tượng năm 2014 được tôn vinh thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, cơ khí chế tạo, y dược, khoa học trong nông nghiệp, công nghệ cao... Các sự kiện đều có bước đột phá, tạo sự chuyển biến trong nghiên cứu và tiền đề lớn cho sự phát triển về KT-XH của đất nước.
Đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo là việc lần đầu tiên Việt Nam hạ thuỷ và xuất khẩu giàn khoan HRD ra nước ngoài. Sự kiện này khẳng định cơng nghệ đóng giàn khoan của Việt Nam đã chứng minh được tính cạnh tranh trên thị trường công nghệ giàn khoan quốc tế.
Đối với lĩnh vực y dược là việc sản xuất thành cơng văcxin rotavin phịng bệnh tiêu chảy đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 5/2014 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước văcxin rotavin được tiến hành thành công, kết quả nghiên cứu này đã mở ra hy vọng cho hàng triệu trẻ em Việt Nam được sử dụng văcxin tiêu chảy với chi phí thấp. Đến nay, Việt Nam là một trong bốn quốc gia đầu tiên sản xuất ra văcxin phòng tiêu chảy. Văcxin rotavin đã được cấp phép đưa vào sử dụng với quy mô sản xuất 300.000 liều/năm. Dự kiến, sau khi đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, văcxin sẽ sản xuất được 1,6 triệu liều/năm vào năm 2016, để đáp ứng nhu cầu trong nước và sẽ xây dựng quy mô lớn hơn để tiến tới xuất khẩu trong tương lai. Trong lĩnh vực y dược cũng ghi nhận thành công của việc lần đầu tiên mổ, ghép thành công tụy - thận từ người cho chết não của Viện Quân y 103.
Sự kiện công nghệ cao được ghi nhận là việc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) lần đầu tiên chính thức thương mại hoá sản phẩm vi mạch (CHIP), mở ra cơ hội lớn cho nhiều ứng dụng phục vụ đời sống, sản xuất dân sinh và công nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã giành được 03 giải thưởng về đột biến tạo giống lúa bằng kỹ thuật bức xạ trong tổng số 23 giải thưởng được Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Quốc tế (FAO) trao cho các nước thành viên, trong đó giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” về đột biến tạo giống trao cho Viện Di truyền Nông nghiệp, hai giải thưởng về thành tựu trong lĩnh vực đột biến tạo giống trao cho tập thể Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam và
Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh và cho hai cá nhân (Hồ Quang Cua và Trần Tấn Phương) thuộc Sở Khoa học và Cơng nghệ Sóc Trăng. Đặc biệt, lần đầu tiên Giải thưởng Tạ Quang Bửu - Giải thưởng vinh danh các nhà khoa học xuất sắc đã được trao cho hai nhà khoa học là PGS. Nguyễn Bá Ân trong lĩnh vực Vật lý với cơng trình “Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thơng qua các trạng thái W và kiểu W” và GS. Nguyễn Hữu Việt Hưng nghiên cứu trong lĩnh vực Tốn với cơng trình “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson - Mùi xem như các môđun trên đại số Steenrod”.
Sự kiện ấn tượng tiếp theo được ghi nhận là việc Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ nano và Tạp chí Tốn học được bình chọn vào hệ thống CSDL trắc lượng thư mục SCOPUS, nơi tập trung các tạp chí khoa học hàng đầu của thế giới. Đây là sự kiện đánh dấu tạp chí khoa học của Việt Nam được giới học thuật thế giới chính thức cơng nhận.
Sự kiện Nhà máy Đóng tàu Ba Son đóng mới các tàu hộ vệ tên lửa 12418 cho Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam cũng là một trong những sự kiện KH&CN ấn tượng của năm. Đây là lớp tàu tên lửa đóng đầu tiên tại Việt Nam theo quy trình cơng nghệ của Nga, có cơng nghệ phức tạp, tính chính xác, đồng bộ và chuyên môn kỹ thuật cao...
Sự kiện cuối cùng và cũng là sự kiện ấn tượng nhất trong năm là việc lần đầu tiên tổ chức Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5 - đánh dấu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhân dân đối với vai trò, trọng trách của ngành KH&CN, các nhà khoa học trong quá trình phát triển của đất nước. Đồng thời, ngày truyền thống cũng nhằm khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo của đội ngũ làm khoa học trên cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.