3.4.1. Nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ trong nước
Cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN
Đơn vị tạo lập được nguồn tin KH&CN điện tử nội sinh lớn nhất ở Việt Nam là Cục Thông tin KH&CN quốc gia, với 2 CSDL KH&CN nòng cốt là CSDL STD - Tài liệu KH&CN Việt Nam và CSDL KQNC - Kết quả nghiên cứu. Các CSDL này cung cấp truy cập miễn phí, phục vụ cơng khai, minh bạch kết quả hoạt động KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước với toàn dân.
Cơ sở dữ liệu Tài liệu KH&CN Việt Nam (viết tắt là STD) được Cục Thông tin KH&CN quốc gia bắt đầu triển khai từ năm 1987. Đến nay, CSDL STD là CSDL lớn nhất, đầy đủ nhất Việt Nam về các bài báo công bố trên các tạp chí KH&CN và tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học của Việt Nam. Đến hết năm 2016, CSDL có hơn 220.000 biểu ghi, trong đó có khoảng 160.000 biểu ghi tồn văn, với số lượng bài tăng khoảng 15.000 biểu ghi/năm, bao quát hầu hết các lĩnh vực khoa học, công nghệ và các ngành kinh tế - kỹ thuật. Đây là CSDL tồn văn quy mơ nhất, chất lượng nhất về tài liệu khoa học trong nước hiện nay.
Cơ sở dữ liệu Kết quả nghiên cứu là CSDL lớn nhất Việt Nam vể các báo cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp trên tồn quốc. CSDL có trên 23.000 KQNC nhiệm vụ được mơ tả thư mục, tóm tắt và số hóa tồn văn, cơng bố trên mạng Vista. Cấp Quốc gia: 31,3%, cấp Bộ: 33,1%, cấp tỉnh: 30,4%, cấp cơ sở: 5,2%.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký/văn bằng bảo hộ sáng chế, gồm 50.734 đơn đăng ký sáng chế và 15.016 Bằng độc quyền sáng chế, được công bố trên internet.
- Cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký/văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích, gồm 4.468 đơn đăng ký giải pháp hữu ích và 1.331 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, được cơng bố trên internet.
- Cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký/văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, gồm 34.694 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và 21.691 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, được công bố trên internet.
- Cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký/văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, gồm 404.081 đơn đăng ký nhãn hiệu và 256.523 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, được công bố trên internet.
- Cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký/văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, gồm 77 đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý và 47 Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, các chỉ dẫn địa lý được cấp giấy chứng nhận đã được công bố trên internet;
- Cơ sở dữ liệu Bản mơ tả tồn văn của các Bằng độc quyền sáng chế được cấp tại Việt Nam (đã số hóa đến 2010, các phần cịn lại đang triển khai số hóa) được cơng bố trên internet.
Cơ sở dữ liệu bản đồ công nghệ
Bản đồ công nghệ đã cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết về hiện trạng công nghệ của Việt Nam, khoảng cách của mỗi công nghệ so với thế giới. Cùng với đó là các phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển của công nghệ, thị trường khu vực và thế giới. Đây là các thông tin quan trọng cho các cơ quan, tổ chức quản lý, các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, các hiệp hội, cũng như các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Đối với các cơ quan, tổ chức quản lý, bản đồ cung cấp các thông tin về hiện trạng phân bố của các cơ sở sản xuất trên địa bàn cả nước; phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng địa phương; xu hướng phát triển của công nghệ và thị trường.
Trong năm 2015 đã xây dựng được lộ trình đổi mới cơng nghệ cho ngành sản xuất khuôn mẫu, trong đó tập trung phát triển 3 sản phẩm khuôn nhựa, 2 sản phẩm khuôn đúc với các đặc tính kỹ thuật tương đương với các sản phẩm đang nhập ngoại từ Hàn Quốc, Đài Loan. Lộ trình cơng nghệ ngành sản xuất khn mẫu đã xác định được 17 công nghệ cần ưu tiên phát triển và xây dựng 14 chương trình
nghiên cứu phát triển để phát triển các công nghệ. Trong năm 2016 đã hoàn thành bản đồ công nghệ ngành chọn tạo giống lúa và bản đồ công nghệ ngành sản xuất vắc xin. Trên cơ sở bản đồ công nghệ ngành chọn tạo giống lúa đã xác định, phân tích, lựa chọn được 11 cơng nghệ chính trong 5 tổ hợp công nghệ để ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến năn 2035. Trong lộ trình cơng nghệ đã đề xuất tập trung vào 6 chương trình NC&PT cấp quốc gia, 9 chương trình NC&PT cấp Bộ và đầu tư mới 6 hạ tầng kỹ thuật phục vụ mục đích phát triển giống lúa thương mại cấp 2 và cấp 1.
Cơ sở dữ liệu bản đồ cơng nghệ được hình thành trên cơ sở các cây công nghệ, hồ sơ công nghệ và thông tin về doanh nghiệp, Viện trường sở hữu công nghệ được ghi trong hồ sơ công nghệ. Hiện nay, CSDL có 144 hồ sơ công nghệ thuộc bản đồ công nghệ ngành sản xuất khuôn mẫu (26 hồ sơ công nghệ), bản đồ công nghệ ngành chọn tạo giống lúa và sản xuất lúa gạo (75 hồ sơ công nghệ), các hồ sơ công nghệ ngành sản xuất vắc xin cho người (43 hồ sơ công nghệ).
Trong năm 2017 và 2018, dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 290 - 350 hồ sơ công nghệ các loại thuộc bản đồ công nghệ trong ngành công nghệ gen, tế bào gốc, sản xuất vật liệu và linh kiện điện tử (dự kiến khoảng 120-160 hồ sơ công nghệ) và hồ sơ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ơ tơ và máy công cụ (dự kiến khoảng 170-190 hồ sơ công nghệ). Trên cơ sở đó sẽ tiến hành tích hợp hệ thống hồ sơ cơng nghệ sơ bộ trong ngành cơ khí và ngành cơng nghệ sinh học.
3.4.2. Nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ quốc tế
Nguồn tin điện tử về KH&CN tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ, cung cấp khả năng truy cập đến hơn 20.000 tạp chí KH&CN trực tuyến với trên 40 triệu biểu ghi tồn văn, trong đó chủ yếu là các tạp chí KH&CN được cung cấp dưới dạng trực tuyến thơng qua Mạng VISTA và VinaREN của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Nguồn tin KH&CN quốc tế bao gồm các CSDL hàng đầu thế giới như: CSDL Science Direct, Proquest Central, Web of
Science, IEEE, APS, Primo Central Index, IOP Science, Springer eJournals,…
Đồng thời với việc duy trì và cập nhật các CSDL thông tin SHCN của Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ đã cung cấp thơng tin về đơn đăng ký/văn bằng bảo hộ SHCN cho ASEAN và WIPO, cụ thể là: CSDL tra cứu sáng chế toàn cầu PATENTSCOPE của WIPO (các thông tin về Bản mơ tả tồn văn của các Bằng độc quyền sáng chế được cấp tại Việt Nam (cho đến năm 2010)); CSDL về chỉ dẫn địa lý của ASEAN; CSDL về kiểu dáng công nghiệp của ASEAN; CSDL về nhãn hiệu của ASEAN.