Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 1 (Trang 31)

Ngoài ra, nhiều văn bản, chương trình, dự án có liên quan tới việc hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp vẫn còn hiệu lực, đang tiếp tục được triển khai như: Chương trình phát triển thị trường cơng nghệ; Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

2.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công nghệ

Năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch dài hạn mang tính tổng thể và triển khai các nhiệm vụ trong các nghị quyết của Chính phủ với mục tiêu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động KH&CN, đặc biệt gắn liền với hỗ trợ trực tiếp cho phát triển của doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung rà sốt, tái cơ cấu các chương trình trọng điểm cấp quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn 3 Ban chỉ đạo của 3 Chương trình KH&CN quốc gia đến năm 2020 (Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia và Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao) thành 1 Ban chỉ đạo; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020; Phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia "Khoa học và cơng nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020".

Trong năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá các chương trình KH&CN cấp quốc gia giai

đoạn 2011 - 2015; triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 đối với các chương trình quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục thực hiện. Theo đó, Bộ đã xây dựng khung chương trình và danh mục nhiệm vụ của 6 Chương trình khoa học cơng nghệ (KC) và 1 Chương trình khoa học xã hội và nhân văn (KX).

Quản lý các nhiệm vụ thuộc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Các chính sách, hoạt động của Quỹ trong năm 2016 tập trung vào ba hướng chính, bao gồm:

(1) Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý và

hoạt động KH&CN: Áp dụng danh mục tạp chí quốc tế uy tín, tạp

chí ISI uy tín cho chương trình nghiên cứu cơ bản, triển khai áp dụng quy định mới về cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ KH&CN đối với các nhiệm vụ thuộc Đề án Lịch sử Việt Nam, các nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và đánh giá xét chọn năm 2016.

(2) Tiếp tục nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia: Triển khai chính sách nâng cao chất lượng tài trợ đề tài NCCB, triển khai các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực KH&CN, giúp bồi dưỡng nguồn nhân lực đặc biệt là nhà khoa học trẻ.

(3) Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN: Triển khai các chương trình hợp tác song phương trong tài trợ, hỗ trợ với Anh; phối hợp với các đối tác Anh, Đức, Na Uy, Ôxtrâylia tổ chức các hội thảo quốc tế; đón các nhà khoa học quốc tế tham gia Hội đồng khoa học hỗn hợp đánh giá các đề tài trong khuôn khổ hợp tác giữa Vương quốc Anh và các nước Đông Nam Á.

Các hoạt động liên quan đến cơ chế Quỹ bao gồm: Ban hành Thông tư số 14/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 về việc quản lý các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ, Thông tư số 15/2016/TT- BKHCN ngày 30/6/2016 về quy định quản lý đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ; Thành lập 7 Hội đồng khoa học trong các lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ 2016 - 2018; Tiếp nhận hồ sơ 2 lần một năm cho các chương trình NCCB trong KHTN&KT; Áp dụng thực hiện việc đánh giá, xét chọn các đề tài NCCB trong lĩnh vực

KHXH&NV theo Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Năm 2016, đối với chương trình NCCB trong KHTN&KT, Quỹ đã tổ chức đánh giá định kỳ 306 đề tài, đánh giá nghiệm thu 201 đề tài; đối với chương trình NCCB trong KHXH&NV, Quỹ đã tổ chức đánh giá giữa kỳ 11 đề tài và đánh giá nghiệm thu 52 đề tài. Đồng thời, Quỹ đã đánh giá nghiệm thu 10 đề tài đột xuất phát sinh.

Bảng 2.1: Số lượng đăng ký và tài trợ đề tài NCCB của Quỹ NAFOSTED

Năm Số lƣợng hồ sơ đăng ký Số lƣợng đề tài đƣợc tài trợ 2009 698 321 2010 248 166 2011 431 261 2012 511 314 2013 523 313 2014 671 306 2015 586 263 2016* 458 239 Tổng số 4.429 2.143

* 303 hồ sơ nộp vào tháng 12/2016 được xem xét, đánh giá vào 2017 Nguồn: Quỹ NAFOSTED.

Quỹ đã thực hiện hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với 113 trường hợp trong năm 2016, bao gồm tham dự và báo cáo kết quả nghiên cứu tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, tổ chức hội nghị khoa học quốc tế chuyên ngành tại Việt Nam, thực tập, nghiên cứu ngắn hạn tại nước ngồi và cơng bố cơng trình KH&CN trong nước và quốc tế.

Các hoạt động và chính sách của Quỹ tiếp tục nhận được sự động viên và đánh giá tích cực của các cơ quan quản lý và cộng đồng khoa học, góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN, năng suất KH&CN quốc gia, cũng như đóng góp giải quyết các vấn đề KH&CN quan trọng, cấp thiết.

Quản lý các nhiệm vụ thuộc Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia

Năm 2016, Quỹ đã tập trung hoàn thiện các quy định, quy trình để hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ:

- Quy định về Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia.

- Quy định về Hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia.

- Xây dựng Mẫu hợp đồng thực hiện nhiệm vụ thuộc Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.

- Xây dựng Dự thảo Thơng tư hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án hỗ trợ lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vốn vay.

Định hướng ưu tiên các nhiệm vụ do Quỹ tài trợ dựa trên nguyên tắc đã được xác định theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; có tác động và ảnh hưởng đến phát triển KT-XH, lĩnh vực và ngành rõ rệt; có tính khả thi cao. Trên cơ sở đó, Quỹ ưu tiên xét chọn các nhiệm vụ:

- Thực hiện mục tiêu của Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia tại Quyết định số 677/2011/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển công nghệ, theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

- Thực hiện mục tiêu của Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia mà khơng thuộc Đề án khung của Chương trình (theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

- Tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của các Bộ, ngành, khu vực, địa phương trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt (Ví dụ: Chương trình cơ khí trọng điểm, Chương trình cơng nghiệp phụ trợ, Chương trình nghiên cứu chế tạo trang thiết bị y tế, Chương trình hỗ trợ kích cầu và Chương trình phát triển cơng nghiệp vi mạch của Thành phố Hồ Chí Minh,…).

- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới dựa trên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và các tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài, hoạt động thuộc đối tượng Quỹ tài trợ.

Để nâng cao chất lượng các đề xuất nhiệm vụ từ các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân, ngoài việc tổ chức các hoạt động giới thiệu, hướng dẫn, tập huấn và hội thảo khoa học tại các tỉnh, thành phố, Quỹ đã mở rộng việc lấy ý kiến tham vấn và giới thiệu đề xuất từ các Hội, Hiệp hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh và các Hội Khoa học và Kỹ thuật. Quỹ đã hợp tác với 50 Hội và Hiệp hội doanh nghiệp và 20 Hội Khoa học và Kỹ thuật; Quỹ cũng đã làm việc với các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để giới thiệu và tìm giải pháp phối hợp trong việc tìm kiếm và triển khai các nhiệm vụ do doanh nghiệp đề xuất.

Năm 2016, Quỹ đã tiếp nhận và xem xét 149 dự án tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp (82), nông nghiệp (55), y - dược (9), các lĩnh vực khác (3) và xem xét 89 đề tài, hoạt động tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ (48), khoa học nông nghiệp (32), khoa học y - dược (6), lĩnh vực khác (3).

2.3. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng

Năm 2016, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tiếp tục được tăng cường, cụ thể như sau:

- Về hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Công tác quản lý

nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được Bộ Khoa học và Công nghệ chú trọng đổi mới, tăng cường sự chủ động để hỗ trợ tốt hơn cho các Bộ, ngành trong công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành. Công tác soạn thảo và ban hành TCVN, QCVN được tăng mạnh về số lượng, chất lượng với tỷ lệ hài hòa quốc tế của các TCVN ngày càng được cải thiện. Năm 2016, 82 Ban kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật xây dựng TCVN đã được thành lập mới và kiện tồn. Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã biên soạn, thẩm định và

công bố 912 TCVN, nâng tổng số TCVN lên 9.500 Tiêu chuẩn với tỷ lệ 47% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; Tham gia xây dựng 283 Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế IEC, ISO; Góp ý, thẩm định và tiếp nhận 87 QCVN của các Bộ, ngành.

- Về hoạt động đo lường: Xây dựng 39 văn bản kỹ thuật đo

lường Việt Nam; Cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 170 lượt đơn vị; Chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 150 lượt đơn vị; Chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 cho 185 lượt đơn vị; Chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường cho 1.632 kiểm định viên; Phê duyệt mẫu phương tiện đo sản xuất trong nước và nhập khẩu cho 2.835 mẫu phương tiện đo.

- Về cơng tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Bộ Khoa

học và Công nghệ tiếp tục chú trọng đến việc hướng dẫn các Bộ, ngành, các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đầy đủ quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật, đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai, áp dụng liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (QLCLSPHH), đặc biệt là sản phẩm hàng hóa (SPHH) nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Trong năm 2016: Cấp giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động cho 40 tổ chức thử nghiệm; 23 tổ chức chứng nhận, 2 tổ chức giám định; Chỉ định cho 13 tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với SPHH thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xử lý đăng ký, cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động, xét tặng giải thưởng SPHH và xử lý các vấn đề liên quan cho 1 tổ chức; Thẩm xét 108 hồ sơ liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp; Xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho 3 tổ chức chứng nhận, 15 tổ chức tư vấn, 3 thẻ chuyên gia tư vấn độc lập. Ngoài ra, thẩm xét 3.152 hồ sơ xin đăng ký sử dụng mã doanh nghiệp, làm thủ tục thay

đổi 241 giấy chứng nhận đăng ký sử dụng mã số mã vạch, xử lý thu hồi 929 giấy chứng nhận.

- Về hoạt động kiểm tra chất lượng: Năm 2016, Bộ Khoa học và

Công nghệ tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thơng, nhập khẩu, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất, khảo sát đánh giá chất lượng hàng hóa trên thị trường, đưa ra biện pháp cảnh báo đối với các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện kịp thời các nhiệm vụ phát sinh đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389. Tích cực tham gia các hoạt động liên ngành của Ban Chỉ đạo 389, Ban Chỉ đạo Vệ sinh an tồn thực phẩm; Tích cực, chủ động triển khai thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu trong hệ thống một cửa quốc gia; Phối hợp tốt với Tổng cục Hải quan để đảm bảo việc tham gia kết nối của Bộ Khoa học và Công nghệ trong Hệ thống một cửa quốc gia. Phối hợp với các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, kiểm tra và khảo sát chất lượng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng: xăng dầu; điện - điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm, vàng, các hàng hóa khác như máy tập thể thao, đồ uống, thực phẩm, thép, phân bón, phương tiện đo…

Kết quả: Kiểm tra nhà nước 22.720 lô hàng nhập khẩu; 321.624 mẫu thử nghiệm; 28.298 sản phẩm được giám định chất lượng hàng hóa; hiệu chuẩn 88.071, kiểm định 86.437, sửa chữa 2.615 phương tiện đo. Kiểm tra và khảo sát 2.300 mẫu hàng hóa lưu thơng trên thị trường (kiểm tra 1.641 mẫu, khảo sát 659 mẫu); xử lý theo thẩm quyền, ra các thông báo tạm dừng lưu thông đối với 110 mẫu hàng hóa vi phạm nhãn và chất lượng, chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính về đo lường, chất lượng.

- Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đến năm 2020” tiếp tục được

triển khai tại các Bộ, ngành và địa phương với 2 dự án “nền”, 3 dự án ngành và 56 dự án năng suất chất lượng địa phương.

Trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, ISO 14000, ISO 50001, ISO 3834…) và các mơ hình, cơng cụ cải tiến NSCL (Lean, TPM, MFCA, KPIs, 7 công cụ, 5S…), một số công cụ mới được nghiên cứu, triển khai và áp dụng vào doanh nghiệp (Mơ hình nhóm huấn luyện (TWI), Lean Six Sigma…) và được doanh nghiệp đánh giá cao. Việc nhân rộng áp dụng các giải pháp quản lý tiên tiến đã giúp các doanh nghiệp cải thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp; tiết giảm chi phí, lãng phí; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hoàn thành nghiên cứu, điều tra thực trạng năng suất lao động ở 2.000 doanh nghiệp thuộc 7 ngành kinh tế và có những đề xuất thích hợp về các giải pháp, chính sách thúc đẩy nâng cao năng suất lao động quốc gia, đặc biệt là các giải pháp về khoa học và công nghệ.

- Hoạt động liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 1 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)