Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thực tiễn tại công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp sơn la (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3. Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh

doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu

Nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật chính vì vậy mà tồn bộ hệ thống pháp luật ln có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, pháp luật phải bảo đảm tính hợp lý:

Hợp lý có nghĩa là đúng lẽ phải, đúng với sự cần thiết hoặc với logic của sự vật. Do đó tính hợp lý pháp luật ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu thể hiện ở sự phù hợp của văn bản pháp luật điều chỉnh với sự cần thiết của văn bản pháp luật đối với quá trình quản lý xã hội và tạo điều kiện cho xã hội phát triển, cũng có nghĩa là văn bản đó phải phù hợp với các quy luật vận động khách quan của các sự vật, hiện tượng, quá trình liên quan đến nội dung văn bản trong những điều kiện, hoàn cảnh xác định. Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu phải đảm bảo tuân thủ được nguyên tắc này bởi nó khiến các chủ thể tin

tưởng vào sự đúng đắn của pháp luật. Việc các chủ thể đặt niềm tin của mình vào pháp luật đồng nghĩa với việc họ giao phó cho pháp luật quyền quản lý và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của họ vì vậy các chủ thể sẽ thực thi pháp luật một cách nghiêm túc hơn. Ngược lại nếu pháp luật khơng bảo đảm được tính hợp lý thì sẽ khơng có bất kì một chủ thể nào tin tưởng và làm theo pháp luật bởi pháp luật không theo sát được với thực tế và thậm chí các chủ thể cịn có thể cảm thấy pháp luật bất công bằng trong một số trường hợp cụ thể.

Thứ hai, pháp luật phải bảo đảm tính cơng khai, minh bạch:

Tính cơng khai của văn bản quy phạm pháp luật là việc mọi người được biết về nội dung văn bản quy phạm pháp luật đó, văn bản quy phạm pháp luật công khai cho mọi người được biết, bảo đảm cho mọi người được tiếp cận các văn bản quy phạm đó. Tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật chính là tính rõ ràng, rành mạch, thơng suốt, tính đúng đắn của cả hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu phải bảo đảm tính cơng khai, minh bạch tức các quy định của pháp luật phải rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu đồng thời phải được công khai cho mọi người cùng biết và nắm bắt được các quyền, nghĩa vụ của mình để tuân thủ nghiêm túc và thực hiện theo các quy định của các văn bản.

Để khắc phục cho nghị định số 84/2009/NĐ-CP vì chưa quy định chế độ công khai, minh bạch thông tin về giá cơ sở, sử dụng Quỹ Bình ổn giá, báo cáo tài chính của doanh nghiệp… dẫn đến việc người dân khó nắm bắt được thơng tin về điều hành giá, người dân ít đồng thuận với việc điều hành giá. Nghị định 83/2014/NĐ-CP đã quy định rõ về tính cơng khai, minh bạch tại Điều 39 về công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu. Trong đó, quy định Bộ Cơng Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá cơng khai, minh bạch, đúng quy định tại nghị định 83/2014/NĐ-CP; Bộ Cơng Thương có trách nhiệm cơng bố thơng tin về giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành, số trích lập, sử dụng và số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo hàng quý, v.v… Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu, giám sát mức trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá của doanh nghiệp đầu mối. Doanh nghiệp đầu mối chịu trách nhiệm công bố thông tin về giá bán lẻ hiện hành, số trích lập, sử dụng, số dư Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp, cơng bố báo cáo tài chính trong năm tài chính của doanh nghiệp khi đã được kiểm toán.

Thứ ba, pháp luật phải bảo đảm tính khả thi:

Có nghĩa là pháp luật phải có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói cách khác là những quy định của văn bản đó phải có khả năng đi vào cuộc sống mà không chỉ dừng lại trên giấy tờ lý thuyết. Việc bảo đảm tính khả thi của các văn bản pháp luật nói chung và pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu nói

riêng là một yêu cầu rất quan trọng, nó bảo đảm cho pháp luật được thực hiện và phát huy hiệu quả trong cuộc sống bởi nếu pháp luật khơng áp dụng được vào thực tiễn thì pháp luật khơng thể thực hiện được mục đích của mình là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa việc đảm bảo nguyên tắc này chính là sự thể hiện cho việc pháp luật không ngừng phát triển gắn kết chặt chẽ với đời sống.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thực tiễn tại công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp sơn la (Trang 34 - 37)