Tổng quan tình hình đến hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thực tiễn tại công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp sơn la (Trang 37 - 67)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hoat động kinh doanh

2.1.1. Tổng quan tình hình đến hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều

doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu

2.1.1. Tổng quan tình hình đến hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanhcó điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu

Trong nhiều thập kỷ qua, xăng dầu luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu khơng chỉ đối với người tiêu dùng mà cịn với cả thương nhân kinh doanh xăng dầu và Nhà nước để kịp thời điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với ngành nghề này. Ở nước ta là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn song lại chủ yếu khai thác thô, công nghệ chế biến còn lạc hậu, nhu cầu tiêu dùng cao, hàng năm nước ta phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Thị trường xăng dầu thế giới gần đây lại bất ổn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặt khác, nguồn dầu mỏ trên thế giới càng ngày càng cạn kiệt, tài ngun khơng tái sinh, hàng hóa thay thế xăng dầu thì hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến giá xăng dầu tăng lên nhanh chóng. Tình hình thị trường xăng dầu thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng như hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải điều chỉnh liên tục các chính sách, hệ thống các quy phạm pháp luật cho phù hợp. Trước những biến động của thị trường xăng dầu thế giới, thị trường xăng dầu tại Việt Nam luôn phải chịu những ảnh hưởng khơng nhỏ. Do đó, cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh doanh xăng dầu trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta nói chung thì u cầu cần thiết chính là hồn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với hoạt động này là điều vô cùng cần thiết trong việc siết chặt quản lý về vấn đề này như trong thực tiễn.

Tại tỉnh Sơn La hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã và đang tác động quan trọng đến sự phát triển của địa phương nói chung và hoạt động kinh doanh xăng dầu nói riêng. Xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan mà trong những năm qua tình hình kinh doanh xăng dầu nói chung của tồn tỉnh đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế của tỉnh nhà. Bên cạnh có đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế thì việc thực hiện các quy định trong việc đăng ký kinh doanh, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh xăng dầu trong việc tuân thủ quy định về an toàn, thiết lập hệ thống phân phối theo quy định, vệ sinh lao động; kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán xăng dầu, Giấy chứng nhận đủ điều kiện

kinh doanh xăng dầu theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn về cơ quan đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Lực lượng các cơ quan có thẩm quyền trong đăng ký kinh doanh xăng dầu đã chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Công Thương đã tiến hành Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở. Trước những yêu cầu đặt ra về phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cần thiết phải đáp ứng với yêu cầu đề ra trên thực tế và bắt buộc các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ pháp luật về kinh doanh xăng dầu ở nước ta giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thơng qua hoạt động quản lý thì đã xem xét và phát hiện hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn còn bộc lộ nhiều bất cập, nguy cơ tiềm ẩn nảy sinh như: nhiều mặt hàng xăng dầu khơng được kiểm sốt; cơ sở vật chất của thương nhân không đảm bảo theo qui định; cán bộ, nhân viên tham gia kinh doanh chưa được đào tạo nghiệp vụ, huấn luyện phòng cháy chữa cháy; cơ chế quản lý khơng theo kịp tình hình thực tế; phát sinh kinh doanh trái phép; quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại…Thực trạng về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và tại Cơng ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La nói riêng cịn có những tồn tại, vướng mắc là những vấn đề bức xúc, địi hỏi cơng tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La và trên địa bàn tỉnh Sơn La cần phải được kiểm sốt cũng như có biện pháp để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý đảm bảo có hiệu quả trong thực tế nói chung.

2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu

2.1.2.1. Các nhân tố khách quan:

Là các nhân tố mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau. Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hố, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường.

- Yếu tố chính trị và luật pháp về kinh doanh xăng dầu:

Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh có điều kiện về kinh doanh xăng dầu. Đối với vấn đề này thì hệ thống quy định về kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu đã tương đối hồn thiện và góp phần quản lý một cách cụ thể vấn đề quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

-Yếu tố kinh tế:

Trong giai đoạn hiện nay hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp tương đối phát triển đáp ứng với yêu cầu trong hoạt động kinh tế nói chung. Hoạt động ngoại thương về xăng dầu đã có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trị và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

-Yếu tố kỹ thuật công nghệ:

Ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong thiết bị khả năng kinh doanh xăng dầu trong thực tế. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng trong kinh doanh xăng dầu tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối xăng dầu một cách có hiệu quả.

-Yếu tố khách hàng:

Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh tốn về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thực tế. Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

-Đối thủ canh tranh:

Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường.

2.1.2.2. Các yếu tố chủ quan :

Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể kiểm sốt ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh.

hoạt động kinh doanh xăng dầu vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh xăng dầu.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hoạt động dưới sự tác động của các điều kiện thuộc các nhân tố về công nghệ, môi trường công nghệ tạo cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế và ngược lại. Môi trường công nghệ cũng luôn vận động theo từng điều kiện cụ thể.

Bên cạnh đó sự thay đổi liên tục của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này khiến các doanh nghiệp khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các quy định mới. Chưa kể đến các đối thủ nước ngoài dã bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam cùng với nền kỹ thuật tiên tiến của họ mang đến lợi thế cạnh tranh cao cũng sẽ gây ra khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu

Sự can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu thể hiện qua các chính sách quản lý vĩ mơ, qua hệ thống văn bản pháp luật. Các chính sách quản lý vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới việc phát triển kinh doanh xăng dầu. Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới họat động này. Đó là những quy định về nội dung quản lý, phương pháp, điều kiện, tiêu chuẩn...Sự tác động gián tiếp thể hiện ở chỗ các chính sách quản lý nhà nước có tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác kinh doanh xăng dầu hay tạo khó khăn.

Hiện nay ở nước ta thì việc kinh doanh xăng dầu được quy định tại các văn bản pháp lý như sau:

- Luật đầu tư năm 2014;

- Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 quy định sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư (Mục 209)

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu

- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Cơng thương

- Nghị định 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu.

Như đã đề cập ở chương 1, kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên khi doanh nghiệp muốn kinh doanh xăng dầu sẽ phải đáp ứng các điều kiện phù hợp với Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh xăng dầu.

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm:

(i) Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; (ii) Thương nhân sản xuất xăng dầu;

(iii) Thương nhân phân phối xăng dầu;

(iv) Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; (v) Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;

(vi) Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; (vii) Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

Để trở thành thương nhân kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với từng loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Vì thế trong khóa luận này, do thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La – là một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nên trong luận này em xin chỉ đề cập tới những điều kiện, thủ tục, thẩm quyền đối với đại lý bán lẻ xăng dầu.

a. Điều kiện để kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Em cho rằng điều kiện kinh doanh đã đáp ứng với yêu cầu của hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung đã đáp ứng với yêu cầu về kinh doanh xăng dầu hiện nay, điều này thể hiện ở một số mặt như sau:

Thứ nhất, căn cứ Nghị định 83/2014/NĐ-CP, mục 5, Điều 19 quy định về Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu thì thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Cơng Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phịng cháy, chữa cháy và bảo vệ mơi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai, căn cứ Điều 24, Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, điều kiện để cửa hàng bán lẻ xăng dầu được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu được quy định như sau:

- Địa điểm mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Cửa hàng thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý bán lẻ xăng dầu /thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu/ thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu / thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên trên Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

- Cửa hàng phải được thiết kế, xây dựng và trang bị trang thiết bị đầy đủ theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an tồn phịng cháy, chữa cháy, bảo vệ mơi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phịng cháy, chữa cháy và bảo vệ mơi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về kinh doanh có điều kiện nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu nói chung đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề kinh doanh xăng dầu phù hợp với hồn cảnh thực tiễn ở nước ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

b. Giá xăng dầu

Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự biến động của tình hình của giá xăng dầu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thực tiễn tại công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp sơn la (Trang 37 - 67)